Câu hỏi
Câu chuyện của Tân Ước là gì?
Trả lời
Bốn trăm năm sau khi Đức Chúa Trời phán với vị tiên tri Ma-la-chi, Đức Chúa Trời đã phán lại. Sứ điệp là lời tiên tri của Ma-la-chi 3:1 đã sớm được hoàn thành, rằng một vị tiên tri đã chuẩn bị con đường cho Chúa. Đấng Mê-si-a đang trên đường của Ngài.
Vị tiên tri đó được đặt tên là Giăng. Đấng Mê-si-a được đặt tên là Chúa Giê-xu, sinh ra bởi một trinh nữ tên là Ma-ri (Ma-thi-ơ 1:18-25; Lu-ca 1:26-38). Chúa Giê-xu lớn lên như một người Do Thái theo luật của Môi-se. Khi Ngài khoảng ba mươi tuổi, Ngài bắt đầu chức vụ công khai của Ngài cho Y-sơ-ra-ên. Giăng đã rao giảng về Vương quốc thuộc về Đấng Mê-si-a sắp tới và làm phép báp-têm cho những người tin vào sứ điệp của mình và ăn năn tội lỗi của họ. Khi Chúa Giê-xu đến để chịu phép báp-têm, Đức Chúa Trời đã nói rõ ràng và Đức Thánh Linh đã đến rõ ràng trên Chúa Giê-xu, nhận biết Ngài là Đấng Mê-si-a đã hứa (Ma-thi-ơ 3:13-17). Từ lúc đó, chức vụ của Giăng suy yếu (Giăng 3:30), đã hoàn thành mục đích của nó là giới thiệu Đấng Christ cho thế gian (Ma-thi-ơ 3).
Chúa Giê-xu gọi mười hai môn đồ từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, trao quyền cho họ phục vụ, và bắt đầu huấn luyện họ. Khi Chúa Giê-xu đi và rao giảng, Ngài chữa lành người bệnh và thực hiện nhiều phép lạ khác đã chứng thực sứ điệp của Ngài (Ma-thi-ơ, chương 8-9). Chức vụ ban đầu của Chúa Giê-xu đã thấy sự tăng trưởng to lớn. Những đám đông đông đảo, sợ hãi bởi những phép lạ và kinh ngạc trước sự giảng dạy của Ngài, đi theo Ngài bất cứ nơi nào Ngài đến (Lu-ca 9:1; Ma-thi-ơ 7:28; 19:2).
Tuy nhiên, không phải ai cũng bị Chúa Giê-xu làm cho mê hoặc. Các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo của cộng đồng Do Thái đã xúc phạm đến việc giảng dạy của Chúa Giê-xu rằng các quy tắc và truyền thống của họ không phải là con đường dẫn đến sự cứu rỗi (Giăng 5:39). Họ đối diện với Chúa Giê-xu nhiều lần, và Chúa Giê-xu công khai nói về họ như những kẻ giả hình. Người Pha-ri-si đã quan sát các phép lạ của Chúa Giê-xu nhưng cho rằng chúng là việc làm của ma quỷ hơn là dâng sự vinh hiển về Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 12:24; 15:3; Ma-thi-ơ 23).
Đám đông theo sau Chúa Giê-xu trở nên thưa thớt hơn, vì nó trở nên rõ ràng rằng Chúa Giê-xu không có ý định làm cho chính mình Ngài thành một vị vua hay lật đổ những kẻ áp bức La Mã. Giăng đã bị bắt và cuối cùng bị hành quyết trong tù. Chúa Giê-xu bắt đầu tập trung nhiều hơn vào mười hai môn đồ của Ngài, hầu hết trong số họ đã thừa nhận rằng Ngài là Con trai của Đức Chúa Trời. Chỉ có một người không tin; tên của anh ta là Giu-đa, và anh ta chủ động bắt đầu tìm cách phản bội Chúa Giê-xu cho các nhà chức trách (Giăng 6:66; Ma-thi-ơ 16:16; 26:16).
Trong chuyến đi cuối cùng của Ngài đến Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-xu cử hành Lễ Vượt Qua với các môn đệ của Ngài. Đêm đó, trong suốt thời gian cầu nguyện, Giu-đa đã dẫn một đám đông vũ trang đến với Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu đã bị bắt và lôi kéo qua một loạt các phiên xét xử giả. Ngài bị kết án tử hình bằng cách bị đóng đinh trên thập tự giá bởi thống đốc La Mã, là người vẫn thừa nhận rằng Chúa Giê-xu là một người vô tội (Giăng 19:39,4,6). Chúa Giê-xu đã bị đóng đinh. Lúc Ngài chết, có một trận động đất lớn. Thân xác của Chúa Giê-xu đã bị lấy từ thập tự giá và vội vã đặt trong một ngôi mộ gần đó (Lu-ca 22:14-23, 39-53; Mác 15:15, 25; Ma-thi-ơ 27:51; Giăng 19:42).
