Câu hỏi
Một Cơ Đốc Nhân nên xem chủ nghĩa xã hội như thế nào?
Trả lời
Hầu hết các triết gia trải qua nhiều thế kỷ đều tin rằng lịch sử được hình thành bởi các ý tưởng, sự theo đuổi thực tại thật, hay lý trí con người. Nhưng có một triết gia nổi tiếng, người thay vì thế đã tranh luận rằng nhân tố thúc đẩy đằng sau tất cả lịch sử con người là kinh tế. Karl Marx được sinh ra vào năm 1818 bởi cha mẹ người Đức gốc Do Thái và nhận bằng tiến sỹ ở tuổi 23. Sau đó ông dấn mình vào một sứ mạng để chứng minh rằng nhân dạng con người bị ràng buộc trong công việc của con người đó và hệ thống kinh tế hoàn toàn kiểm soát một con người. Biện luận rằng chính bởi sự lao động của mình mà nhân loại sống còn, Marx đã tin rằng các cộng đồng con người được tạo ra bởi sự phân chia lao động.
Marx đã nghiên cứu lịch sử và kết luận rằng xã hội đã và đang dựa trên nông nghiệp trong hàng trăm năm. Nhưng Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp đã thay đổi tất cả điều đó, trong tâm trí của Marx, bởi vì những người trước đó đã tự do làm việc cho chính bản thân họ thì bấy giờ bị cưỡng ép bởi kinh tế học để thay vào đó làm việc trong các nhà máy. Marx đã cảm thấy rằng điều này đã tước đoạt đi nhân phẩm và nhân dạng của họ bởi vì sự lao động của họ định nghĩa họ là ai, và bây giờ họ bị sa sút trở nên những nô lệ thuần túy bị kiểm soát bởi một người phân cắt công việc đầy uy quyền. Quan điểm này có nghĩa là kinh tế học của chủ nghĩa tư bản là kẻ thù tự nhiên của Marx.
Marx đã phỏng đoán rằng chủ nghĩa tư bản đã nhấn mạnh tài sản cá nhân và, do đó, làm giảm quyền sở hữu xuống cho một ít người có đặc quyền đặc lợi. Hai "cộng đồng" riêng rẽ đã nổi lên trong tâm trí của Marx: những người chủ doanh nghiệp, hay giai cấp tư sản; và tầng lớp lao động, hay giai cấp vô sản. Theo Marx, giai cấp tư sản sử dụng và bóc lột giai cấp vô sản với kết quả là một người thu được lợi thì một người thua thiệt. Hơn nữa, Marx đã tin rằng những người chủ doanh nghiệp ảnh hưởng những nhà làm luật để đảm bảo những lợi ích của họ được bảo vệ trên sự mất mát về nhân phẩm và quyền lợi của công nhân. Cuối cùng, Marx đã cảm thấy rằng tôn giáo là "thuốc phiện của quần chúng" mà người giàu dùng để thao túng giới lao động; giai cấp vô sản được hứa hẹn những phần thưởng ở thiên đàng một ngày nào đó nếu họ tiếp tục làm việc chăm chỉ ở nơi Đức Chúa Trời đã và đang đặt để họ (quỵ lụy giai cấp tư sản).
Trong xã hội không tưởng trên đất mà Marx đã mường tượng ra, người ta sở hữu tập thể mọi thứ và tất cả làm việc vì ích lợi chung của nhân loại. Mục tiêu của Marx là chấm dứt quyền sở hữu tư sản qua sự sở hữu của nhà nước đối với tất cả các phương tiện của sự sản xuất kinh tế. (Nhưng, Kinh Thánh thừa nhận quyền sở hữu tư sản (Phục Truyền 5:19,21). Một khi tư sản bị bãi bỏ, Marx đã cảm thấy rằng nhân dạng của một người sẽ được nâng cao và bức tường mà chủ nghĩa tư bản được cho là đã xây dựng giữa giới chủ và giới lao động sẽ bị phá đổ. Mọi người sẽ quý trọng lẫn nhau và làm việc cùng nhau cho một mục đích chung.
