Câu hỏi
Chủ nghĩa nhân văn thế tục là gì?
Trả lời
Lý tưởng của chủ nghĩa nhân văn thế tục là nhân loại thừa nhận chính nó là một phần của bản chất vĩnh cửu, không do tạo ra; mục đích của nó là sự tự sửa chữa của con người mà không cần sự giúp đỡ hay liên quan đến Đức Chúa Trời. Chủ nghĩa nhân văn thế tục phát triển từ thời kỳ Khai sáng trong thế kỷ 18 và sự độc lập tư tưởng trong thế kỷ 19. Một vài Cơ đốc nhân có thể ngạc nhiên khi biết rằng họ thật ra có chung một vài cam kết với những người theo chủ nghĩa nhân văn thế tục. Nhiều Cơ đốc nhân và người theo chủ nghĩa nhân văn thế tục cùng chung cam kết về lý trí, tự do thẩm tra, tách biệt giữa hội thánh và nhà nước, lý tưởng của tự do, và giáo dục đạo đức; tuy nhiên, họ khác biệt trong nhiều lĩnh vực. Những người theo chủ nghĩa nhân văn thế tục có đạo đức và ý tưởng về công lý dựa trên trí tuệ phản biện không theo kinh thánh, điều mà Cơ đốc nhân dựa vào để hiểu điều gì đúng và sai, thiện và ác. Và mặc dù những người theo chủ nghĩa nhân văn thế tục và Cơ đốc nhân phát triển và dùng khoa học và công nghệ, đối với các tín hữu, những công cụ này được sử dụng để phục vụ con người nhằm vinh hiển danh Chúa, trong khi các nhà nhân văn học thế tục coi đó là công cụ để phục vụ con người, không liên quan đến Chúa. Trong những điều tra liên quan đến nguồn gốc sự sống, các nhà nhân văn học không thừa nhận rằng Thiên Chúa tạo ra con người từ bụi đất sau khi tạo ra trái đất và tất cả các sinh vật sống trên nó từ hư vô.
Các nhà nhân văn thế tục có thể ngạc nhiên khi biết rằng nhiều Cơ đốc nhân có chung với họ thái độ hoài nghi tôn giáo và cam kết sử dụng lý do phản biện trong giáo dục. Theo mô hình của những người Bê-rê quý tộc, những nhà nhân văn Cơ đốc đọc và nghe giảng dạy, nhưng chúng ta kiểm tra mọi thứ dưới ánh sáng của Kinh thánh (Công vụ 17:11). Chúng ta không đơn giản tiếp nhận mọi tuyên bố hay nhận thức tinh thần vào tâm trí mình, mà kiểm tra tất cả mọi ý tưởng và "kiến thức" theo tiêu chuẩn tuyệt đối của lời Chúa nhằm tuân theo Đấng Christ Chúa chúng ta (xin xem 2 Cô-rinh-tô 10:5; 1 Ti-mô-thê 6:20). Những nhà nhân văn Cơ đốc hiểu rằng tất cả các kho tàng trí tuệ và kiến thức được ẩn giấu trong Đấng Christ (Cô-lô-se 2:3) và tìm cách phát triển đến kiến thức đầy đủ trong mọi điều nhằm phục vụ Đấng Christ (Phi-líp 1:9; 4:6; xin xem Cô-lô-se 1:9). Không giống như những nhà nhân văn thế tục từ chối quan niệm về sự thật được tiết lộ, chúng ta tuân theo lời Đức Chúa Trời, vốn là tiêu chuẩn mà chúng ta dùng để đo lường hoặc kiểm tra chất lượng của mọi điều. Những nhận xét ngắn gọn này không làm sáng tỏ tính nhân văn của Cơ đốc giáo, nhưng nó bổ sung sự sống và sự liên quan vào định nghĩa lâm sàng trong từ điển (ví dụ: Từ điển Quốc tế mới phiên bản III của Webster định nghĩa chủ nghĩa nhân văn Cơ đốc là "một triết lý tự hoàn thiện của con người trong khuôn khổ các nguyên tắc Cơ đốc giáo").
