settings icon
share icon
Câu hỏi

Giáo lý sai lạc là gì?

Trả lời


Giáo lý là "một tập hợp các ý tưởng hoặc niềm tin được dạy hoặc được tin là chân lý." Giáo lý Kinh Thánh đề cập tới những sự giảng dạy phù hợp với Lời Chúa được mặc khải, đó là Kinh Thánh. Giáo lý sai lạc là bất kỳ những ý tưởng nào thêm vào, bỏ bớt đi, mâu thuẫn, hoặc vô hiệu hóa giáo lý được rút ra từ Lời Chúa. Chẳng hạn như, bất kỳ sự giảng dạy nào về Chúa Giê-xu mà chối bỏ việc Ngài được sinh ra từ nữ đồng trinh là một giáo lý sai lạc, bởi điều đó mâu thuẫn với sự giảng dạy rõ ràng trong Kinh Thánh (Ma-thi-ơ 1:18).

Ngay từ thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, giáo lý sai lạc đã xâm nhập vào Hội Thánh, và nhiều thư tín trong Tân Ước đã được viết để giải quyết những giáo lý sai trái đó (Ga-la-ti 1:6-9; Cô-lô-se 2:20-23; Tít 1:10-11). Phao-lô khuyên môn đệ Ti-mô-thê của mình hãy chống lại những người đang gieo ra những dị giáo và gây bối rối cho bầy chiên: "Ví thử có người dạy dỗ đạo khác, không theo lời có ích của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta và đạo lý theo sự tin kính, thì người đó là lên mình kiêu ngạo, không biết chi hết; nhưng có bịnh hay gạn hỏi, cãi lẫy,bởi đó sanh sự ghen ghét, tranh cạnh, gièm chê, nghi ngờ xấu xa" (1 Ti-mô-thê 6:3-4).

Là tín đồ của Đấng Christ, chúng ta không có lý do gì để tiếp tục không biết gì về thần học bởi vì chúng ta có "toàn bộ lời khuyên của Chúa" (Công vụ 20-27) dành sẵn cho chúng ta – Kinh Thánh là trọn vẹn. Khi chúng ta "chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời" (2 Ti-mô-thê 2:15), chúng ta ít có khả năng bị những người chuyên nói những lời mật ngọt hay những tiên tri giả dụ dỗ. Khi chúng ta biết Lời Đức Chúa Trời, "chúng ta không như trẻ con nữa, bị người ta lừa đảo, bị mưu chước dỗ dành làm cho lầm lạc, mà day động và dời đổi theo chiều gió của đạo lạc" (Ê-phê-sô 4:14).

Điều quan trọng là chỉ ra sự khác biệt giữa giáo lý sai lạc và sự bất đồng giáo phái. Những nhóm hệ phái khác nhau nhìn nhận những vấn đề thứ yếu trong Kinh Thánh khác nhau. Những khác biệt này không phải lúc nào cũng do giáo ký sai lạc của bất kì bên nào. Những chính sách, qui định tổ chức của Hội Thánh, những kiểu thờ phượng, … tất cả điều này có thể cởi mở để thảo luận, bởi vì chúng không trực tiếp được đề cập trong Kinh Thánh. Ngay cả những vấn đề được đề cập trong Kinh Thánh cũng thường được các môn đệ chân thành của Đấng Christ tranh luận bình đẳng. Những sự khác biệt trong diễn giải hay thực hành không nhất thiết qui là giáo lý sai lạc, cũng không nên chia rẽ Thân Thể của Đấng Christ (1 Cô-rinh-tô 1:10).

Giáo lý sai lạc là điều chống lại một số lẽ thật cơ bản hay điều gì cần thiết cho sự cứu rỗi. Sau đây là một số ví dụ về giáo lý sai lạc:

Sự xóa bỏ địa ngục: Kinh Thánh mô tả địa ngục là một nơi thực sự của sự tra tấn đời đời, là đích đến cho mọi linh hồn không được phục hồi (Khải huyền 20:15; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:8). Việc chối bỏ địa ngục trực tiếp mâu thuẫn với Lời của Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ 10:28; 25:46) và do đó là một giáo lý sai lạc.

Ý tưởng rằng có "nhiều con đường đến với Chúa": Triết lý này gần đây trở nên phổ biến dưới vỏ bọc của sự khoan dung. Giáo lý sai lạc này khẳng định rằng, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu, Ngài sẽ chấp nhận mọi nỗ lực tôn giáo miễn là những người thực hành thành tâm. Thuyết tương đối này công khai chống lại toàn bộ Kinh Thánh và xóa bỏ một cách hữu hiệu mọi nhu cầu để Đức Chúa Con xuống trong xác thịt và bị đóng đinh vì chúng ta (Giê-rê-mi 12:17; Giăng 3:15-18). Điều đó cũng mâu thuãn với lời trực tiếp của Chúa Giê-xu rằng Ngài là con đường duy nhất để đến với Thiên Chúa (Giăng 14:6).