Vào ngày thứ ba sau khi Chúa Giê-xu chết, ngôi mộ của Chúa Giê-xu được phát hiện trống rỗng, và các thiên thần thông báo rằng Ngài đã sống lại. Sau đó, Chúa Giê-xu đã xuất hiện bằng xương bằng thịt cho các môn đồ của Ngài (Lu-ca 24:37-43) và dành thời gian với họ trong suốt bốn mươi ngày sau đó (Công vu 1:3). Vào cuối thời gian đó, Chúa Giê-xu đã ủy thác cho các sứ đồ và lên trời khi họ dõi theo (Lu-ca 24:6, 37-43 (Giăng 21:1, 14; Công vụ 1:8-12).
Mười ngày sau khi Chúa Giê-xu lên trời, khoảng 120 môn đồ được tập trung tại Giê-ru-sa-lem, cầu nguyện và chờ đợi Đức Thánh Linh, người đã được Chúa Giê-xu hứa sẽ đến (Lu-ca 24:49; Công vụ 1:4-5). Vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, Thánh Linh đã đổ đầy trên các môn đồ, ban cho họ khả năng nói bằng những ngôn ngữ mà họ chưa từng được học (Công vụ 2:4-11). Phi-e-rơ và những người khác rao giảng trên các đường phố của Giê-ru-sa-lem, và 3000 người tin sứ điệp rằng Chúa Giê-xu đã chết và sống lại. Những người tin đó chịu phép báp-têm trong danh Chúa Giê-xu. Hội Thánh được bắt đầu (Công vụ 2:38-41).
Hội Thánh Giê-ru-sa-lem tiếp tục phát triển khi các sứ đồ thực hiện những phép lạ và dạy với quyền năng lớn lao (Công vụ 2:43). Tuy nhiên, những tín hữu mới sớm phải đối mặt với sự bức hại, do một người Pha-ri-si trẻ tuổi tên là Sau-lơ dẫn đầu. Nhiều tín đồ phải rời bỏ Giê-ru-sa-lem, và khi họ đi, họ truyền bá tin mừng của Chúa Giê-xu đến các thành phố khác. Việc tập hợp các tín hữu bắt đầu nổi lên trong các cộng đồng khác (Công vu 8:1, 4; 11:19-21).
Một trong những nơi nhận phúc âm là Sa-ma-ri. Hội Thánh Giê-ru-sa-lem đã gửi Phi-e-rơ và Giăng đến Sa-ma-ri để xác minh những báo cáo mà họ đã nghe về một Hội Thánh ở đó. Khi Phi-e-rơ và Giăng đến, họ chứng kiến sự đến của Đức Thánh Linh trên người Sa-ma-ri theo cùng cách mà Ngài đã đến với họ (Công vụ 8:14-17). Không nghi ngờ gì, Hội Thánh đã lan truyền đến Sa-ma-ri. Chẳng mấy chốc sau đó, Phi-e-rơ chứng kiến Đức Thánh Linh đến trên một viên đội trưởng người La Mã và gia đình ông; do đó, Hội Thánh cũng đang lan truyền đến thế giới Dân ngoại (Công vụ 10:27-48).
Gia-cơ, một trong mười hai môn đồ, đã bị tử đạo ở Giê-ru-sa-lem (Công vụ 12:1-2). Sau-lơ đã lên kế hoạch để bắt lấy những Cơ Đốc nhân mà ông căm ghét ở Đa-mách, nhưng trên đường đi Chúa Giê-xu đã xuất hiện với ông trong một khải tượng. Người bức hại trước đây của Hội Thánh đã được biến thành một người rao giảng hăng hái của Đấng Christ. Một vài năm sau, Sau-lơ/Phao-lô trở thành một giáo viên trong Hội Thánh ở An-ti-ốt. Trong khi ở đó, ông và Ba-na-ba đã được Đức Thánh Linh chọn để trở thành "những người truyền giáo ngoại quốc" đầu tiên trên thế giới, và họ đã rời khỏi đảo Síp và vùng Tiểu Á. Phao-lô và Ba-na-ba đã chịu nhiều sự bức hại và khó khăn trong cuộc hành trình của họ, nhưng nhiều người đã được cứu — kể cả một người đàn ông trẻ tuổi tên là Ti-mô-thê và các Hội Thánh được thành lập (Công vụ 9:1-22; 12:1-2; 13–14).
Trở lại Giê-ru-sa-lem, một vấn đề nảy sinh đối với sự chấp nhận Dân ngoại vào trong Hội Thánh. Có phải những Cơ Đốc nhân Dân ngoại (những người ngoại bang trước đây) được nhận địa vị ngang bằng với những Cơ Đốc nhân Do Thái, là những người đã tuân giữ Luật pháp suốt đời họ? Cụ thể hơn, các tín hữu Dân ngoại có phải bị cắt bao quy đầu để được cứu không? Một hội đồng đã họp ở Giê-ru-sa-lem để xem xét vấn đề này. Cả Phi-e-rơ lẫn Phao-lô đều đưa ra lời chứng về việc Đức Chúa Trời đã ban Đức Thánh Linh cho các tín hữu Dân ngoại mà không có nghi thức cắt bao quy đầu. Quyết định của hội đồng là sự cứu rỗi nhờ ân điển thông qua đức tin và việc cắt bao quy đầu không cần thiết cho sự cứu rỗi (Công vụ 15:1-31).
Phao-lô tiếp tục một chuyến hành trình truyền giáo khác, cùng với Si-la. Trên đường đi, Ti-mô-thê tham gia cùng họ, cũng như một bác sĩ tên là Lu-ca. Theo lệnh của Đức Thánh Linh, Phao-lô và nhóm của ông đã rời vùng Tiểu Á và đi đến Hy Lạp, nơi còn có thêm nhiều Hội Thánh được thành lập ở Phi-líp, Tê-sa-lô-ni-ca, Cô-rinh-tô, Êp-hê-sô và các thành phố khác. Sau đó, Phao-lô tiếp tục chuyến hành trình truyền giáo thứ ba. Phương pháp hoạt động của ông hầu như luôn luôn giống nhau — giảng trong nhà hội của thành phố trước tiên, trình bày phúc âm cho người Do Thái trong mỗi cộng đồng. Thông thường, ông bị từ chối trong các nhà hội, và ông sẽ mang sứ điệp đến cho Dân ngoại (Công vụ 15:40–21:17).
Chống lại những cảnh báo của bạn bè, Phao-lô đã thực hiện một chuyến đi đến Giê-ru-sa-lem. Ở đó, ông đã bị tấn công bởi một đám đông có ý định giết ông. Ông đã được cứu thoát bởi một viên chỉ huy người La Mã và bị giam giữ trong nhà tù. Phao-lô đã bị xét xử trước Tòa công luận tại Giê-ru-sa-lem, nhưng tòa án đã diễn ra trong sự hỗn loạn, và Phao-lô bị đưa đến Sê-sa-rê để xét xử trước một thẩm phán người La Mã. Sau nhiều năm ở Sê-sa-rê, Phao-lô kháng cáo với Sê-sa, cũng như quyền của ông dưới luật pháp La Mã (Công vụ 21:12, 27-36; Công vụ 23:1–25:12).
Phao-lô bị đưa đến Rô-ma làm tù nhân trên tàu, và Lu-ca đi cùng ông. Trên đường đi, một cơn bão dữ dội đã làm hỏng con tàu, nhưng tất cả mọi người trên tàu đều an toàn đến đảo Man-tơ. Ở đó, Phao-lô thực hiện những phép lạ đã thu hút sự chú ý của vị tù trưởng của đảo. Một lần nữa, phúc âm được lan truyền (Công vụ 27:1–28:10).
Khi Phao-lô đến Rô-ma thì ông bị quản thúc tại gia. Bạn bè của ông có thể đến thăm, và ông đã có một lượng tự do nhất định để giảng dạy. Một số lính gác La Mã đã được cải đạo, và thậm chí một số hộ gia đình của Sê-sa cũng tin vào Chúa Giê-xu (Công vụ 28:16, 30-31; Phi-líp 4:22).
Mặc dù Phao-lô bị giam giữ tại Rô-ma, nhưng công việc của Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục vòng quanh thế giới Địa Trung Hải. Ti-mô-thê làm mục sư ở Ê-phê-sô; Tít trông nom công việc ở Cơ-rết; A-pô-lô phục vụ ở Cô-rinh-tô; Phi-e-rơ, có thể đã đến Rô-ma (I Ti-mô-thê 1:3; Tít 1:5; Công vụ 19:1; I Phi-e-rơ 5:13).
Hầu hết các sứ đồ đã bị tử đạo vì đức tin của họ nơi Đấng Christ. Sứ đồ cuối cùng là Giăng, là người khi là một ông già, đã bị đày đến đảo Bát-mô. Ở đó, ông nhận được từ các sứ điệp của Chúa Giê-xu cho các Hội Thánh và một khải tượng về thời kỳ cuối cùng mà ông đã ghi lại trong sách Khải Huyền (Khải Huyền 1:9, 4, 19).
English
Câu chuyện của Tân Ước là gì?