Trước khi xem xét phản hồi của Cơ đốc nhân đến chủ nghĩa nhân văn thế tục, chúng ta phải nghiên cứu chính thuật ngữ chủ nghĩa nhân văn. Chủ nghĩa nhân văn nói chung gợi nhắc đến sự tái sinh hay hồi sinh của học thức và văn hoá cổ đại diễn ra trong thời kỳ Phục hung. Trong thời kỳ này, "các nhà nhân văn" phát triển các chế độ học thuật khắt khe dựa trên các mô hình Hy Lạp và La Mã, cố gắng xây dựng một phong cách Latin mới (trong văn học và nghệ thuật thị giác và các thể chế chính trị dựa trên chúng. Tuy nhiên, rất lâu trước thời kỳ Phục Hưng, "chủ nghĩa nhân văn Cơ đốc giáo" đã phát triển mạnh trong các tác phẩm và suy nghĩ của Augustine, Aquinas, Erasmus, và những người khác. Một số người thậm chí còn thấy ở Plato, một nhà triết học ngoại giáo, cách suy nghĩ tương thích với các giảng dạy trong Cơ đốc giáo. Mặc dù Plato cống hiến nhiều giá trị, các giả định và kết luận của ông chắc chắn không dựa trên Kinh thánh. Plato, cũng như Nietzsche, tin vào "sự tái diễn đời đời" (sự đầu thai); ông (và người Hy Lạp nói chung) tôn trọng sơ sài các vị thần của họ, nhưng đối với họ, con người là thước đo của tất cả mọi thứ. Các biểu hiện đương thời của chủ nghĩa nhân văn thế tục bác bỏ cả thành phần Cơ đốc trên danh nghĩa của tiền thân của nó lẫn những chân lý Kinh thánh thiết yếu, như thực tế là con người mang hình ảnh của Đấng Tạo Hoá của họ là Đức Chúa Trời được tiết lộ trong Kinh thánh và trong đời sống và mục vụ của Chúa Giê-su.
Trong cuộc cách mạng khoa học, các cuộc điều tra và khám phá cả các nhà khoa học được đào tạo bài bản, những người được xem là các nhà nhân văn (như Copernicus và Galileo) đã thách thức giáo điều Công giáo La Mã. Rome bác bỏ những phát hiện mới của khoa học thực nghiệm và ban hành những tuyên bố mâu thuẫn về những vấn đề nằm ngoài phạm trù đức tin. Hội thánh Vatican tin rằng, vì Chúa đã dựng nên các thể xác trên trời, những thể xác này phải phản ánh "sự hoàn hảo" của Đấng Tạo Hoá; do đó, họ bác bỏ những khám phá của các nhà thiên văn học rằng quỹ đạo của các hành tinh là hình elip chứ không phải hình cầu như trước kia biết đến, và rằng mặt trời có những "vết nhơ" hay các vùng tối hơn, lạnh hơn. Những sự thật có thể kiểm chứng thực tế này và những người đàn ông, những phụ nữ đã khám phá ra chúng không mâu thuẫn với các giáo lý Kinh thánh; bước ngoặt thật sự đi từ những sự thật được tiết lộ qua Kinh thánh chuyển đến chủ nghĩa nhân văn tự nhiên – đặc trưng bởi sự bác bỏ thẩm quyền và lẽ thật Kinh thánh, dẫn đến một hình thức thế tục công khai của chủ nghĩa nhân văn – xảy ra trong thời kỳ Khai sáng, kéo dài cả thế kỷ 18, 19 và bắt rễ khắp châu Âu, đặc biệt là ở Đức.
Nhiều người phiếm thần, vô thần, bất khả tri, duy lý, và những người hoài nghi theo đuổi nhiều dự án trí thức khác nhau bỏ qua sự thật được tiết lộ. Theo những cách khác biệt và riêng biệt của họ, những người như Rousseau và Hobbes tìm kiếm các giải pháp phi đạo đức và dựa trên lý trí cho tình thế tiến thoái lưỡng nan của con người; hơn nữa, các công trình như Hiện tượng học tinh thần (Phenomenology of Spirit) của Hegel, Phê phán lý tính thuần thuý (Critique of Pure Reason) của Kant, và Khoa học trí thức (Science of Knowledge) của Fichte đặt nền tảng lý thuyết cho các nhà nhân văn thế tục sau này. Cho dù có ý thức hay vô thức, các học giả và các nhà nhân văn thế tục hiện đại xây dựng trên nền tảng đó khi họ duy nhất chỉ khuyến khích các cách tiếp cận "hợp lý" cho các vấn đề xã hội và đạo đức và các hình thức chống đạo lý của sự tự chủ trong các lĩnh vực như quyền tự chủ cá nhân và tự do lựa chọn trong các mối quan hệ tình dục, sinh sản, và an tử tự nguyện. Trong lĩnh vực văn hoá, các nhà nhân văn thế tục dựa trên các phương pháp phản biện khi giải thích Kinh thánh và bác bỏ khả năng can thiệp của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại; cùng lắm là, họ xem Kinh thánh như là "lịch sử thánh".