Bất kỳ sự giảng dạy nào định nghĩa lại về con người của Chúa Giê-xu: Giáo lý chối bỏ thần tính của Đấng Christ, sự giáng sinh bởi nữ đồng trinh, bản chất không tội lỗi của Ngài, sự chết thật sự của Ngài, hay sự phục sinh về thể xác của Ngài đều là giáo lý sai lạc. Một nhóm theo Cơ Đốc Giáo sai lạc xác nhận mình là một giáo phái, có thể tự xưng mình là Cơ Đốc Nhân nhưng thực chất lại giảng dạy những giáo lý sai lạc. Thậm chí nhiều giáo phái chính đã bắt đầu trượt nhanh vào sự bội giáo bằng cách tuyên bố rằng họ không còn giữ lời giải thích theo nghĩa đen của Kinh thánh hay thần tính của Đấng Christ. 1 Giăng 4:1-3 nói rõ rằng việc chối bỏ giáo lý về Đấng Christ là "chống lại Đấng Christ". Chúa Giê-xu mô tả các tiên tri giả trong vòng hội thánh giống như "sói đội lốt cừu" (Ma-thi-ơ 7:15).

Giảng dạy rằng cần thêm những hoạt động tôn giáo của con người vào công tác cứu chuộc đã hoàn tất của Đấng Christ: trên thập tự giá là những phần cần thiết cho sự cứu rỗi. Sự giảng dạy này chỉ là lời nói suông (lời đầu môi chót lưỡi) cho sự cứu rỗi bởi đức tin mà thôi nhưng lại khăng khăng rằng nghi lễ tôn giáo (như là phép báp-têm bằng nước) là cứu cánh. Thậm chí một số nhóm lập ra quy luật về kiểu tóc, lựa chọn trang phục và tiêu thụ lương thực. Romans 11:6 cảnh báo chống lại những nỗ lực để pha trộn ân điển với việc làm. Ê-phê-sô 2:8-9 nói rằng chúng ta được cứu bởi ân điển của Chúa, qua đức tin, và chúng ta không cần phải thêm vào hay bỏ bớt điều gì trong đó. Ga-la-ti 1:6-9 tuyên bố một sự rủa sả cho những ai thay đổi tin mừng về sự cứu rỗi bởi ân điển.

Sự giảng dạy về ân điển giống như một giấy phép để phạm tội: Đôi khi được gọi là "niềm tin dễ dãi". Giáo lý sai lạc này ngụ ý rằng tất cả những điều một người phải làm để đứng vững với Chúa là phải tin những sự kiện về Chúa Giê-xu, cầu nguyện vào một lúc nào đó, và tiếp tục kiểm soát đời sống của mình với sự đảm bảo về thiên đàng trong ngày sau cùng].

[Đôi khi niềm tin dễ dãi được gọi là "thuyết 'tin rất dễ'", giáo lý sai lệch này ngụ ý rằng chỉ cần "tin" để được cứu mà không cần phải sống theo tinh thần đạo Cơ Đốc (nếp sống đạo Cơ Đốc). Tuy nhiên, đó không phải là ý nghĩa của "chỉ tin". Niềm tin đích thực vào Đấng Christ sẽ luôn luôn dẫn đến một đời sống được thay đổi].

Phao-lô đã giải quyết về điều này trong Rô-ma 6. Trong Ma-thi-ơ 7:21-23, Chúa Giê-xu cảnh cáo những ai chấp nhận giáo lý này là những người hoàn toàn không biết Ngài. 2 Cô-rinh-tô 5:17 khẳng định răng ai ở "trong Đấng Christ" đều trở "nên mới". Sự biến đổi này, là sự đáp ứng đức tin của một người theo Đấng Christ, thay đổi những hành vi bên ngoài. Nhận biết và yêu Chúa Giê-xu là vâng theo Ngài (Lu-ca 6:46).

Sa-tan đã gây nhầm lẫn và bẻ cong lời Chúa ngay từ trong Vườn Ê-đen (Sáng Thế ký 3:1-4; Ma-thi-ơ 4:6). Những giáo sư giả, những người hầu việc Sa-tan, cố gắng xuất hiện như "những người phục vụ sự công chính" (2 Cô-rinh-tô 11:15), nhưng họ sẽ được nhận biết bởi trái của họ (Ma-thi-ơ 7:16). Người bịp bợm (lừa gạt) thúc đẩy giáo lý sai lạc sẽ tỏ ra những dấu hiệu của sự kiêu ngạo, tham làm, và nổi loạn (xem trong Giu-đe 1:11) và thường thúc đẩy và tham gia vào trong việc phạm tội tà dâm (2 Phi-e-rơ 2:14; Khải Huyền 2:20).

Chúng ta hãy khôn ngoan để nhận ra rằng thật dễ dàng bị lừa gạt bởi dị giáo == you're right Be Ha và khiến nó trở thành thói quen của chúng ta giống như người Bê-rê đã làm trong Công vụ 17:11: Những người nầy… đều sẵn lòng chịu lấy đạo, ngày nào cũng tra xem Kinh thánh, để xét lời giảng có thật chăng." Khi chúng ta lấy đó làm đích cho mình để đi theo sự hướng dẫn của hội thánh đầu tiên, chúng ta sẽ tránh xa được những cạm bấy của giáo lý sai lạc. Công vụ 2:42 nói rằng: "Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện." Sự tận hiến này sẽ bảo vệ chúng ta và đảm bảo rằng chúng ta đang ở trên con đường Chúa Giê-xu dành cho chúng ta.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Giáo lý sai lạc là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries