Câu hỏi
Quan điểm của Cơ Đốc giáo về việc nghỉ hưu là gì?
Trả lời
Khi những tín hữu Cơ Đốc đến tuổi về hưu, họ thường tự hỏi một người tín hữu cần phải làm gì trong những năm tháng hưu hạ? Có phải các tín hữu rút lui / chấm dứt khỏi những mục vụ Cơ Đốc khi họ nghĩ hưu từ nơi sở làm?
1) Mặc dù nguyên tắc Kinh Thánh không có cho rằng một người cần phải rút lui khỏi công việc của mình khi anh ta đến một độ tuổi nhất định, đây là ví dụ về người Lê-vi và công việc của họ trong đền tạm. Trong dân số ký đoạn 4, những người nam Lê-vi được kê khai để phục vụ trong đền tạm ở độ tuổi từ 25-50 tuổi, và sau 50 tuổi, họ đã rút lui khỏi công việc định kỳ. Họ có thể tiếp tục "giúp đỡ anh em mình", nhưng không nên làm công việc nữa (Dân số ký 8: 24-26).
2) Mặc dù chúng ta có thể rút lui khỏi những ơn kêu gọi chúng ta (thậm chí là "toàn thời gian" mục vụ Cơ Đốc), chúng ta không bao giờ nên rút lui khỏi sự hầu việc Chúa, mặc dù cách chúng ta hầu việc Ngài có thể thay đổi . Có một ví dụ về hai người cao tuổi được nhắc đến trong Luca 2: 25-38 Si-môn và An-na, là những người đã tiếp tục hầu việc Chúa một cách trung tín. Anna là một góa phụ cao tuổi, người đã hầu việc trong đền thờ đêm ngày, kiêng ăn và cầu nguyện. Tít đoạn 2 cho biết rằng những người đàn ông và phụ nữ cao tuổi thì dạy dỗ, làm gương cho những người nam và người nữ trẻ tuổi phải sống như thế nào.
3) Những năm tháng của một người cao tuổi không phải chỉ để dành cho việc theo đuổi niềm vui. Sứ đồ Phao-lô dạy rằng người đàn bà góa sống ưa sự vui chơi, thì dẫu sống cũng như chết (1 Ti-mô-thi 5: 6). Trái ngược với kinh thánh dạy, nhiều người đánh đồng nghỉ hưu với việc "theo đuổi thú vui" nếu có thể. Điều này không phải nói rằng người về hưu không thể tận hưởng thú chơi gôn, trách nhiệm xã hội, hoặc theo đuổi niềm vui thích. Nhưng, những điều này không phải là trọng tâm chính trong cuộc sống của một người ở mọi lứa tuổi.
4) 2 Corinthians 12:14 cho biết rằng, cha mẹ phải tiết kiệm / dành dụm cho con cái. Nhưng, cho đến nay điều tuyệt vời nhất là một người "để lại" di sản thuộc linh, mà nó có thể được truyền lại cho con, cháu và chắt. Các thế hệ con cháu đã có được ảnh hưởng bởi những lời cầu nguyện trung tín của người cao tuổi trong gia đình là "tộc trưởng" hoặc "nữ trưởng bối" Cầu nguyện có lẽ là mục vụ đạt hiệu quả nhất đối với những người đã nghỉ hưu.
Người tín hữu Cơ Đốc không bao giờ rút lui khỏi sự hầu việc Đấng Christ; người đó chỉ thay đổi địa chỉ nơi làm việc của mình. Tóm lại, khi một người đến "tuổi hưu hạ" (bất kể đó là gì) ơn kêu gọi có thể thay đổi nhưng cuộc đời làm việc để hầu việc Chúa của họ không thay đổi. Thông thường thì đó là những "vị thánh cao tuổi", những người sau cả một đời bước đi theo Chúa, có thể truyền đạt những chân lý của Lời Chúa bằng cách thuật lại việc Đức Chúa Trời đã hành động như thế nào trong cuộc đời của họ. Lời cầu nguyện của tác giả Thi thiên cũng nên là sự cầu nguyện của chúng ta khi về già: "Hỡi Đức Chúa Trời, dầu khi tôi đã già và tóc bạc rồi, xin chớ bỏ tôi, cho đến chừng tôi đã truyền ra cho dòng dõi sau sức lực của Chúa, và quyền thế Chúa cho mỗi người sẽ đến." (Thi Thiên 71 : 18). English
Quan điểm của Cơ Đốc giáo về việc nghỉ hưu là gì?