Câu hỏi
Cơ đốc nhân nên có cái nhìn như thế nào về sự giàu có?
Trả lời
Quan điểm của Cơ đốc nhân về sự giàu có nên được bắt đầu từ Kinh Thánh (2 Ti-mô-thê 3:16). Nhiều lần trong Cựu Ước Chúa đã ban sự giàu có cho dân sự của Ngài. Vua Solomon đã được Chúa hứa ban cho sự giàu có và trở thành vị vua giàu có nhất trên đất (1 Các Vua 3:11-13; 2 Sử ký 9:22); Vua Đa-vít đã nói trong 1 Sử ký 29:12 rằng "Cả sự giàu có và vinh quang đều do Chúa mà đến; Chúa quản trị trên muôn vật." Áp-ra-ham (Sáng thế ký 17-20), Gia-cốp (Sáng thế ký 30-31), Giô-sép (Sáng thế ký 41), Vua Giô-sa-phát (2 Sử ký 17:5) và nhiều người khác đã được Chúa ban phước qua sự giàu có. Tuy nhiên, người Do Thái là người đã được chọn bởi những lời hứa và phần thưởng trên đất này. Họ được giao cho một mảnh đất với tất cả sự giàu có của nó.
Trong thời kỳ Tân Ước lại có một tiêu chuẩn khác. Hội Thánh chưa bao giờ được cho là vùng đất hay lời hứa về sự giàu có. Ê-phê-sô 1:3 cho chúng ta biết rằng "Chúc tụng Đức Chúa Trời, Cha của Chúa chúng ta là Đức Chúa Giê-xu Christ, Ngài đã ban cho chúng ta trong Đấng Christ mọi phước hạnh thuộc linh ở các nơi trên trời." Chúa Giê-xu đã nói trong Ma-thi-ơ 13:22 vấn đề liên quan đến hạt giống về lời của Chúa rơi giữa bụi gai và "sự quyến rũ của giàu sang làm cho nghẹt ngòi và người đó trở nên không có kết quả." Đây là điều đầu tiên liên quan đến sự giàu có trên đất trong Tân Ước. Rõ ràng, đây không phải là hình ảnh tích cực.
Trong Mác 10:23 "Chúa Giê-xu đưa mắt nhìn quanh rồi phán với các môn đồ: "Người giàu vào vương quốc Đức Chúa Trời thật khó biết bao." Thật không gì không thể, khi mọi việc đều trở nên có thể với Chúa, nhưng nó sẽ rất khó. Trong Lu-ca 16:13, Chúa Giê-xu đã nói về "mammon" (tiếng Xy-ri nghĩa là "sự giàu có"): "Không đầy tớ nào có thể làm tôi hai chủ vì sẽ ghét chủ này và yêu chủ kia, hoặc trọng chủ này mà khinh chủ kia. Các con không thể nào vừa phục vụ Đức Chúa Trời, vừa phục vụ tiền tài được." Một lần nữa, lời của Chúa Giê-xu chỉ ra sự giàu có như là một ảnh hưởng tiêu cực đến thuộc linh và nó có thể ngăn cản chúng ta với Chúa.
Chúa nói về sự giàu có thật sự mà Ngài ban cho chúng ta ngày nay trong Rô-ma 2:4: "Hay là bạn coi thường sự dư dật của lòng nhân từ, nhịn nhục và khoan dung của Ngài? Bạn không nhận biết rằng sự nhân từ của Ngài đem bạn đến sự ăn năn sao?" Những sự giàu có này mang đến sự sống đời đời. Một lần nữa, điều này được nhắc đến trong Rô-ma 9:23: "Nếu Ngài muốn chứng tỏ sự giàu có của vinh quang Ngài đối với những chiếc bình đáng thương xót, mà Ngài đã chuẩn bị cho sự vinh quang." Cũng trong Ê-phô-sô 1:7: "Vì trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội theo sự phong phú của ân điển Ngài." Liên quan đến việc Chúa ban lòng thương xót, Phao-lô đã ngợi khen Chúa trong Rô-ma 11:33: "Ôi! Sự giàu có, khôn ngoan và hiểu biết của Đức Chúa Trời thật sâu nhiệm biết bao! Sự phán xét của Ngài làm sao biết được, đường lối Ngài làm sao hiểu được!". Sự nhấn mạnh về sự giàu có của Chúa trong Tân Ước cho chúng ta: "để anh em biết niềm hi vọng mà Chúa đã gọi anh em đến là gì, sự phong phú của cơ nghiệp vinh quang Ngài trong các thánh đồ là thế nào." (Ê-phê-sô 1:18b). Chúa thực sự muốn bày tỏ sự giàu có của Ngài trên thiên đàng cho chúng ta: "Và trong Đấng Christ Jesus, Đức Chúa Trời đã khiến chúng ta đồng sống lại và ngồi với Ngài ở các nơi trên trời, để tỏ bày cho các đời sắp đến biết sự phong phú vô hạn của ân điển Ngài, qua sự nhân từ của Ngài đối với chúng ta trong Đấng Christ Jesus." (Ê-phê-sô 2:6-7)
Sự giàu có mà Chúa muốn dành cho chúng ta: "Tôi cầu xin Ngài, tùy sự phong phú của vinh quang Ngài, ban cho anh em năng lực bởi Thánh Linh Ngài, để con người bên trong của anh em trở nên mạnh mẽ" (Ê-phê-sô 3:16). Câu tuyệt vời nhất dành cho tín hữu Tân Ước liên quan đến sự giàu có ở trong sách Phi-líp 4:19: "Đức Chúa Trời tôi sẽ cung ứng mọi nhu cầu của anh em theo sự giàu có vinh quang của Ngài trong Đấng Christ Jesus." Lời này được viết bởi Phao-lô vì các tín hữu tại Hội Thánh Phi-líp đã gửi món quà hiến tế để đáp ứng những nhu cầu của Phao-lô.
1 Ti-mô-thê 6:17 đưa ra cảnh báo cho người giàu: "Hãy khuyên bảo người giàu ở thế gian này đừng kiêu ngạo và đừng đặt hi vọng vào của cải không chắc chắn, nhưng hãy đặt hi vọng nơi Đức Chúa Trời là Đấng mỗi ngày ban mọi vật một cách dư dật để chúng ta vui hưởng." Gia-cơ 5:1-3 cho chúng ta lời cảnh báo khác về việc trở nên giàu có một cách sai lầm: "Bây giờ hỡi anh em là những người giàu có! Hãy khóc lóc kêu van vì sự khốn cùng sẽ đổ xuống trên anh em. Tài sản anh em đã bị mục nát, áo quần bị mối mọt ăn. Vàng bạc anh em đã bị gỉ sét đó sẽ là bằng chứng chống lại anh em và sẽ ăn thịt anh em như lửa đốt. Anh em đã lo tích trữ cho những ngày cuối cùng." Lần cuối cùng sự giàu có được đề cập trong Kinh Thánh là ở trong sách Khải Huyền 18:17 nói đến sự sụp đổ kinh hoàng của thành Ba-by-lôn: "Vì trong một giờ, sự giàu có lớn của nó đã bị tiêu hủy."
Tóm lại, dân Y-sơ-ra-ên nhận được những lời hứa và phần thưởng vì là dân tuyển của Chúa trên đất này (Phục Truyền 7:6-8; 14:2). Đức Chúa Trời đã đưa ra nhiều minh họa, các loại và những lẽ thật qua họ. Nhiều người khao khát lấy đi những phước lành chứ không phải là lời nguyền rủa của họ. Tuy nhiên, trong việc gia tăng về sự mặc khải, Đức Chúa Trời đã bày tỏ thông qua Chúa Giê-xu Christ một chức vụ xuất sắc hơn: "Nhưng bây giờ Đấng Christ đã nhận lãnh một chức vụ cao trọng hơn, vì Ngài là Đấng Trung Gian của giao ước tốt hơn, bởi giao ước ấy được lập lên trên lời hứa tốt hơn." (Hê-bơ-rơ 8:6)
Chúa không kết tội bất cứ ai giàu có. Sự giàu có đến với con người từ nhiều nguồn, nhưng Chúa đưa ra lời cảnh báo nghiêm trọng cho những ai tìm kiếm sự giàu có nhiều hơn là họ tìm kiếm Chúa và tin cậy chúng nhiều hơn Chúa (Phục Truyền 8:17-18). Mong muốn lớn nhất của Ngài là chúng ta đặt để tấm lòng mình vào những thứ ở trên thiên đàng chứ không phải ở trên đất này (Cô-lô-se 3:1-4). Điều này nghe có vẻ cao xa và không thể đạt được, nhưng Phao-lô đã viết "Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban năng lực cho tôi" (Phi-líp 4:13). Bí mật ở đây là biết Đấng Christ là Đấng Cứu rỗi và cho phép Đức Thánh Linh làm cho tâm trí và tấm lòng của chúng ta hợp với của Ngài (Ro-ma 12:1-2).
English
Cơ đốc nhân nên có cái nhìn như thế nào về sự giàu có?