settings icon
share icon
Câu hỏi

Tại sao Giu-đa phản bội Chúa Giê-xu?

Trả lời


Trong khi chúng ta không thể biết chắc chắn hoàn toàn tại sao Giu-đa phản bội Chúa Giê-xu, thì có những điều là chắc chắn. Trước hết, dù Giu-đa đã được chọn là một trong Mười Hai môn đồ (Giăng 6:64), nhưng tất cả sự kiện Kinh Thánh cho thấy sự thật rằng ông chưa bao giờ tin Chúa Giê-xu là Chúa. Ông thậm chí còn không bị thuyết phục rằng Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế (theo cách Giu-đa hiểu). Không giống như những môn đồ khác đã xưng Giê-xu là “Chúa”, Giu-đa không bao giờ dùng danh xưng này cho Chúa Giê-xu, thay vào đó ông gọi Ngài là “Thầy”, điều đó thừa nhận rằng Chúa Giê-xu cũng giống như bao thầy dạy đạo khác. Trong cùng thời điểm những môn đồ khác thì đã công bố mạnh mẽ đức tin và lòng trung thành (Giăng 6:68; 11:16), nhưng Giu-đa không bao giờ làm vậy và dường như vẫn im lặng. Thiếu đức tin nơi Chúa Giê-xu là căn bản dẫn đến những sự suy xét khác được liệt kê dưới đây. Sự thật tương tự với chúng ta. Nếu chúng ta không nhận ra Chúa Giê-xu là hiện thân của Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng ban sự tha thứ cho những vi phạm của chúng ta – và sự sống đời đời kèm theo – chúng ta sẽ mắc vô số những sai lầm khác bắt nguồn từ sự sai lầm trong việc nhìn nhận Đức Chúa Trời.

Thứ hai, Giu-đa không chỉ thiếu đức tin vào Đấng Cứu Thế, ông cũng là người có rất ít hoặc không có mối quan hệ cá nhân với Chúa Giê-xu. Khi các sách Phúc Âm Đồng Quan liệt kê Mười Hai môn đồ, danh sách luôn được liệt kê theo một trật tự chung với những khác biệt nhỏ (Ma-thi-ơ 10:2-4; Mác 3:16-19; Lu-ca 6:14-16). Người ta tin rằng thứ tự chung được liệt kê theo mức độ quan hệ cá nhân gần gũi với Chúa Giê-xu. Bất kể những khác biệt, Phi-e-rơ, anh em Gia-cơ và Giặng luôn luôn được nói đến đầu tiên, đúng với mối quan hệ của họ với Chúa Giê-xu. Thêm vào đó, cuộc đối thoại duy nhất được lưu trữ lại giữa Chúa Giê-xu và Giu-đa liên quan đến việc Giu-đa bị Chúa Giê-xu quở trách sau khi nói lên sự thúc đẩy tham lam đối với Ma-ri (Giăng 12:1-8), sự từ chối sự phản bội của Giu-đa (Ma-thi-ơ 26:25), và phản bội chính mình (Lu-ca 22:48)

Thứ ba, Giu-đa đã quá tham lam đến độ phản bội lòng tin của Chúa Jesus, của các môn đồ, chúng ta có thể xem trong Giăng 12:5-6. Giu-đa khao khát theo Chúa Jesus đơn giản vì ông nhìn thấy nguồn lợi lớn từ những người tin và theo Chúa. Sự thật Giu-đa chịu trách nhiệm nắm giữ túi tiền của nhóm cho thấy niềm thích thú với tiền bạc trong ông (Giăng 13:29)

Thêm vào đó, Giu-đa cũng giống phần lớn những người lúc bấy giờ, tin rằng Đấng Mê-si-a đến để đánh bại sự thống trị của La Mã và nắm giữ vị trí thống trị quốc gia Y-sơ-ra-ên. Giu-đa có thể theo Chúa hy vọng vào những quyền lợi từ Ngài như người nắm giữ quyền lực chính trị mới. Không còn nghi ngờ gì ông mong đợi vai trò thống trị sau cuộc cách mạng. Trong thời gian sự phản bội của Giu-đa, Chúa Giê-xu đã nói rõ rằng Ngài sẽ chết, không phải nổi dậy chống lại La Mã. Vì vậy Giu-đa có thể cho rằng – cũng giống như cách nghĩ của người Pha-ri-si – vì Ngài không đánh bại La Mã, Ngài không phải là Đấng Mê-si-a mà họ mong chờ.

Có một vài câu Kinh Thánh Cựu Ước cho thấy sự phản bội, vài câu thì chi tiết hơn những câu khác. Dưới đây là hai câu:

“Đến đỗi người bạn thân tôi, Mà lòng tôi tin-cậy, và đã ăn bánh tôi, Cũng giơ gót lên nghịch cùng tôi.” (Thi Thiên 41:9; xem đầy đủ trong Ma-thi-ơ 26:14, 48-49). Tương tự, “Ta nói cùng chúng nó rằng: Nếu các ngươi lấy làm tốt, thì hãy cho tiền công ta; bằng không thì đừng cho. Chúng nó bèn cân tiền công cho ta, là ba chục miếng bạc. Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hãy lấy giá tốt mà chúng nó định cho ta đó, đem quăng cho thợ gốm! Ta bèn lấy ba chục miếng bạc mà quăng cho thợ gốm tại trong nhà Đức Giê-hô-va.” (Xa-cha-ri 11:12-13); xem Ma-thi-ơ 27:3-5 về lời tiên tri được ứng nghiệm của Xa-cha-ri). Những lời tiên tri Cựu Ước này cho thấy sự phản bội của Giu-đa đã được Đức Chúa Trời biết và được hoạch định như là cách thức mà Chúa Giê-xu sẽ bị giết.

Nhưng nếu Chúa biết sự phản bội của Giu-đa, vậy thì Giu-đa có sự lựa chọn và có trách nhiệm trong sự phản bội đó không? Thật khó khăn cho nhiều người để hòa hợp quan điểm “tự do ý chí” (như hầu hết mọi người hiểu vậy) với sự kiện biết trước trong tương lai của Đức Chúa Trời, và điều này phần lớn là do kinh nghiệm bị giới hạn qua tuyến tính thời gian. Nếu chúng xem Đức Chúa Trời tồn tại vượt khỏi thời gian, vì Ngài đã tạo dựng muôn vật trước khi “thời gian” bắt đầu, cho nên chúng ta có thể hiểu rằng Đức Chúa Trời nhìn thấy mỗi phút giây thời gian trong hiện tại. Chúng ta kinh nghiệm thời gian tuyến tính – chúng ta nhìn thấy thời gian như là một đường thẳng, và chúng ta đi qua một điểm rồi mới đến điểm khác được, nhớ về quá khứ chúng ta đã trải qua, nhưng không thể thấy tương lai chúng ta đang hướng tới. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa vĩnh hằng kiến tạo thời gian, không ở trong “thời gian” hay giới hạn thời gian, mà vượt ra bên ngoài nó. Có thể nghĩ về thời gian (trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời) như một vòng tròn với Đức Chúa Trời ở trọng tâm và vì thế mà ngang bằng tại mọi thời điểm.

Trong bất kỳ trường hợp nào, Giu-đa có đầy đủ khả năng để đưa ra quyết định – ít nhất là cho đến lúc mà “Sa-tan nhập vào lòng ông” (Giăng 13:27) – và sự biết trước của Chúa (Giăng 13:10, 18, 21) không có cách nào thay thế khả năng Giu-đa để ra bất kỳ sự chọn lựa nào. Thay vào đó, những chọn lựa cuối cùng Giu-đa chọn, Chúa nhìn xem nó như đang quan sát ở thời hiện tại, và Chúa Giê-xu cho thấy rõ rằng Giu-đa chịu trách nhiệm cho lựa chọn và ông phải chịu trách nhiệm cho lựa chọn đó. “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong vòng các ngươi có một kẻ ngồi ăn cùng ta, sẽ phản ta. “ (Mác 14:18). Lưu ý Chúa Giê-xu nhận diện sự góp phần của Giu-đa như một người phản bội. Và liên quan đến trách nhiệm cho sự phản bội này Chúa Giê-xu nói, “Con Người sẽ phải chịu chết đúng theo lời Thánh Kinh viết về Ngài. Nhưng khốn cho kẻ nào phản bội Con Người để Ngài bị giết. Thà nó đừng sinh ra đời còn hơn.”(Mác 14:21). Cũng vậy, Sa-tan cũng dự phần vào việc này, xem trong Giăng 13:26-27, hắn cũng phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Đức Chúa Trời luôn luôn có sự khôn ngoan để kiểm soát mọi điều kể cả sự phản nghịch của Sa-tan vì ích lợi của loài người. Sa-tan đã giúp đưa Chúa Giê-xu lên thập tự giá, và tại thập tự giá thì tội lỗi và sự chết bị đánh bại, và hiện nay Đức Chúa Trời ban sự cứu rỗi cách miễn phí cho tất cả những ai nhận Giê-xu Christ là Cứu Chúa. English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao Giu-đa phản bội Chúa Giê-xu?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries