Câu hỏi
Kinh Thánh nói phải làm gì với một đứa trẻ nổi loạn?
Trả lời
Một đứa trẻ có biểu hiện chống đối có thể làm như vậy vì những lý do khác nhau. Cách nuôi dạy con khắt khe, không âu yếm, và hay chỉ trích dường như lúc nào cũng dẫn đến ít nhiều sự chống đối. Ngay cả đứa trẻ phục tùng nhất cũng sẽ chống đối - ở bên trong hay biểu hiện ra bên ngoài – khi đối diện với cách dạy dỗ như vậy. Dĩ nhiên, cần phải tránh theo lối dạy con như thế. Ngoài ra, một chút chống đối cha mẹ là lẽ tự nhiên trong thanh thiếu niên khi chúng đang dần dần tách ra từ gia đình trong quá trình tự thiết lập cuộc sống và cá tính riêng.
Giả sử rằng một đứa trẻ vốn sở hữu một đặc tính cứng đầu, đặc trưng của đứa trẻ đó sẽ có xu hướng thử vượt qua giới hạn, sự mong muốn quyền kiểm soát dữ dội, và một quyết tâm chống đối mọi thẩm quyền. Nói một cách khác, nổi loạn là từ trong bản chất của đứa trẻ đó. Mặt khác, những đứa trẻ ương ngạnh và hay chống đối như thế thường rất sáng dạ và có thể “hiểu ra được” rất lẹ các tình huống, biết cách để kiểm soát chuyện xảy ra và mọi người xung quanh. Những đứa trẻ như vậy thường lại là một thách thức hết sức khó khăn và mệt mỏi cho cha mẹ chúng.
May mắn sao, việc Chúa đã tạo nên trẻ con là những người có những tính cách như thế lại là một sự thật. Chúa yêu trẻ con, và Chúa cũng không quên cho cha mẹ những phương sách để đối mặt với thách thức này. Kinh Thánh có đề ra những nguyên tắc để dạy dỗ trong sự khoan dụng cho một đứa trẻ nổi loạn, cứng đầu. Trước tiên, Châm Ngôn 22:6 dạy chúng ta “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo: hầu khi trở về già, nó sẽ không lìa đường lối đó”. Vì cho tất cả trẻ thơ, đường mà chúng cần đi là đi tới Chúa. Dạy trẻ thơ Lời của Chúa là việc cốt yếu cho mọi đứa trẻ, để trẻ có thể biết Chúa là ai và làm thế nào để hợp ý Chúa. Với một đứa trẻ cứng đầu, hiểu được điều gì thúc đẩy nó – ước ao được thống trị – sẽ có lợi ích lâu dài để giúp trẻ có thể tìm “định hướng”. Đứa trẻ nổi loạn đó phải hiểu được nó không có quyền thống trị thế giới – Chúa là người nắm quyền – và nó phải tuân theo đường lối Chúa. Cha mẹ phải thấu hiểu được sự thật này và làm theo như thế. Nếu chính cha mẹ mà cũng đi ngược lại Chúa sẽ không thể nào làm cho con trẻ tuân phục.
Khi đã thiết lập được việc Chúa là Đấng tạo ra luật lệ, cha mẹ phải giúp cho con cái mình hiểu rõ trong suy nghĩ của chúng cha mẹ chính là những công cụ do Chúa sử dụng và sẽ làm bất cứ điều gì hay mọi cách gì để thực hiện chương trình của Chúa trong gia đình. Một đứa trẻ nổi loạn cần phải được dạy rằng kế hoạch của Chúa là để cho cha mẹ dẫn dắt và cho con cái tuân theo. Không thể có chút yếu mềm nào trong việc này. Đưá trẻ mà cứng đầu này có thể phát hiện sự mềm lòng dù chỉ có chút sơ hở và sẽ nắm bắt ngay cơ hội này để lấp vào vị trí làm chủ còn trống và nắm lấy quyền kiểm soát. Nguyên tắc cần phải tuân theo người có thẩm quyền là thiết yếu cho một đứa trẻ ngang ngạnh. Nếu sự phục tùng không được học hỏi trong quãng thời ấu thơ, tương lai của đứa trẻ đó sẽ đầy rẫy những xung đột với vị trí thẩm quyền, bao gồm người chủ, cảnh sát, tòa án pháp luật, và các nhà lãnh đạo quân sự. Rô-ma 13:1-5 nói rất rõ việc Chúa đặt những chính quyền trên chúng ta, và chúng ta phải phục tùng chính quyền đó.
Ngoài ra, một đứa trẻ ương ngạnh chỉ sẽ làm theo luật lệ hay pháp luật nếu những điều đó phải có nghĩa lý với chúng. Giải thích chặt chẽ cho trẻ lý do của mỗi luật lệ, luôn luôn nhắc đi nhắc lại chân lý rằng việc chúng ta làm là theo cách của Chúa và điều đó không bất di bất dịch. Giải thích cho trẻ rằng cha mẹ có trách nhiệm để yêu thương và kỷ luật con của họ và không làm được điều này có nghĩa là cha mẹ đang vi phạm với Chúa. Nhưng khi nào có thể, để cho trẻ có những cơ hội được tham gia để đưa ra những quyết định giúp cho trẻ không cảm thấy bất lực. Ví dụ như, đi đến nhà thờ là việc không được bàn cãi vì Chúa ra lệnh cho chúng ta phải họp lại với những tín hữu khác (Hê-bơ-rơ 10:25), nhưng trẻ con lại có thể quyết định (với lý do chính đáng) việc chúng muốn diện quần áo gì, chỗ ngồi của gia đình ở đâu, … Đưa ra những công việc mà giúp cho chúng có thể đóng góp ý kiến chẳng hạn như lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ của gia đình.
Hơn thế nữa, nuôi dạy con cần có sự kiên định cũng như kiên trì. Cha mẹ phải cố gắng không cao giọng quát tháo hoặc giơ tay trong lúc tức giận hay nóng nảy mất bình tĩnh. Điều này sẽ làm cho đứa trẻ có được sự kiểm soát mà đứa bé trai/gái muốn có, và đứa bé trai/gái sẽ nhanh chóng học cách kiểm soát cha mẹ bằng cách làm cha mẹ nổi giận đến mức họ sẽ phản ứng xúc cảm nhất thời. Sự trừng phạt theo hình thể thường không tác dụng với những đứa trẻ như thế này vì chúng thích thú khi được đẩy bố mẹ tới tột điểm đến mức chúng sẽ cho rằng phải chịu một chút đau đớn là rất thích đáng. Cha mẹ của những đứa trẻ ngang ngược thường cho biết rằng con họ thường cười nhạo họ trong khi bị đánh, cho nên việc đánh đòn có thể không là biện pháp tốt nhất đối với những đứa trẻ này. Có thể không lúc nào hơn hết trong cuộc sống những trái chín của người Tin Lành đến từ Thánh Linh trong việc nhịn nhục và tiết độ (Ga-la-ti 5:23) lại cần thiết như trong cách đối xử với những đứa trẻ hỗn nghịch.
Dù cho dạy dỗ những đứa trẻ này có làm cha mẹ giận dữ đến mức nào, cha mẹ có thể tìm thâý sự an ủi trong lời hứa của Chúa không cho chúng ta thử thách nào vượt quá sức chịu đựng của mình (1 Cô-rin-tô 10:13). Nếu Chúa cho cha mẹ một đứa trẻ cứng đầu, cha mẹ có thể tin tưởng rằng Chúa không hề nhầm lẫn và sẽ cung cấp cho họ những chỉ dẫn và cách thức họ cần để dạy dỗ con cái. Có thể hơn hết khi nào trong cuộc đời của người làm cha mẹ mà việc cha mẹ thực hiện điều “cầu nguyện không ngừng” (1 Thê-sa-lô-ni-ca 5:17) có nghĩa với họ bằng trong tình huống với đứa trẻ ngang bướng. Cha mẹ của những con trẻ này sẽ phải dành nhiều thời gian quỳ gối cầu nguyện trước Chúa để có sự khôn ngoan, mà Chúa hứa sẽ chu cấp (Gia-cơ 1:5). Cuối cùng, nên có sự an ủi khi biết rằng những đứa trẻ mà ngang ngạnh nhưng được dạy dỗ chu đáo thường sẽ trở thành những người lớn đạt những thành tích cao và thành công. Nhiều trong những đứa trẻ bướng bỉnh qua công lao của cha mẹ kiên định và chăm chỉ đã yêu mến và kính phục Chúa rồi trở thành những Cơ Đốc Nhân đầy dũng cảm, và tâm huyết trong việc sử dụng tài năng của mình để phục vụ Chúa.
English
Kinh Thánh nói phải làm gì với một đứa trẻ nổi loạn?