Câu hỏi
Ý nghĩa của Kinh Thánh "các ngươi là thần" được nói đến trong Thi Thiên 82:6 và Giăng 10:34 là gì?
Trả lời
Chúng ta hãy bắt đầu với một cái nhìn vào Thi Thiên 82, là Thi Thiên mà Chúa Jesus đã trích dẫn trong Giăng 10:34. Tiếng Do Thái cổ (Hebrew) dịch "thần" trong Thi Thiên 82:6 là chúa (elohim). Nó thường dùng để chỉ đến một Đức Chúa Trời thật, nhưng nó cũng được dùng cho cách sử dụng khác. Thi Thiên 82 nói rằng: "Đức Chúa Trời đứng trong hội Đức Chúa Trời; Ngài đoán xét giữa các thần". Rõ ràng là từ ba câu thơ tiếp theo từ "các thần" đề cập đến các quan tòa, các thẩm phán và những người khác, là những người giữ các chức vụ quyền hạn và quy tắc. Gọi một người thẩm phán là một "thần" chỉ ra ba điều: 1) Ông ta có quyền lực đối với những người khác, 2) quyền lực ông nắm giữ như là một chính quyền dân sự đáng kính sợ, và 3), ông khởi nguồn sức mạnh và quyền lực của mình từ Chính Đức Chúa Trời, là Đấng đã được mô tả như là quan tòa cho cả thế gian trong câu 8.
Việc sử dụng từ "thần" để chỉ con người là rất hiếm, nhưng nó được tìm thấy ở những nơi khác trong Cựu Ước. Ví dụ, khi Đức Chúa Trời sai Môi-se đi đến Pha-ra-ôn , Ngài phán, "Hãy xem, ta lập ngươi như là Đức Chúa Trời cho Pha-ra-ôn" (Xuất Ê-díp-tô ký 7:1). Điều này đơn giản có nghĩa rằng Môi-se như là sứ giả của Đức Chúa Trời, được nói lời của Chúa và do đó sẽ là đại diện của Đức Chúa Trời đi đến vua. Từ Hê-bơ-rơ "Elohim" được dịch là "Đức Chúa Trời" trong Xuất Ê-díp-tô ký 21: 6 và 22: 8, 9, và 28.
Toàn bộ vấn đề của Thi Thiên 82 là quan tòa thế gian phải hành động với tính công bằng và công lý thật, bởi vì một ngày nào đó ngay cả quan tòa cũng phải đứng trước Tòa Án. Câu 6 và 7 cảnh báo quan tòa của con người rằng họ cũng phải chịu đoán xét: "Ta đã nói: Các ngươi là thần. Hết thảy đều là con trai của Đấng Chí Cao. Dầu vậy, các ngươi sẽ chết như loài người, sa ngã như một quan trưởng." Phân đoạn nầy đang nói rằng Đức Chúa Trời đã chỉ định những người vào các vị trí của quyền lực mà trong đó họ được xem như là vị thần ở giữa dân sự. Họ phải nhớ rằng, mặc dù họ đang đại diện cho Đức Chúa Trời trong thế gian này, họ cũng phải chết và cuối cùng phải đưa ra một lời giải trình lên Đức Chúa Trời cho việc họ đã sử dụng thẩm quyền đó như thế nào.
Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào cách Chúa Giêsu sử dụng phân đoạn này. Chúa Giêsu vừa mới tuyên bố Ngài là Con Ðức Chúa Trời (Giăng 10: 25-30). Những người Do Thái không tin đã đáp trả bằng việc buộc tội Chúa Giêsu với sự lộng ngôn, vì Ngài quả quyết rằng Ngài là Đức Chúa Trời (câu 33). Chúa Giêsu sau đó trích dẫn Thi thiên 82:6, nhắc nhở người Do Thái rằng Luật Pháp nói đến chỉ là con người - mặc dù con người có thẩm quyền và uy tín như "thần". Chúa Jesus đã chỉ ra điều này "Trong luật pháp của các ngươi há chẳng chép rằng: Ta đã phán: Các ngươi là các thần, hay sao? Nếu luật pháp gọi những kẻ được lời Đức Chúa Trời phán đến là các thần, và nếu Kinh thánh không thể bỏ được, thì ta đây, là Đấng Cha đã biệt ra thánh, và sai xuống thế gian, nói: Ta là Con Đức Chúa Trời, cớ sao các ngươi cáo ta là nói lộng ngôn?" (Giăng 34-36).
Trái lại, chúng ta có lời nói dối của con rắn với Ê-va trong vườn Địa Đàng. Lời tuyên bố của nó "mắt ngươi mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác" (Sáng Thế Ký 3:5), chỉ là một nửa của sự thật. Mắt của họ đã mở ra (câu 7), nhưng họ không trở nên giống như Đức Chúa Trời. Thực tế, họ đã đánh mất thẩm quyền, chứ không phải là có được nó. Satan đã lừa dối Ê-va về khả năng của bà với việc trở nên giống như Đức Chúa Trời thật, và rồi dẫn đưa bà vào một lời nói dối. Chúa Giêsu đã bảo vệ tuyên bố Ngài là Con Đức Chúa Trời trên nền tảng Kinh Thánh và ngữ nghĩa - có một ý nghĩa trong đó người có tầm ảnh hưởng có thể được xem như vị thần; do vậy, Đấng Mê-si có thể đúng đắn áp dụng danh xưng của chính Ngài. Loài người không phải là "thần" hoặc là "vị thần nhỏ". Chúng ta không phải là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, và chúng ta là những người nhận biết Đấng Christ là Con của Ngài. English
Ý nghĩa của Kinh Thánh "các ngươi là thần" được nói đến trong Thi Thiên 82:6 và Giăng 10:34 là gì?