Dưới cái tên "thượng phê bình" ("higher criticism), chủ nghĩa nhân văn thế tục lan truyền trong các trường thần học và thúc đẩy cách tiếp cận hợp lý hoá hay nhân trung thuyết trong nghiên cứu Kinh thánh. Bắt đầu từ Đức, "thượng phê bình" cuối thế kỷ 19 đã tìm cách "tảng lờ các tài liệu" và giảm nhẹ thông điệp thẩm quyền của văn bản Kinh thánh. Như Darrel L. Bock lưu ý, bản chất suy đoán của thượng phê bình xem Kinh thánh "như một tấm gương sương mù trở lại quá khứ" và không phải là hồ sơ lịch sử không thể sai lầm về cuộc đời và giáo lý của Đấng Christ và các tông đồ của Ngài ("Giới thiệu" trong Thần học Kinh thánh của Tân ước, Roy B. Zuck và D. L. Bock, 1994, trang 16). Ví dụ như, trong Thần học Tân Ước của Rudolf Bultmann, một trong những người dẫn đầu thượng phê bình, phụ thuộc rất nhiều vào các giả định phản biện. Như Bock chỉ ra, tác giả "rất hoài nghi về chân dung Chúa Giê-su trong Tân Ước nên ông ta hầu như không bàn gì về thần học của Chúa Giê-su" (sđd).
Trong khi thượng phê bình làm suy yếu đức tin của một số người, một số khác, như B. B. Warfield tại Chủng viện Princeton, William Erdman, và những người khác, biện giải một cách thuyết phục Kinh thánh là Lời của Chúa. Chẳng hạn như, khi trả lời những người hoài nghi đặt câu hỏi về ngày đầu tiên và phúc âm thứ tư viết bởi Giăng, Erdman và những người hầu trung tín khác của Chúa đã bảo vệ những nội dung thiết yếu này trên căn bản phản biện và với cùng độ học thuật.
Tương tự như vậy, trong triết học, chính trị và lý thuyết xã hội, các học giả, luật gia, nhà văn, các nhà hoạch định chính sách và các nghệ sĩ Cơ đốc nhân đã sử dụng các vũ khí tương tự khi bảo vệ đức tin và thuyết phục nhiều trái tim, tâm trí cho Phúc Âm. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực của đời sống trí tuệ, cuộc chiến còn lâu mới tới hồi kết. Chẳng hạn như, trong giới văn học ngoài thế giới học thuật, ý tưởng của Palph Waldo Emerson tiếp tục giữ vững. Sự phiếm thần của Emerson là sự phủ nhận Đấng Christ, nó rất tinh vi và có thể làm cho người không cẩn thận quay lưng lại với Phúc Âm. Emerson tin rằng "một linh hồn thần thánh" ("Over Soul") trong các cá nhân khiến mỗi người là nguồn gốc của sự cứu rỗi và sự thật của chính mình. Khi đọc những tác giả như Emerson và Hegel, Cơ đốc nhân (đặc biệt là những người bảo vệ đức tin một lần đủ cả cho các thánh đồ [Giu-đe 3]) phải thận trọng và giữ Lời Đức Chúa Trời trung tâm trong suy nghĩ của họ và khiêm nhường vâng phục Lời Chúa trong đời sống họ.
Các nhà nhân văn Cơ đốc và thế tục đôi khi tham gia vào các cuộc đối thoại trung thực về cơ sở hay nguồn gốc của trật tự trong vũ trụ. Cho dù họ gọi đây là biện luận hay người chuyển động sơ thủy (prime mover) của Aristotle, một vài nhà nhân văn thế tục đã suy luận chính xác rằng Chân lý đạo đức là điều kiện tiên quyết cho trật tự đạo đức. Mặc dù nhiều người theo chủ nghĩa nhân văn thế tục là những người vô thần, họ thường có quan điểm cao về biện luận; vì thế, những người biện hộ Cơ đốc có thể đối thoại với họ một cách hợp lý về Phúc Âm, như Phao-lô đã làm trong Công vụ 17:15-34 khi diễn thuyết trước những người Athen.
