Câu hỏi
Kinh Thánh nói gì về công bằng xã hội?
Trả lời
Trước khi thảo luận quan điểm của Cơ Đốc giáo về công bằng xã hội, chúng ta cần phải xác định các thuật ngữ. Công bằng xã hội là một khái niệm mang tính chính trị mà nó thực sự không thể tách rời khỏi bối cảnh đương đại của nó. Công bằng xã hội thường được sử dụng như là một tập hợp tiếng kêu cứu của nhiều người ở phía bên trái của phổ chính trị. Đoạn trích từ mục "Công bằng Xã hội" trên Wikipedia là một định nghĩa tốt về khái niệm này:
"Công bằng xã hội cũng là một khái niệm mà một số sử dụng để mô tả hành động hướng tới một thế giới xã hội chủ nghĩa (chủ nghĩa xã hội). Trong bối cảnh này, công bằng xã hội dựa trên các khái niệm về nhân quyền và bình đẳng và bao gồm một phạm vi cao hơn của chủ nghĩa quân bình kinh tế thông qua việc đánh thuế lũy tiến, tái phân phối thu nhập, hoặc thậm chí là tái phân phối tài sản. Những chính sách này nhằm mục đích để đạt được những gì các nhà kinh tế phát triển gọi là bình đẳng hơn về cơ hội so với hiện nay có thể tồn tại trong một số xã hội, và để tạo ra sự bình đẳng về kết quả trong những trường hợp mà nơi đó sự bất bình đẳng ngẫu nhiên xuất hiện đúng trong một hệ thống chỉ theo thủ tục".
Từ khóa trong định nghĩa này là từ "chủ nghĩa quân bình. Từ này, cùng với cụm từ "phân phối lại thu nhập", "phân phối lại tài sản" và "bình đẳng về kết quả" nói rất nhiều về công bằng xã hội. Chủ nghĩa quân bình như là một học thuyết chính trị chủ yếu thúc đẩy ý tưởng rằng tất cả mọi người cần có cùng một quyền chính trị, xã hội, kinh tế và dân sự (như nhau). Ý tưởng này dựa trên nền tảng của các quyền con người không thể xâm phạm được ghi nhận trong các văn bản như Tuyên bố Độc lập.
Tuy nhiên, như một học thuyết kinh tế, chủ nghĩa quân bình là động lực đằng sau chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đó là chủ nghĩa bình đẳng về kinh tế nhằm loại bỏ các rào cản về bất bình đẳng về kinh tế bằng cách phân phối lại sự giàu có. Chúng ta thấy điều này được thực hiện trong các chương trình phúc lợi xã hội, trong đó các chính sách thuế lũy tiến (thuế tăng lên) làm cân xứng tài sản hơn từ các cá nhân giàu có để nâng cao mức sống cho những người thiếu thốn vật chất. Nói cách khác, chính phủ lấy từ người giàu và đem cho người nghèo.
Nan đề với học thuyết này bao gồm hai phần: thứ nhất, có một giả thuyết sai lầm về chủ nghĩa quân bình kinh tế mà người giàu trở nên giàu có bằng cách bốc lột (lợi dụng) người nghèo. Phần lớn các tài liệu của chủ nghĩa xã hội trong 150 năm qua quảng bá cho tiền đề này. Điều này có thể chủ yếu xảy ra khi Karl Marx lần đầu tiên viết Bản Tuyên Ngôn Cộng sản của ông ấy, và thậm chí ngày nay cũng có thể xảy ra một vài trường hợp, nhưng chắc chắn là không phải lúc nào cũng có. Thứ hai, các chương trình xã hội chủ nghĩa có khuynh hướng gây ra nhiều nan đề hơn là giải quyết; Nói cách khác, chúng thất bại. Phúc lợi, sử dụng thu nhập thuế công để bổ sung thu nhập cho người thất nghiệp hoặc thất nghiệp, thường có kết quả của việc người được nhận trở nên phụ thuộc vào sự chu cấp của chính phủ hơn là cố gắng cải thiện tình trạng của họ. Mỗi nơi mà chủ nghĩa xã hội / chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm ở quy mô một quốc gia, nó đã không thể loại bỏ được những phân biệt giai cấp trong xã hội. Thay vào đó, tất cả những gì nó làm là thay thế việc phân biệt giai cấp quý tộc /những người bình thường với việc phân biệt một giai cấp công nhân /giai cấp chính trị.
Vậy thì cái nhìn của Cơ Đốc giáo về công bằng xã hội là gì? Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời là Chúa của công lý. Trên thực tế, "vì mọi đường lối Ngài đều là công lý" (Phục truyền Luật lệ Ký 32:4). Hơn nữa, Kinh thánh ủng hộ khái niệm công lý xã hội, trong đó mối quan tâm và sự chăm sóc được bày tỏ đối với hoàn cảnh khó khăn của người nghèo và đau khổ (Phục truyền luật lệ ký 10:18, 24:17, 27:19). Kinh Thánh thường đề cập đến người mồ côi, góa bụa và người tha hương — nghĩa là những người không thể tự bảo vệ mình hoặc không có hệ thống hỗ trợ. Quốc gia Do Thái đã được lệnh bởi Đức Chúa Trời quan tâm cho tầng lớp kém may mắn (Phục Truyền 15:7-11; Thi Thiên 82:3; Mi-ca 6:8), và kết quả cuối cùng thất bại của họ là một phần lý do cho sự phán xét và bị lưu đày khỏi xứ.