Ít nhất có bốn sai lầm trong sự suy nghĩ của Marx. Trước hết, sự khẳng định của ông rằng mối lợi của một người phải xảy đến bởi sự thiệt hại của một người khác là một chuyện hoang đường; cấu trúc của chủ nghĩa tư bản để ra rất nhiều chỗ cho tất cả mọi người nâng cao tiêu chuẩn sống của họ qua sự canh tân ("sự sáng kiến") và sự cạnh tranh. Thật khả dĩ một cách hoàn hảo để nhiều bên cạnh tranh và thịnh vượng trong một thị trường của những người tiêu dùng muốn hàng hóa và dịch vụ của họ.
Thứ hai, Marx đã sai trong niềm tin của ông rằng giá trị của một sản phẩm được dựa trên lượng lao động được đặt vào nó. Phẩm chất của một hàng hóa hay dịch vụ đơn giản là không thể nào được xác định bởi lượng nỗ lực mà một người lao động tay chân đã bỏ ra. Lấy ví dụ, một người thợ mộc rành nghề có thể làm ra một thứ đồ gỗ nhanh hơn và đẹp hơn một người thợ thủ công không có kỹ năng có thể làm, và do vậy công việc của ông sẽ được định giá trỗi hơn nhiều (và cách chính xác như thế) trong một hệ thống kinh tế như chủ nghĩa tư bản.
Thứ ba, lý thuyết của Marx đòi hỏi phải có một chính phủ miễn nhiễm với tham nhũng và phủ định tính khả thi của chủ nghĩa tinh hoa với các tầng lớp của nó. Nếu lịch sử đã và đang chứng tỏ bất cứ điều gì, thì điều đó chính là quyền lực làm tha hóa nhân loại sa ngã, và quyền lực tuyệt đối tha hóa (làm mục nát) cách tuyệt đối. Một quốc gia hay chính phủ có thể giết chết ý tưởng về Đức Chúa Trời, nhưng một người nào đó sẽ thế chỗ của Đức Chúa Trời. Một người nào đó thì chắc chắn thường là một cá nhân hay một nhóm bắt đầu cai trị trên dân số đó và cố tìm cách duy trì địa vị đặc quyền đặc lợi của họ bằng mọi giá.
Thứ tư và quan trọng nhất, Marx đã sai ở chỗ nhân dạng của một người thì bị ràng buộc trong công việc mà người đó làm. Mặc dầu xã hội thế tục chắc chắn là cưỡng ép niềm tin này hầu như trên tất cả mọi người, Kinh Thánh nói rằng tất cả mọi người đều có giá trị như nhau bởi vì tất cả mọi người được tạo nên trong hình ảnh của Đức Chúa Trời đời đời (Sáng Thế Ký 1:26-27; 9:1-3; Hê-bơ-rơ 2:5-8). Đó là nơi giá trị thật, thực chất của con người an nghỉ.
Marx có đúng không? Kinh tế học có phải là chất xúc tác thúc đẩy lịch sử của con người? Không, cái thúc đẩy lịch sử con người là Đấng Tạo Hóa của vụ trụ, đấng kiểm soát mọi thứ, bao gồm cả sự thăng lên và sa xuống của mỗi quốc gia. Thêm nữa, Đức Chúa Trời cũng kiểm soát người được đặt vào vị trí có trách nhiệm của mỗi quốc gia, như Kinh Thánh nói, "Ðấng Rất Cao cai trị trong nước của loài người; Ngài muốn ban cho ai tùy ý, và lập kẻ rất hèn hạ trong loài người lên đó." Hơn nữa, chính Đức Chúa Trời là đấng ban cho một con người kỹ năng lao động và của cải ra từ đó, chứ không phải chính phủ: "Kìa, ta đã nhìn thấy rằng ăn, uống, và hưởng phần của sự lao khổ mình làm ở dưới mặt trời trọn trong những ngày mà Đức Chúa Trời ban cho, ấy thật là tốt và hay; vì đó là kỷ phần mình. Hễ Đức Chúa Trời ban cho người nào giàu có, của cải, làm cho người có thế ăn lấy, nhận lãnh kỷ phần, và vui vẻ trong công lao của mình, ấy là một sự ban cho của Đức Chúa Trời" (Truyền đạo 5:18-19).
English
Một Cơ Đốc Nhân nên xem chủ nghĩa xã hội như thế nào?