Cơ đốc nhân nên phản hồi như thế nào đến chủ nghĩa nhân văn thế tục? Đối với những người thuộc về Đạo (Công vụ 9:2, 19:19, 23), bất cứ hình thức hợp pháp nào của chủ nghĩa nhân văn phải xem xét đầy đủ tiềm năng của con người với tâm trí và ý chí con người phục tùng theo tâm trí và ý chí Đức Chúa Trời. Ước muốn của Chúa là không ai phải hư mất, nhưng tất cả nên ăn năn và kế thừa sự sống đời đời như con cái Ngài (Giăng 3:16, 1:12). Chủ nghĩa nhân văn thế tục mục đính làm cả hai quá ít và quá nhiều. Nó mục đích chữa lành thế giới này và tôn vinh con người như là tác giả của sự cứu rỗi tiến bộ của chính họ. Về khía cạnh này, chủ nghĩa nhân văn "thế tục" khá thoải mái với những tôn giáo thay thế cho Phúc Âm đích thực của Đức Chúa Trời – ví dụ như, giáo lý của Yogananda, người sáng lập Hội Tự Thực hiện (Self-Realization Fellowship). Ngược lại, các nhà nhân văn Cơ đốc đi theo sự hiểu biết của Chúa Giê-su rằng vương quốc của chúng ta không thuộc về thế giới này và không thể nhận biết đầy đủ ở (Giăng 18:36; 8:23). Chúng ta đặt tâm trí vào vương quốc đời đời của Chúa, không trên những điều trần gian, vì chúng ta đã chết và cuộc sống chúng ta được ẩn kín với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời. Khi Đấng Christ – là sự sống của chúng ta – trở về, chúng ta sẽ xuất hiện với Ngài trong vinh quang (Cô-lô-se 3:1-4). Đây thật sự là một quan điểm cao về vận mệnh của chúng ta là con người, vì chúng ta là con cái của Ngài, như cả những nhà thơ thế tục đã từng nói (xem bài thơ "Phainomera" của Aratus; xem Công vụ 17:28).
Một người không cần phải là Cơ đốc nhân để đánh giá rằng chủ nghĩa nhân văn dựa trên một mình lý trí không thể thành công. Ngay cả Emmanuel Kant, người viết Phê phán lý tính thuần thuý trong cao điểm của Thời kỳ Khai sáng ở Đức, cũng hiểu điều này. Các tín đồ của Đấng Christ cũng không nên rơi vào bẫy sự lừa dối của triết học và truyền thống con người, hay bị buộc bởi hình thức nhân văn dựa trên niềm tin lãng mạn về khả năng tự nhận thức của con người (Cô-lô-se 2:8). Hegel lấy lý tưởng của lý do làm nền tảng cho sự tiến bộ của con người vì tinh thần "tự thuyết minh" chính nó thông qua các giai đoạn biện chứng tiến bộ trong lịch sử; nhưng nếu Hegel sống đến thế kỷ 20, thật đáng nghi liệu ông còn kiên trì trong việc phát hiện sự tiến bộ của con người trong thời kỳ lịch sử lụi bại này. Cơ đốc nhân hiểu rằng bất kỳ hình thức nào của chủ nghĩa nhân văn tách rời khỏi sự cứu chuộc của đấng thần thánh đều tất phải sa vào thất bại và sai lầm trong đức tin. Chúng ta tin chắc vào một quan điểm cao của con người trong quan điểm cao của Chúa, vì con người được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, và chúng ta đồng ý với Kinh thánh về tình trạng tuyệt vọng của con người và kế hoạch cứu rỗi của Chúa.
Theo quan sát của Alexander Solzhenitsyn, chủ nghĩa nhân văn không đưa ra giải pháp nào cho tình trạng tuyệt vọng của con người. Ông giải thích theo cách này: "Nếu chủ nghĩa nhân văn là đúng khi tuyên bố con người được sinh ra để được hạnh phúc, con người sẽ không sinh ra để chết. Nhưng vì thể xác của con người tất phải chết, nhiệm vụ của con người trên trái đất hẳn phải thuộc về bản chất tâm linh." Thật vậy, nhiệm vụ của nhân loại là tìm kiếm và tìm thấy Đức Chúa Trời (Công vụ 17:26-27; xem 15:17), Đấng cứu chuộc thật sự của chúng ta, Người cũng cho chúng ta một sự thừa kế tốt hơn mọi sự thừa kế trần gian (Hê-bơ-rơ 6:9; 7:17). Người nào mở cửa cho Đấng Christ (Khải huyền 3:20) sẽ kế thừa một đất nước tốt hơn mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho những người yêu mến Ngài và được kêu gọi theo mục đích của Ngài (Ê-phê-sô 1:11; Rô-ma 8:28; Hê-bơ-rơ 11:16; xem Ma-thi-ơ 25:34; Giăng 14:2). Điều này tuyệt vời hơn bao nhiêu so với tất cả các mục tiêu kiêu hãnh và cao cả trong các tuyên ngôn của chủ nghĩa nhân văn thế tục?
English
Chủ nghĩa nhân văn thế tục là gì?