Trong bài giảng trên núi Olivet của Chúa Jêsus, Ngài đã đề cập đến việc chăm sóc cho "người thấp kém nhất trong số này" (Ma-thi-ơ 25:40), và trong thư của Gia-cơ, ông giải thích về bản chất của "tôn giáo thuần khiết" (Gia-cơ 1:27). Vì vậy, nếu bởi "công bằng xã hội" chúng ta cho rằng xã hội có một nghĩa vụ đạo đức để chăm sóc những người kém may mắn hơn, thì đó là đúng. Đức Chúa Trời biết điều đó, bởi sự phạm tội, sẽ có những người góa bụa, kẻ mồ côi và người tha hương trong xã hội, và Ngài đã đưa ra các điều khoản trong giao ước cũ và mới để quan tâm những kẻ bị bỏ rơi trong xã hội. Mô hình của hành động như vậy là Chính Chúa Giêsu, là Đấng đã phản ảnh ý nghĩa công lý của Đức Chúa Trời bằng cách đưa sứ điệp phúc âm đến ngay cả những kẻ bị ruồng bỏ trong xã hội.
Tuy nhiên, khái niệm Cơ Đốc giáo về công bằng xã hội khác với quan niệm hiện nay về công bằng xã hội. Lời khuyên Kinh Thánh hãy quan tâm đến người nghèo thiên về cá nhân hơn xã hội. Nói cách khác, mỗi Cơ Đốc nhân được khuyến khích làm những gì có thể để giúp "ít nhất trong số này" (Ma-thi-ơ 25:40). Cơ sở của những mạng lệnh trong Kinh thánh được tìm thấy trong điều răn thứ hai — yêu người lân cận như chính mình (Ma-thi-ơ 22:39). Ý niệm công bằng xã hội ngày nay thay thế cá nhân với chính phủ, thông qua việc đánh thuế và các phương tiện khác, phân phối lại sự giàu có. Chính sách này không khích lệ ban cho tình yêu, nhưng sự oán giận từ những người mà họ nhìn thấy sự giàu có của họ đang bị lấy đi.
Một điểm khác biệt nữa đó là thế giới quan Cơ Đốc giáo về công bằng xã hội không giả sử những người giàu có là những người hưởng lợi từ lợi ích phi nghĩa. Sự giàu có không phải là điều xấu xa trong một thế giới quan của Cơ đốc nhân, nhưng có một trách nhiệm và mong đợi (hy vọng) trở thành một người quản trị tốt của cải (1 Ti-mô-thê 6:17-18, bởi vì tất cả sự giàu có đến từ Đức Chúa Trời (Phục Truyền 8:18). Công lý xã hội ngày nay hoạt động theo giả định rằng sự khai thác giàu có của người nghèo. Một khác biệt thứ ba là, theo khái niệm Cơ đốc giáo về quản lý (quản trị), người Cơ Đốc nhân có thể cho những tổ chức từ thiện mà họ muốn hỗ trợ. Ví dụ, nếu một Cơ Đốc nhân hết lòng muốn giúp đỡ đứa trẻ chưa sinh, anh ta có thể hỗ trợ các cơ quan đời sống bằng thời gian, tài năng và tài sản của mình. Dưới hình thức hiện đại của công lý xã hội, chính những người nắm quyền trong chính phủ quyết định ai sẽ nhận được sự phân phối lại tài sản. Chúng ta không kiểm soát được chính phủ làm gì với số tiền thuế của chúng ta, và thường thì số tiền đó được chuyển đến các tổ chức từ thiện mà chúng ta có thể cho rằng không xứng đáng.
Về cơ bản, có một sự căng thẳng giữa cách tiếp cận Đức Chúa Trời làm trung tâm đối với công lý xã hội và cách tiếp cận con người làm trung tâm đối với công lý xã hội. Cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm nhìn nhận chính phủ trong vai trò của vị cứu tinh, mang lại một xã hội không tưởng (xã hội thiếu thực tế) thông qua các chính sách của chính phủ. Cách tiếp cận lấy Đức Chúa Trời làm trung tâm coi Đấng Christ là Đấng Cứu Thế, đưa thiên đàng đến thế gian khi Ngài trở lại. Sự trở lại của Ngài, Đấng Christ sẽ khôi phục mọi sự và thực hiện công lý hoàn hảo. Cho đến lúc đó, Cơ Đốc nhân bày tỏ tình yêu và công lý của Đức Chúa Trời bằng cách bày tỏ lòng nhân từ và thương xót cho những ai kém may mắn (1 Ti-mô-thê 6:8; Tít 3:8)
English
Kinh Thánh nói gì về công bằng xã hội?