settings icon
share icon
Câu hỏi

Sikh là gì?

Trả lời


Đạo Sikh đã xuất hiện như là một nỗ lực để hòa hợp Hồi giáo và Hindu giáo. Nhưng quan niệm đạo Sikh như là sự hòa hợp của hai tôn giáo là không nắm bắt được tính duy nhất về thần học và văn hoá của đạo Sikh. Để gọi Đạo Sikh là một sự pha trộn giữa Hồi giáo và Hindu giáo sẽ được xem như là một sự sỉ nhục tương tự như việc gọi một tín đồ Cơ Đốc là một người Do Thái dị giáo. Đạo Sikh không phải là một đạo giáo cũng không phải là một sự pha trộn mà là một phong trào tôn giáo riêng biệt.

Người sáng lập ra đạo Sikh là Nanak (1469-1538), ông được sinh ra bởi người cha theo đạo Hindu và một người mẹ Hồi giáo ở Ấn Độ. Nanak được cho là đã nhận được một sự kêu gọi trực tiếp từ Thượng Đế lập ông lên như là một guru (vị lãnh tụ tôn giáo). Ông nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong bang Punjab thuộc vùng Đông Bắc Ấn Độ vì lòng sùng kính và mộ đạo của ông và sự quyết đoán táo bạo của ông: "Không có Hồi giáo, và không có Hindu giáo". Ông đã tập hợp được một số lượng đáng kể các môn đồ (sikhs). Ông đã dạy rằng Đức Chúa Trời là một, và ông đặt tên Đức Chúa Trời là Sat Nam ("danh lẽ thật") hoặc Ekankar, kết hợp các âm tiết ek ("một"), aum (một âm thanh thần bí thể hiện Đức Chúa Trời) và kar ("Chúa").

Chủ nghĩa nhất thần giáo này không bao gồm tính cách cũng không mập mờ với bất kỳ chủ nghĩa phiếm thần phương Đông nào (Đức Chúa Trời là tất cả). Tuy nhiên, Nanak vẫn giữ nguyên lý thuyết về đầu thai và nghiệp chướng, đó là những giáo lý đáng chú ý của các tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hindu giáo và Lão giáo. Nanak dạy rằng con người có thể thoát khỏi vòng đầu thai chỉ thông qua sự liên kết thần bí với Đức Chúa Trời bằng sự tận hiến và tụng niệm. Nanak được tiếp nối liên tục bởi 9 guru được chỉ định để duy trì sự lãnh đạo vào thế kỷ 18 (1708).

Đạo Sikh nguyên thủy đi theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng nó không thể giữ theo cách đó lâu dài. Việc nó từ chối uy quyền tối cao của tiên tri Mohammad được xem như là sự báng bổ và truyền cảm hứng cho nhiều cuộc chống đối của lịch sử thánh chiến người Hồi giáo. Vào thời điểm vị lãnh đạo guru thứ mười, Gobind Rai, còn được gọi là Gobind Singh ("sư tử"), Khalsa, một nhóm chiến binh Sikh nổi tiếng thế giới, đã được thành lập. Khalsa được mô tả bởi "năm chữ K:" Kesh (tóc dài), kangha (lược thép trong tóc), kach (quần ngắn), Kara (một vòng đeo tay bằng thép), và kirpan (một thanh kiếm hoặc dao găm đeo ở một bên). Người Anh, là những người thực dân hóa tại Ấn Độ vào thời đó, đã tận dụng Khalsa như những chiến binh và vệ binh. Gobind Singh cuối cùng bị ám sát bởi những người Hồi giáo. Ông là người lãnh đạo guru cuối cùng của con người. Ai là người kế nhiệm ông? Adi Granth, sách kinh của người Sikh đã lấy vị trí của ông như là một cái tên được chỉ định thay thế, Guru Granth. Quyển kinh Adi Granth, mặc dù không được tôn thờ, nó được cho là thiêng liêng.

Mặc dù có nguồn gốc hòa bình, đạo Sikh đã được biết đến như là chiến binh, điều đáng tiếc là vì chiến tranh như vậy chủ yếu xuất phát từ các vấn đề địa lý nằm ngoài vùng kiểm soát của người Sikh. Đường biên giới tranh chấp nóng của Ấn Độ và Pakistan bị chia cắt năm 1947 cắt trực tiếp qua khu vực Punjab, nơi là phạm vi khu tự trị của người Sikh. Các nỗ lực để duy trì bản sắc chính trị và xã hội của họ thường thất bại. Những kẻ khủng bố đã có biện pháp cực đoan để thiết lập một nhà nước của người Sikh — Khalistan, nhưng phần lớn người Sikh là những người yêu chuộng hòa bình.

Cơ Đốc nhân và người Sikh có thể đồng cảm trong chừng mực với nhau như những truyền thống tôn giáo của cả hai đã trải qua nhiều cuộc đàn áp và cả việc tôn thờ chỉ một Đức Chúa Trời. Cơ Đốc nhân và người Sikh, như những con người, có thể có sự hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Nhưng Đạo Sikh và Cơ Đốc giáo không thể hợp nhất. Những hệ thống niềm tin của họ có một số điểm chung nhưng cuối cùng có một quan điểm khác nhau về Đức Chúa Trời, một quan điểm khác nhau về Chúa Giêsu, một quan điểm khác nhau về Kinh Thánh, và một quan điểm khác nhau về sự cứu rỗi.

