settings icon
share icon
Câu hỏi

Đời đời trong địa ngục là một hình phạt công bằng như thế nào dành cho tội lỗi?

Trả lời


Đây là một vấn đề gây phiền não cho những người chưa có sự hiểu biết rõ ràng về ba điều: bản chất của Đức Chúa Trời, bản chất của con người và bản chất của tội lỗi. Khi con người đã sa ngã và phạm tội thì bản chất của Đức Chúa Trời là một khái niệm khó cho họ hiểu được. Chúng ta có khuynh hướng nhìn biết Đức Chúa Trời là một Đấng nhân từ thương xót và tình yêu của Ngài dành cho chúng ta lớn đến mức làm mờ đi tất cả những bản chất khác của Ngài. Dĩ nhiên, Đức Chúa Trời yêu thương, nhân từ và thương xót, nhưng đầu tiên và trước hết Ngài là một Đức Chúa Trời thánh khiết và công bình. Ngài quá thánh khiết đến nỗi Ngài không thể chịu đựng tội lỗi. Ngài là Đức Chúa Trời mà cơn giận của Ngài bùng lên nghịch cùng người xấu xa và bất tuân (Ê-sai 5:25; Ô-sê 8:5; Xa-cha-ri 10:3). Ngài không chỉ là một Đức Chúa Trời yêu thương mà Ngài chính là tình yêu thương! Nhưng Kinh Thánh cũng nói cho chúng ta biết rằng Ngài ghét tất cả mọi phương cách của tội lỗi (Châm ngôn 6:16-19). Và mặc dù Ngài nhân từ, nhưng sự nhân từ của Ngài cũng có giới hạn. “Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va đang khi mình gặp được; hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần! Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào” (Ê-sai 55:6-7).

Loài người bị hư hoại bởi tội lỗi và tội lỗi đó luôn luôn chống nghịch lại với Đức Chúa Trời. Khi Đa-vít phạm tội bởi vì phạm tội tà dâm với Bết-sê-ba và mưu sát U-ri (chồng của Bết-sê-ba), thì ông đã đáp lại bằng một lời cầu nguyện gây sự chú ý: “Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi. Và làm điều ác trước mặt Chúa …” (Thi thiên 51:4). Vì Đa-vít đã phạm tội nghịch cùng Bết-sê-ba và U-ri, vậy thì làm sao ông có thể khẳng định rằng ông chỉ phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Trời thôi? Đa-vít đã hiểu rằng mọi tội lỗi cuối cùng thì cũng đều chống nghịch lại Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đấng đời đời và vô cùng (Thi thiên 90:2). Kết quả là, mọi tội lỗi đều phải nhận lấy hình phạt đời đời. Bản chất thánh khiết, toàn hảo và vô cùng của Đức Chúa Trời đã bị xúc phạm bởi tội lỗi của chúng ta. Mặc dù đối với tâm trí hữu hạn của chúng ta thì tội lỗi của chúng ta có giới hạn, nhưng đối với Đức Chúa Trời là Đấng vô hạn, vượt ngoài không gian, thì tội lỗi mà Ngài ghét luôn luôn diễn ra. Tội lỗi của chúng ta là đời đời trước mặt Ngài và vì vậy chúng ta phải nhận hình phạt đời đời để xứng đáng với sự công bình thánh khiết của Ngài.

Không ai hiểu điều này tốt hơn là người ở trong địa ngục. Một ví dụ hoàn hảo mà Kinh Thánh đề cập đến là câu chuyện của người giàu và La-xa-rơ. Cả hai đều qua đời, và người giàu phải đi vào địa ngục trong khi đó La-xa-rơ được lên thiên đàng (xem sách Lu-ca đoạn 16). Dĩ nhiên, người giàu đã nhận ra được tất cả những tội lỗi mà ông đã phạm trong suốt cuộc đời mình. Nhưng điều thú vị là ông không hề nói, “Làm sao tôi lại kết thúc ở đây?” Câu hỏi đó chẳng bao giờ được hỏi ở địa ngục. Ông ấy cũng không nói, “Tôi thật sự có đáng bị điều này không? Bạn không nghĩ đây là điều không đáng kể sao? Như vậy có quá đáng không?”. Nhưng ông ấy chỉ yêu cầu một người nào đó đi đến gặp anh em của ông là những người đang còn sống để cảnh báo họ về số phận mà ông đang gánh chịu.

Cũng giống như người giàu, mọi tội nhân ở trong địa ngục đều có một nhận thức rõ ràng rằng mình đáng bị ở đây. Sự hiểu biết trọn vẹn, sự nhận thức sâu sắc, và lương tâm cắn rứt của mỗi tội nhân ở trong địa ngục lại trở thành người làm cho chính họ đau khổ. Đây chính là kinh nghiệm của sự đau đớn ghê gớm ở trong địa ngục – là một người với sự nhận thức trọn vẹn về tội lỗi của mình cùng với sự cắn rứt không ngớt của lương tâm mà không được khuây khỏa thậm chí trong chốc lát. Cảm giác tội lỗi sẽ sản sinh ra sự xấu hổ và sự tự căm thù chính bản thân mình đời đời. Người giàu đã nhận biết rằng hình phạt đời đời cho quãng đời tội lỗi là công bình và xứng đáng. Đó là lý do tại sao ông không hề phản kháng hoặc thắc mắc khi bị ở trong địa ngục.

Thực tế của sự đày đọa đời đời, địa ngục đời đời, và hình phạt đời đời thì rất kinh khiếp và bất an. Nhưng quả thực là tốt khi chúng ta cảm thấy khiếp sợ. Mặc dù điều này nghe có vẻ tàn nhẫn nhưng có một tin tức tốt lành. Đức Chúa Trời yêu chúng ta (Giăng 3:16) và muốn chúng ta được cứu khỏi địa ngục (II Phi-e-rơ 3:9). Nhưng bởi vì Đức Chúa Trời cũng là Đấng công bình và ngay thẳng nên Ngài phải trừng phạt tội lỗi của chúng ta. Một người nào đó phải bị trừng phạt vì nó. Trong tình yêu thương và sự thương xót vô cùng của Ngài nên Đức Chúa Trời đã chuẩn bị sự trả giá của chính Ngài dành cho tội lỗi của chúng ta. Ngài đã sai Con duy nhất của Ngài là Chúa Giê-xu Christ để trả cho hình phạt dành cho tội lỗi của chúng ta bằng cách chết trên thập tự giá vì chúng ta. Sự chết của Chúa Giê-xu là sự chết vô hạn bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời vô hạn, là con người vô hạn, đang trả cho món nợ vô hạn của chúng ta để chúng ta sẽ không phải trả nó trong địa ngục đời đời (II Cô-rinh-tô 5:21). Nếu chúng ta xưng tội mình và đặt niềm tin nơi Đấng Christ, cầu xin sự tha thứ của Đức Chúa Trời dựa trên sự hy sinh của Đấng Christ thì chúng ta sẽ được cứu, được tha thứ, được tẩy sạch và được hứa ở trong ngôi nhà đời đời trên thiên đàng. Đức Chúa Trời yêu chúng ta nhiều đến mức Ngài đã cung cấp phương tiện cho sự cứu rỗi của chúng ta nhưng nếu chúng ta từ chối món quà sự sống đời đời của Ngài thì chúng ta sẽ đối diện với những hậu quả đời đời của quyết định đó.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Đời đời trong địa ngục là một hình phạt công bằng như thế nào dành cho tội lỗi?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries