Câu hỏi
Kinh Thánh nói gì về chủ nghĩa tư bản?
Trả lời
Từ điển định nghĩa capitalism là: "một hệ thống kinh tế được đặc trưng bởi quyền sở hữu tư nhân hoặc doanh nghiệp đối với hàng hóa vốn, bởi các khoản đầu tư được quyết định bởi quyết định tư nhân, và giá cả, sản xuất và phân phối hàng hoá được xác định chủ yếu bởi cạnh tranh trong một thị trường tự do." Dù cho Kinh Thánh không đề cập đích danh đến chủ nghĩa tư bản, nhưng chính nó lại nói về rất nhiều điều trong lĩnh vực kinh tế. Ví dụ, toàn bộ những phần có trong sách Châm ngôn và nhiều ngụ ngôn của Chúa Giê-xu giải quyết vấn đề kinh tế. Như vậy, chúng ta học gì về thái độ của chúng ta đối với sự giàu có và một Cơ đốc nhân nên làm thế nào với tài chính của mình. Kinh Thánh cũng cung cấp cho chúng ta một mô tả về bản chất của con người để giúp chúng ta đánh giá khả năng thành công và thất bại của hệ thống kinh tế trong xã hội.
Bởi vì kinh tế là một lĩnh vực mà cuộc sống hằng ngày của chúng ta diễn ra, chúng ta nên đánh giá nó từ chính quan điểm của Kinh Thánh. Khi chúng ta sử dụng Kinh Thánh như là qui chuẩn của chúng ta, chúng ta có thể bắt đầu để xây dựng kiểu mẫu cho một nền cai trị và một nền kinh tế để giải phóng tiềm năng của con người và giới hạn tội lỗi của con người. Trong Sáng thế ký 1:28, Đức Chúa Trời phán rằng chúng ta phải làm cho đất phục tùng và quản trị nó. Bởi vì chúng ta có cả ý chí và quyền sở hữu cá nhân (Truyền Đạo 5:19; Phục truyền 8:18), chúng ta có thể cho rằng chúng ta nên được tự do để qui đổi quyền cá nhân trong thị trường tự do là nơi mà hàng hóa và dịch vụ cũng có thể được qui đổi.
Tuy nhiên, bởi vì tác hại của tội lỗi, rất nhiều chỗ trên thế giới có thể trở thành nơi của sa sút và đói kém. Và, dù cho Chúa đã cho chúng quyền cai quản những vật thọ tạo của Ngài, chúng ta phải trở thành những người quản lý tốt nguồn tài nguyên trong sự xếp đặt của chúng ta (Lu-ca 16:1-12). Theo lịch sử, hệ thống kinh tế tự do sẽ cung cấp khả năng tự do vĩ đại nhất và tính cạnh tranh hiệu quả nhất của bất kỳ nền kinh tế được lập ra. Vì thế, những Cơ đốc nhân thường tự hỏi họ có nên ủng hộ chủ nghĩa tư bản hay không. Trên thực tế, quyền lợi bản thân chính là phần thưởng trong hệ thống chủ nghĩa tư bản tự do. Nhưng chính Phúc âm cũng gợi lên quyền lợi của bản thân chúng ta, bởi vì trong quyền lợi của bản thân, chúng ta chấp nhận Chúa Giê-xu là Đấng cứu rỗi để sự sống đời đời của chúng ta được đảm bảo.
Từ góc nhìn của một Cơ đốc nhân, điều cơ bản của quyền sở hữu cá nhân dựa trên việc chúng ta tạo dựng theo hình ảnh của Chúa. Chúng ta có thể có nhiều lựa chọn đối với quyền của chúng ta như chúng ta trao đổi trong hệ thống thị trường. Nhưng thỉnh thoảng những mong ước từ quyền lợi cá nhân có thể sẽ bắt nguồn từ tội lỗi của chúng ta. Tương ứng, bản chất tội của chúng ta cũng sản sinh ra sự lười biếng, ngang ngạnh, và sự uể oải. Thực tế thì tính công bằng của nền kinh tế chỉ có thể đạt được nếu như mỗi cá nhân chịu trách nhiệm về năng suất của mình.
Theo lịch sử, chủ nghĩa tư bản cũng có một số ích lợi. Nó giúp giải phóng tiềm năng của nền kinh tế. Nó cũng cung cấp nền tảng cho tự do chính trị và kinh tế rất lớn. Khi chính phủ không thể kiểm soát thị trường, thì sẽ có tự do kinh tế sẽ theo đúng sự dàn xếp của các hoạt động kinh doanh. Chủ nghĩa tư bản cũng dẫn đến tự do chính trị rất lớn, bởi vì một khi chúng ta giới hạn vai trò của chính phủ trong nền kinh tế, chúng ta sẽ giới hạn phạm vi của chính phủ trong một lĩnh vực khác. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các quốc gia có tự do chính trị lớn nhất thường có rất nhiều tự do kinh tế.
Tuy nhiên, những Cơ đốc nhân không thể và cũng không nên tán thành mỗi khía cạnh nào của chủ nghĩa tư bản. Ví dụ, có rất nhiều cá nhân đề xuất từ chủ nghĩa tư bản nắm giữ sự cái nhìn như chủ nghĩa vị lợi, điều này trái ngược hoàn toàn với quan điểm của Kinh Thánh về sự tuyệt đối. Hiển nhiên, chúng ta phải bác bỏ triết lý này. Cũng vậy, những vấn đề về kinh tế và đạo đức cần phải được giải quyết. Vì vậy, có vài chỉ trích về kinh tế cách hợp lý đối với chủ nghĩa tư bản như là tư bản độc quyền và sản phẩm phụ của ô nhiễm, những cái này được kiểm soát bởi sự kiểm soát có giới hạn của chính quyền. Và khi chủ nghĩa tư bản được kiểm soát cách khôn ngoan, nó tạo ra nền kinh tế thịnh vượng đáng kể và tự do kinh tế cho người dân.
Một trong những tranh cãi lớn về vấn đề đạo đức nhằm chống lại chủ nghĩa tư bản chính là tính tham lam, đó là tại sao nhiều Cơ đốc nhân cảm thấy không chắc chắn về hệ thống kinh doanh tự do. Những người chỉ trích chủ nghĩa tư bản khẳng định rằng hệ thống này làm cho người ta trở nên tham lam. Nhưng chúng ta cần phải hỏi xem chủ nghĩa tư bản có thật sự làm cho người ta trở nên tham lam hay chúng ta vốn dĩ đã là con người tham lam sử dụng sự tự do kinh tế của hệ thống chủ nghĩa tư bản để đạt đến mục đích sau cùng của họ? Trong ánh sáng của lời Kinh Thánh về bản chất con người (Giê-rê-mi 17:9), câu hỏi phía sau có vẻ phù hợp hơn. Bởi vì con người vốn tội lỗi và ích kỷ, một số đã sử dụng hệ thống chủ nghĩa tư bản để làm thỏa mãn sự tham lam của họ. Nhưng điều đó không phải chỉ trích chủ nghĩa tư bản vì nó là chứng minh về tình trạng con người. Mục tiêu của chủ nghĩa tư bản không làm thay đổi con người xấu xa nhưng để bảo vệ chúng ta khỏi những những người đó. Chủ nghĩa tư bản là hệ thống mà những người xấu có thể ít làm những điều tai hại nhất và những người tốt có thể tự do làm những việc tốt. Chủ nghĩa tư bản phù hợp với những người hoàn toàn đạo đức. Nhưng nó cũng có những hoạt động phù hợp với tính ích kỷ và tham lam của con người.
Điều quan trọng để nhận ra là có sự khác biệt giữa quyền lợi bản thân và tính ích kỷ. Tất cả mọi người đều có được những quyền lợi cá nhân có thể được thực hiện bằng nhiều cách mà không phải ích kỷ. Ví dụ, chúng ta có quyền có được công việc và kiếm được thu nhập để chúng ta có thể chăm sóc cho gia đình của chúng ta. Chúng ta có thể làm điều đó bằng nhiều cách mà không phải là ích kỷ. Trái lại, những hệ thống kinh tế khác như chủ nghĩa xã hội phớt lờ định nghĩa của Kinh Thánh về bản chất con người. Kết quả là, họ cho phép nguồn lực kinh tế được tập trung và đổ dồn nguồn lực về tay những người tham lam. Những người hay than phiền về những ảnh hưởng của tập đoàn lớn đối với cuộc sống của chúng ta, thì nên xem đến sự thay thế bởi xã hội chủ nghĩa, nơi mà một số các công chức chính phủ kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta.
Dù cho đôi khi sự tham lam rất rõ ràng trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, chúng ta phải hiểu rằng nguyên nhân không đến từ hệ thống – mà bởi vì tính tham lam chính là một phần trong bản chất tội lỗi của con người. Giải pháp cho vấn đề này không đến từ sự thay đổi của hệ thống kinh tế mà đến từ sự thay đổi trong tấm lòng của con người bởi quyền năng Phúc âm của Chúa Giê-xu.
English
Kinh Thánh nói gì về chủ nghĩa tư bản?