Thứ nhất, khái niệm về Đức Chúa Trời của người theo đạo Sikh là trừu tượng và hoàn toàn vô cảm mâu thuẫn với tình yêu, sự quan tâm "Abba, Cha" Đức Chúa Trời đã được mạc khải trong Kinh Thánh (Lu-ca 15:18-20; Rôma 8:15, Ga-la-ti 4:6). Đức Chúa Trời của chúng ta liên hệ mật thiết với các con cái của Ngài, Ngài biết khi chúng ta ngồi và lúc đứng dậy và hiểu biết những ý tưởng của chúng ta (Thi Thiên 139:2; Ma-thi-ơ 9:4; Giăng 2:24-25; 1 Cô-rinh-tô 4:5). Ngài yêu thương chúng ta với tình yêu vĩnh cửu và đưa chúng ta đến với Ngài trong sự kiên nhẫn và thành tín (Giê-rê-mi 31:3). Ngài cũng làm sáng tỏ rằng Ngài không thể hòa thuận với bất cứ ai được gọi là thần của một tôn giáo khác: "Chẳng có Đức Chúa Trời nào tạo thành trước ta, và cũng chẳng có sau ta nữa" (Êsai 43:10) và "Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác, ngoài ta không có Đức Chúa Trời nào khác nữa" (Êsai 45: 5).

Thứ hai, đạo Sikh chống lại ngôi vị độc nhất của Chúa Jêsus Christ. Kinh Thánh Cơ Đốc giáo khẳng định rằng sự cứu rỗi chỉ có thể đến qua Ngài mà thôi: "Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha" (Giăng 8:24;14:6). "Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu" (Công-vụ 4:12). Bất kể địa vị nào mà người Sikh có thể gán cho Đấng Christ, thì đó không phải là địa vị xứng hợp với Ngài, cũng không phải là điều mà Kinh Thánh dành cho Ngài – là Con Đức Chúa Trời và là Đấng Cứu Chuộc cho thế gian.

Thứ ba, người Sikh và Cơ Đốc nhân mỗi người đều tuyên bố rằng Kinh Thánh của họ đã được soi dẫn một cách đặc biệt (duy nhất). Các sách cổ của Cơ đốc giáo và Sikh giáo không thể cho cả hai là "Lời duy nhất của Đức Chúa Trời". Cụ thể, Cơ Đốc giáo tuyên bố rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. Do Đức Chúa Trời soi dẫn, được viết ra cho tất cả những ai tìm kiếm để nhận biết và hiểu "có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành" (2 Ti-mô-thê 3:16-17). Kinh Thánh được Cha Thiên Thượng ban cho chúng ta để chúng ta có thể nhận biết và yêu mến Ngài, hầu cho chúng ta "hiểu biết lẽ thật" (1 Ti-mô-thê 2:4), và chúng ta có thể đến cùng Ngài hưởng sự sống đời đời.

Thứ tư và cuối cùng, quan điểm cứu chuộc của đạo Sikh đã bác bỏ sự chuộc tội của Đấng Christ. Người Sikh dạy thuyết nghiệp chướng với lòng sùng kính Đức Chúa Trời. Nghiệp chướng là sự giải thích không đầy đủ về tội lỗi, và dù có làm nhiều việc lành đến đâu thì cũng không thể đền bồi ngay cả chỉ một tội lỗi chống lại một Đức Chúa Trời vô cùng thánh khiết. Sự thánh khiết toàn vẹn không thể chấp nhận được để làm bất cứ điều gì ít hơn là ghét điều ác. Vì Ngài là công bình, Đức Chúa Trời không thể tha thứ tội lỗi mà không chuộc lại tội lỗi đã gây ra. Vì Ngài là tốt lành, Đức Chúa Trời không thể để tội nhân vào vui hưởng ở thiên đàng mà không có sự biến đổi.

Nhưng trong Đấng Christ, là Đức Chúa Trời, chúng ta có một sự hy sinh vô hạn để chuộc tội cho chúng ta. Giá chuộc tội cho chúng ta quá cao không thể đong đếm được, mà loài người chúng ta không có đủ khả năng cho điều đó. Nhưng chúng ta có thể nhận nó như một món quà. Đây là những gì mà Kinh Thánh muốn nói về "ân sủng". Đấng Christ đã trả món nợ mà chúng ta không thể trả được. Ngài hy sinh mạng sống của Ngài thay cho chúng ta để chúng ta có thể sống với Ngài. Chúng ta chỉ cần đặt niềm tin vào Ngài. Mặt khác, đạo Sikh không có khả năng giải quyết hậu quả vô hạn của tội lỗi, vai trò về sự tốt lành và công chính của Đức Chúa Trời, và sự bại hoại hoàn toàn của con người.

Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng đạo Sikh có dấu tích lịch sử và thần học của cả Ấn Độ giáo và Hồi giáo, nhưng không thể được hiểu đúng như một sự pha trộn của hai đạo này. Nó đã phát triển thành một hệ thống tôn giáo riêng biệt. Một Cơ Đốc nhân có thể tìm thấy điểm chung với đạo Sikh ở một số điểm, nhưng cuối cùng Cơ Đốc giáo và đạo Sikh là không thể hòa hợp.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Sikh là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries