Câu hỏi
Giả thuyết bản văn là gì?
Trả lời
Giả thuyết bản văn về cơ bản là một giả thuyết nhằm loại bỏ yếu tố siêu nhiên ra khỏi Ngũ Kinh và phủ nhận quyền tác giả của Môi-se. Những câu chuyện về việc dân Y-sơ-ra-ên vượt qua biển Đỏ, ma-na trong đồng nắng, nước chảy ra từ vầng đá, v.v., được xem là những câu chuyện truyền miệng. Do đó, những điều kỳ diệu xảy ra chính là sản phẩm của những người kể chuyện giàu trí tưởng tượng chứ không phải những sự kiện đã thực sự xảy ra và đã được những người chứng kiến ghi lại. Giả thuyết bản văn, cùng với giả thuyết JEDP (Nó cho rằng Ngũ kinh là một tập hợp của bốn tài liệu độc lập ban đầu: các nguồn Jahwist, Elohist, Deuteronomist và Priestly), phủ nhận việc Môi-se đã viết Ngũ kinh mà bởi bốn (hoặc nhiều) tác giả/ người biên soạn lại khác nhau qua hàng trăm năm. Giả thuyết bản văn là nỗ lực của thần học tự do nhằm dấy lên những tranh luận về tính xác thực của Ngũ kinh.
Những người ủng hộ giả thuyết bản văn thì cho rằng Ngũ kinh được viết vào khoảng năm 400 trước Công nguyên, khoảng 1000 năm sau khi Môi-se qua đời (khoảng năm 1400 trước Công nguyên). Do đó, một văn bản 1000 năm tuổi, dù có được ghi lại một cách trung thực nhất có thể, thì vẫn sẽ có những thay đổi về những sự kiện gốc. Ngũ Kinh vẫn được viết trong thời gian dân Y-sơ-ra-ên đi lang thang trong hoang mạc vì họ nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời. Vậy, cuối cùng để ghi lại cuộc hành trình này vào khoảng 1.000 năm sau đó là để đưa ra những suy đoán về tính xác thực của cuộc hành trình ban đầu. Trong nhiều năm, các nhà thần học tự do đã cố gắng làm giảm giá trị của Lời Chúa bằng cách gây nghi hoặc về tính lịch sử và quyền tác giả của Ngũ Kinh.
Câu hỏi đặt ra là liệu quan điểm thần học tự do này có cơ sở nào không. Nếu như những người ủng hộ giả thuyết bản văn khẳng định rằng Ngũ kinh được viết bắt đầu từ năm 400 trước Công nguyên, sau khi dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày ở Ba-by-lôn, thì Môi-se không thể là tác giả. Tuy nhiên, Chúa Giê-su nói trong Mác 12:26 rằng: “Còn việc người chết được sống lại, các ngươi chưa đọc câu chuyện về bụi gai trong sách Môi-se sao? Vì sao Đức Chúa Trời đã phán với ông, ‘Ta là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, Đức Chúa Trời của Gia-cốp’?” Chúa Giê-su tuyên bố rõ ràng rằng Môi-se đã viết tường thuật về bụi cây cháy trong Xuất Ê-díp-tô Ký 3. Do đó, nếu Ngũ Kinh được viết khoảng 1.000 năm sau khi Môi-se qua đời là phủ nhận những lời của Chúa Giê-su, vì Ngài chỉ rõ rằng Xuất Ê-díp-tô ký là một phần của “sách Môi-se”.
Có bằng chứng chắc chắn bác bỏ toàn bộ giả thuyết bản văn rằng Môi-se cũng đã viết các sách khác của Ngũ kinh. Trong Công vụ các sứ đồ 3:22, Phi-e-rơ đã nhắc đến Phục truyền luật lệ ký 18:15 và cho rằng Môi-se là tác giả của đoạn văn đó. Trong Rô-ma 10:5, Phao-lô đã nói, “Môi-se viết điều này,” và sau đó tiếp tục trích dẫn Lê-vi Ký 18:5.
Giả thuyết bản văn đặt ra câu hỏi về những lời chứng của Chúa Giê-su, Phi-e-rơ và Phao-lô, vì tất cả họ đều làm chứng rằng Môi-se đã viết ít nhất ba sách trong Ngũ Kinh. Lịch sử và truyền thống Do Thái cũng ghi nhận Môi-se là tác giả của Ngũ kinh, không ủng hộ bất kỳ giả thuyết bản văn nào. Giả thuyết bản văn chỉ là giả thuyết và chưa bao giờ được chứng minh, dù có nhiều nhà thần học tự do tuyên bố rằng nó đã được chứng minh.
English
Giả thuyết bản văn là gì?