Câu hỏi
Nụ cười thánh là gì?
Trả lời
Thuật ngữ "cái cười thánh" đã được đặt ra để mô tả hiện tượng khi một người cứ cười mà không thể tự kềm chế được, có lẽ như được đoán chừng đó là kết quả của việc được đầy dẫy sự vui mừng của Đức Thánh Linh. Đặc trưng là những tràng cười không thể tự chủ được, đôi khi kèm theo tình trạng bị ngất xỉu hoặc ngã xuống sàn nhà. Nhiều ghi chép trực tiếp từ những người có trải nghiệm nầy có thay đổi một chút, nhưng hình như tất cả đều tin rằng, đó là một dấu hiệu của "phước lành" hoặc "việc được xức dầu" của Đức Thánh Linh.
Kinh nghiệm của cái cười thánh là, bởi bản chất, đó là một việc chủ quan. Cho nên, trong một nỗ lực để tìm ra sự chân thật của vấn đề, chúng ta cần phải thật khách quan. Khi chúng ta định nghĩa sự chân thật dựa vào kinh nghiệm của mình về thế giới, chúng ta là một cách rất ngắn để trở nên hoàn toàn tương xứng với lối suy nghĩ của mình. Tóm lại, cảm xúc không thể nói cho chúng ta những gì là sự thật. Cảm xúc không phải là xấu, và có đôi lúc cảm xúc của chúng ta được liên kết với chân lý của Thánh Kinh. Tuy nhiên, chúng thường liên kết với bản chất tội lỗi của chúng ta nhiều hơn. Bản chất thay đổi của tấm lòng khiến nó là một cái la bàn không đáng tin cậy. "Lòng người ta là dối trá hơn muôn vật và rất là xấu xa, ai có thể biết được" (Giê-rê-mi 17:9). Nguyên tắc tấm lòng đầy dối trá được đặc biệt áp dụng vào hiện tượng được biết như là "cái cười thánh". Không có gì để nghi ngờ rằng, nhiều người đã thực sự có thể bắt đầu cười mà không thể tự chủ được trong những buổi nhóm phấn hưng. Đó là một thực tế. Nhưng nó thực sự có nghĩa là gì?
Cái cười được nói đến một số lần trong Kinh Thánh. Thường được sử dụng để mô tả một sự chế giễu, hay một phản ứng khiếm nhã, như trong trường hợp của Áp-ra-ham và Sa-ra đã cười khi Đức Chúa Trời nói rằng, họ sẽ có con trong lúc tuổi già. Một số câu sử dụng nó như là dấu hiệu của sự nhạo báng (Thi-thiên 59:80; 80:6; Châm ngôn 1:26), và những nơi khác đưa ra lời tuyên bố về bản chất của chính cái cười. Thí dụ như Vua Sô-lô-môn đã có sự quan sát như sau trong Truyền đạo 2:2, "Ta nói: Cười là điên, và vui sướng mà làm chi?"
Và rồi trong 7:3, "Buồn rầu hơn vui vẻ, vì nhờ mặt buồn mà lòng được vui". Châm ngôn 14:13, nói ngược lại: "Dầu trong lúc cười cợt lòng vẫn buồn thảm. Và cuối cùng sự vui ấy là điều sầu não". Cả hai câu Kinh Thánh này đều đúng: người đang buồn rầu có thể cười để che giấu nỗi buồn của mình, và người ta có thể khóc mặc dù có điều sung sướng trong lòng. Như vậy, không chỉ cảm xúc không cho chúng ta biết sự thật, nhưng chúng ta còn thấy rằng, tiếng cười không phải luôn luôn bày tỏ sự vui mừng, nhưng cũng có thể có nghĩa là giận dữ, đau buồn hay nhạo báng. Tương tự, việc thiếu tiếng cười, không tự động có nghĩa là đau buồn. Cười là một kinh nghiệm chủ quan.
Đoạn Kinh văn thuyết phục nhất để tranh luận bác bỏ điều được gọi là "nụ cười thánh" được thấy trong Ga-la-ti 5:22-23. "Nhưng trái của Thánh Linh là tình yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ. Không có luật pháp nào cấm các sự đó." Nếu tiết độ là một bông trái của Thánh Linh Đức Chúa Trời, làm thế nào cười không thể tự chủ cũng là bông trái Thánh Linh của Chúa? Những nhà lãnh đạo phục hưng công bố rằng được "đầy dẫy" Thánh Linh có nghĩa chúng ta là thứ "được dồi dập bởi sự ý chợt nảy ra của Ngài.
