settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh Thánh nói gì về việc chiến thắng dục vọng?

Trả lời


Hầu hết các từ trong Kinh thánh mà được dịch là "dục vọng" mang nghĩa là một ham muốn cháy bỏng. Sự ham muốn mạnh mẽ có thể tốt hoặc xấu, tùy thuộc vào đối tượng của ham muốn đó và động cơ đằng sau nó. Đức Chúa Trời đã tạo ra tấm lòng con người có chô cho những ham muốn cháy bỏng để chúng ta khao khát Ngài và sự công bình của Ngài (Thi thiên 42:1 -2; 73:25). Tuy nhiên, khái niệm về "dục vọng" hiện tại thường được liên tưởng với một ham muốn cháy bỏng đối với một cái gì đó mà Đức Chúa Trời cấm đoán, và từ này được coi là đồng nghĩa với ham muốn tình dục hoặc ham muốn vật chất.

Gia-cơ 1: 14-15 cho chúng ta thấy qúa trình tiến triển tự nhiên của lòng ham muốn không kiềm chế: "Nhưng mỗi người bị cám dỗ bởi chính dục vọng mình lôi cuốn và quyến dụ. Rồi khi dục vọng đã cưu mang thì sinh ra tội lỗi; tội lỗi đã trưởng thành thì sinh ra sự chết."

Theo phân đoạn Kinh Thánh này, dục vọng tội lỗi bắt đầu với một ham muốn xấu xa. Bị cám dỗ bởi cái ác không phải là tội lỗi. Chúa Giê-su cũng bị cám dỗ (Ma-thi-ơ 4:1). Tội lỗi bắt đầu khi ham muốn xấu xa "kéo chúng ta khỏi" nơi mà tấm lòng chúng ta cần thuộc về. Khi một ham muốn xấu xa xuất hiện, chúng ta có quyền lựa chọn. Chúng ta có thể từ chối nó như Chúa Giêsu đã làm và tái tập trung vào con đường Chúa đã đặt ra trước chúng ta (Ma-thi-ơ 4:10). Hoặc chúng ta có thể chấp nhận chìu theo nó. Như ai đó đã từng nói, "chúng ta không thể ngăn những con chim bay ngang trên đầu, nhưng chúng ta không thể để chúng làm tổ trên tóc của chúng ta." Khi bị cám dỗ vẫy gọi, chúng ta cần nhớ rằng chúng ta không bất lực. Chúng ta có thể chọn nhượng bộ hoặc chống cự

Lý do khiến chúng ta bị "kéo đi" bởi sự cám dỗ là vì chúng ta bị "dụ dỗ". Từ đó trong tiếng Hy Lạp chỉ về "mồi nhử" ở trên một dây câu. Khi một con cá nhìn thấy con sâu đang ngọ nguậy, nó bị miếng mồi dụ dỗ và cắn câu. Một khi đã cắn câu, anh ta có thể "bị kéo đi." Khi chúng ta đối diện cám dỗ, chúng ta nên từ chối ngay lập tức như Giô-sép đã làm khi bị vợ Phô-ti-pha cám dỗ (Sáng thế ký 39:11 -12). Sự do dự mở cánh cửa cho sự dụ dỗ. Rô-ma 13:14 gọi "sự do dự" này là "thoả mãn cho xác thịt." Giống như những con cá không thận trọng, chúng ta nắm giữ ý nghĩ cám dỗ, tin rằng nó sẽ làm vui thích và thoả mãn chúng ta. Chúng ta thưởng thức sự tưởng tượng, hình dung những kịch bản mới và tội lỗi, và chìu theo ý tưởng rằng Chúa đã không cung cấp tất cả những gì chúng ta cần cho hạnh phúc (Sáng thế 3:2-4). Điều này thật ngu ngốc. 2 Ti-mô-thê 2:22 nói rằng , "tránh những ham muốn dục vọng trai trẻ". "Tránh" có nghĩa là chạy khỏi ngay lập tức. Giô-sép đã không đứng lại để xem xét các lựa chọn của mình. Ông nhận ra sự cám dỗ tình dục, và anh ta chạy khỏi nó. Khi chúng ta do dự, chúng ta thoả mãn cho xác thịt và cho nó cơ hội để chọn điều ác. Thông thường, chúng ta bị choáng ngợp bởi sức mạnh của nó. Sam-son là một người đàn ông mạnh mẽ về thể chất, nhưng ông ta không thể chống cự được với dục vọng của chính mình (Các quan xét 16:1).

Bước tiếp theo trong quá trình đi xuống của cám dỗ, theo Gia-cơ 1, đó là "sự ham muốn lừa dối" Dục vọng bắt đầu như một hạt giống, một ý nghĩ chứa đựng ham muốn sai lầm. Nếu chúng ta cho phép hạt giống dục vọng nảy mầm, chúng sẽ mọc lên thành một thứ gì đó lớn hơn, mạnh hơn, khó nhổ bỏ hơn. Cám dỗ trở thành tội lỗi khi nó được cho phép nảy mầm. Sự ham muốn bắt đầu có sự sống của riêng nó và trở thành dục vọng. Chúa Giêsu đã nói rõ rằng dục vọng là tội lỗi, ngay cả khi chúng ta không thực sự hành động theo nó (Ma-thi-ơ 5:27, 28). Tấm lòng của chúng ta là nơi ngự của Đức Chúa Trời, và khi chúng ta cho phép cái ác phát triển ở đó, chúng ta làm ô uế đền thờ của Ngài (1 Cô-rinh-tô 3:16; 6:19).

Những ham muốn sai lầm gây ung nhọt cho mỗi con người. Điều răn thứ mười cấm sự thèm muốn, có nghĩa là ham muốn một thứ không phải của mình (Phục truyền luật lệ ký 5:21; Rô-ma 13:9). Tấm lòng con người không ngừng tìm cách làm hài lòng chính mình, và khi phát hiện ra điều gì đó hoặc ai đó mà nó tin rằng sẽ làm nó thỏa mãn, thì dục vọng bắt đầu.

Chỉ khi tấm lòng của chúng ta được dành riêng cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, chúng ta mới có thể vượt qua những ham muốn xâm nhâm vào và mới có thể chinh phục những dục vọng. Khi chúng ta đầu phục Chúa, chúng ta thấy nhu cầu của mình được đáp ứng trong mối quan hệ với Ngài. Chúng ta phải "buộc mọi tư tưởng phải phục Đấng Christ" (2 Cô-rinh-tô 10:5). Chúng ta phải để Chúa Thánh Linh giữ những suy nghĩ của chúng ta ở nơi Ngài muốn. Cầu nguyện mỗi ngày những lời của Thi thiên 19:14 có thể hữu ích: "Lạy Đức Giê-hô-va là Vầng Đá và là Đấng Cứu Chuộc của con, Nguyện lời nói của miệng con, Và sự suy ngẫm của lòng con được đẹp ý Ngài!" Khi ham muốn trong lòng của chúng ta là làm vui lòng Đức Chúa Trời, chúng ta có thể giữ những dục vọng của mình nín lặng.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh nói gì về việc chiến thắng dục vọng?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries