Câu hỏi
Lời cầu nguyện công khai có thuộc Kinh thánh không? Cầu nguyện công khai có được không?
Trả lời
Cầu nguyện công khai là một vấn đề mà nhiều Cơ Đốc nhân đang tranh đấu. Vì nhiều tín hữu đã biết về việc cầu nguyện công khai trong Kinh thánh, cũng như chính Chúa Giê-xu đã làm, không có gì sai với lời cầu nguyện công khai. Nhiều nhà lãnh đạo thời Cựu Ước đã cầu nguyện công khai cho dân tộc. Sa-lô-môn cầu nguyện trước cả dân tộc cho họ và cho chính mình. Không có gì cho thấy rằng lời cầu nguyện này không được Chúa chấp nhận (I Các Vua 8:22-23). Sau sự trở lại của dân Do Thái khỏi sự giam cầm của Ba-by-lôn, Ê-xơ-ra đã rất lo lắng khi biết rằng người Do Thái đã bỏ sự thờ phượng Đức Chúa Trời chân thật mà ông đã cầu nguyện và khóc than cách cay đắng trước nhà của Chúa. Vì vậy, lời cầu nguyện của ông quá tha thiết đến nỗi nó đã thúc giục "người nam và nữ rất đông" nhóm hiệp xung quanh người và chúng cũng khóc nức nở (Ê-xơ-ra 10:1).
Tuy nhiên, tấm gương của An-ne và Đa-ni-ên minh hoạ rằng có thể bị hiểu lầm hoặc thậm chí bị bức hại vì cầu nguyện công khai. Cũng như mọi lời cầu nguyện, cầu nguyện công khai nên được dâng lên với động cơ và thái độ đúng đắn. Từ nhiều ví dụ trong Kinh thánh cho thấy một hình ảnh rõ ràng về sự chấp thuận lời cầu nguyện công khai cũng như danh Chúa được vinh hiển qua lời cầu nguyện công khai.
An-ne, mẹ của tiên tri Sa-mu-ên, không có con trong nhiều năm, chịu đựng sự hổ thẹn và khủng bố do việc không có con mang lại cho người phụ nữ trong thời kỳ Kinh Thánh (I Sa-mu-ên 1:1-6). Bà đã thường xuyên đến Đền thờ để cầu xin Chúa ban cho một đứa trẻ, cầu nguyện tha thiết với "nỗi thống khổ và đau đớn tột cùng". Lời cầu nguyện của bà chân thành đến mức thầy tế lễ Hê-li tưởng rằng bà đang say rượu (I Sa-mu-ên 1:10-16).
Đây là một ví dụ về lời cầu nguyện công khai bị hiểu sai. Lời cầu nguyện của bà An-ne là chính đáng, và tấm lòng của bà đã đặt ở đúng nơi. Bà không cố gắng để thu hút sự chú ý về cho chính mình, nhưng chỉ đơn giản là muộn phiền và lo lắng với nhu cầu cầu nguyện. Hê-li đã nghĩ rằng bà say rượu, nhưng đó là lỗi của ông, không phải lỗi của bà.
Lời cầu nguyện công khai của Đa-ni-ên là một dịp để kẻ thù của ông bắt bớ ông và cố gắng giết ông. Đa-ni-ên giỏi trong nhiệm vụ của mình là một trong những vị quan dưới thời vua Đa-ri-út đến một mức độ mà nhà vua đang định lập người đứng đầu trên cả nước (Đa-ni-ên 6:1-3). Điều này làm cho các vị quan khác tức giận và tìm cách để làm mất uy tín hoặc giết Đa-ni-ên. Họ khuyến khích vua Đa-ri-út ban hành một sắc lệnh ngăn cấm thần dân của mình không được cầu nguyện với bất cứ ai khác ngoài nhà vua trong ba mươi ngày tiếp theo. Hình phạt đối với việc không tuân lệnh là bị ném vào hang sư tử. Tuy nhiên, Đa-ni-ên vẫn tiếp tục cầu nguyện cách công khai với Đức Chúa Trời như thường lệ mà ông có thể bị nhìn thấy từ cửa sổ phòng ngủ của ông. Đa-ni-ên cầu nguyện theo một cách mà không chỉ có thể bị người khác nhìn thấy, mà còn để lộ mình cho kẻ thù. Tuy nhiên, ông biết rõ ràng rằng Chúa được tôn vinh bởi lời cầu nguyện của ông, vì vậy ông đã không từ bỏ thói quen của mình. Ông không đưa ra ý kiến và thậm chí những lời đe doạ của con người lớn hơn mong muốn vâng lời Chúa của ông.
Trong Ma-thi-ơ 6:5-7, Chúa Giê-xu đưa ra hai cách để đảm bảo rằng những lời cầu nguyện của chúng ta là công chính. Thứ nhất, cầu nguyện không phải với mục đích là được người khác xem thấy mình công chính hay "thiêng liêng". Thứ hai, những lời cầu nguyện nên đích thực, xuất phát từ tấm lòng, và không chỉ là sự lặp đi lặp lại vô ích hay "những cụm từ trống rỗng". Tuy nhiên, khi so sánh với những đoạn Kinh thánh khác cho thấy con người cầu nguyện nơi công cộng, thì chúng ta biết rằng đây không phải là một lời khuyên để luôn cầu nguyện một mình. Vấn đề là để tránh tội lỗi. Những người tranh đấu với mong muốn được thấy là công chính và nhận thấy sự cám dỗ đó đang nảy sinh trong khi cầu nguyện công khai sẽ làm tốt để chú ý đến mạng lệnh của Chúa Giê-xu về việc cầu nguyện chỉ một mình với Đức Chúa Cha là Đấng sẽ thưởng cho bí mật. Chúa Giê-xu biết rằng mong muốn của người Pha-ra-si là được mọi người nhìn thấy là công chính chứ không thực sự nói chuyện với Đức Chúa Trời. Lời tuyên bố này về cầu nguyện có ý để cáo trách và là sự hướng dẫn dành cho tất cả Cơ Đốc nhân, nhưng nó không có nghĩa là mọi lời cầu nguyện phải bí mật.
Lời cầu nguyện công khai nên làm vinh hiển Đức Chúa Trời, không ích kỷ và dựa trên một mong muốn thực sự để nói chuyện với Chúa chứ không phải con người. Nếu chúng ta có thể cầu nguyện công khai mà không vi phạm những nguyên tắc này thì chúng ta làm tốt việc cầu nguyện công khai. Tuy nhiên, nếu lương tâm của chúng ta cấm nó, thì không có gì hiệu quả hơn là một lời cầu nguyện được dâng lên trong bí mật.
English
Lời cầu nguyện công khai có thuộc Kinh thánh không? Cầu nguyện công khai có được không?