Nhưng khái niệm cho rằng Đức Chúa Trời làm cho người ta hành động như người say rượu, hay cười không thể tự chủ, hoặc phát âm thứ tiếng các loài thú là kết quả của việc xức dầu của Đức Thánh Linh, là trực tiếp chống lại cách mà Đức Thánh Linh hành động, theo Ga-la-ti 5:22-23. Thánh Linh được mô tả trong Ga-la-ti 5 là đấng làm thăng tiến sự tự chủ bên trong chúng ta, chứ không phải là ngược lại (Châm Ngon 25:28; Tít 1:8). Cuối cùng, trong Kinh Thánh không có người nào được đầy dẫy Thánh Linh hơn Đức Chúa Giê-xu, nhưng không có lần nào Kinh Thánh ghi lại là Ngài đang cười.
Dưới ánh sáng của những điều này, rất có ích khi nhìn vào phân đoạn 1 Cô-rinh-tô 14:6, nơi sứ đồ Phao-lô nói về việc nói tiếng lạ. "Nhưng hỡi anh em, ví bằng tôi đến cùng anh em, nói các thứ tiếng lạ, mà lời nói tôi chẳng tỏ sự kín nhiệm (sự mặc khải), chẳng có sự thông biết, chẳng có lời tiên tri, chẳng có sự khuyên dạy thì có ích gì đến anh em?"
"Vì nếu kèn trổi tiếng lộn xộn, thì ai sửa soạn mà ra trận? Anh em cũng vậy, nếu dùng lưỡi nói chẳng rõ ràng cho người ta nghe, thì làm sao họ hiểu được lời anh em nói? Vì anh em nói bông lông" (câu 8-9)
"Hỡi anh em, nên nói thế nào? Khi anh em nhóm lại với nhau, trong anh em ai có bài ca, hoặc bài giảng dạy, hoặc lời tỏ sự kín nhiệm, hoặc nói tiếng lạ, hoặc giải tiếng lạ chăng? Hãy làm hết thảy cho được gây dựng. Nếu có người nói tiếng lạ, chỉ nên hai hoặc ba người là cùng, mỗi người phải nói theo lượt mình, và phải có một người thông giải. Nhưng nếu không có ai thông giải, thì người đó phải làm thinh ở trong hội thánh, và mình nói với mình và với Đức Chúa Trời " (từ câu 26-28).
"… vì Đức Chúa Trời chẳng phải là Chúa của sự loạn lạc, bèn là của sự hòa bình, như trong tất cả hội thánh của các thánh đồ" (câu 33).
Trong những ngày đó, nhiều người trong nhiều hội thánh đang nói trong các thứ tiếng mà những người khác không thể nhận biết, vậy cho nên, Phao-lô nói rằng chúng vô dụng trong hội thánh bởi vì người nói không thể dạy dỗ người khác bằng lời nói của mình. Tương tự có thể áp dụng cho việc cười thánh. Việc gì có ích (Phao-lô yêu cầu) trừ khi chúng ta nói lời khải thị, dạy dỗ, lời tri thức và lời chân lý với những người khác? Một lần nữa, ông lại nói: "Hãy làm tất cả cho được gây dựng". Ông giữ vững lập luận của mình bằng việc nói như vầy: "Đức Chúa Trời không phải là Chúa của sự loạn lạc, nhưng của sự hòa bình". Thật rõ ràng, sứ đồ không muốn không khí bên trong hội thánh là một thứ hỗn loạn và vô nghĩa, nhưng có sự hiểu biết và gây dựng.
Hình như, từ những gì mà Phao-lô đang nói rằng những điều được gọi là "nụ cười thánh" đã thuộc vào nhóm những gì "không gây dựng" cho thân thể của Đấng Christ, vì vậy nên tránh. Chúng ta đã nhận biết rằng a) Cười là sự đáp ứng cảm xúc không đáng tin cậy; b) nó là một dấu hiệu của nhiều cảm xúc khác nhau; và c) nó không đem lại điều gì hữu ích. Hơn thế nữa, những cơn bộc phát không thể tự chủ của cảm xúc, là trái ngược với thuộc tính của Đức Thánh Linh. Cho nên, chúng ta không nên tìm kiếm "cái cười thánh" như một phương tiên để đươc trưởng thành gần gũi hơn với Đức Chúa Trời, hoặc có ý nghĩa trong việc kinh nghiệm Thánh Linh của Ngài.
English
Nụ cười thánh là gì?