settings icon
share icon

Sách II Cô-rinh-tô

Tác giả: Cô-rinh-tô 2 1:1 nhận diện tác giả của sách này chính là sứ đồ Phao-lô, có thể là cùng với Ti-mô-thê.

Niên đại của bản văn: Sách Cô-rinh-tô 2 có thể đã được viết ra vào khoảng năm 55-57 SCN.

Mục đích của bản văn: Hội thánh tại Cô-rinh-tô hình thành vào năm 52 SCN khi ông Phao-lô thăm viếng nơi này trong chuyến hành trình truyền giáo thứ 2. Và ông đã lưu lại đây một năm rưỡi, đây là lần đầu ông được phép lưu trú tại một nơi lâu như ông muốn. Văn bản thuật lại chuyến viếng thăm và thành lập Hội thánh tại đây nằm trong sách Công Vụ 18:1-18.

Trong thư tín thứ 2 gửi người Cô-rinh-tô, ông Phao-lô bày tỏ sự nhẹ nhõm và niềm vui khi họ đã tiếp nhận bức thư “nghiêm khắc” (đã bị thất lạc) của ông với thái độ tích cực. Bức thư đó đề cập những vấn đề khiến Hội thánh bị phân rẽ, chủ yếu là về những sứ đồ tự xưng (giả hình) (2 Cô-rinh-tô 11:13) tấn công phẩm chất của ông Phao-lô, gây chia rẽ các tín hữu, và dạy những giáo lý sai trật. Họ ra mặt chất vấn sự thành thật của ông Phao-lô (2 Cô-rinh-tô 1:15-17), về khả năng lời nói của ông (2 Cô-rinh-tô 10:10, 11:6), và việc ông không sẵn lòng nhận sự hỗ trợ của Hội thánh tại Cô-rinh-tô (2 Cô-rinh-tô 11:7-9; 12:13). Cũng có một vài người không ăn năn về đời sống trụy lạc của bản thân (2 Cô-rinh-tô 12:20-21).

Ông Phao-lô quá đỗi vui mừng khi Tít cho ông biết rằng đa phần người Cô-rinh-tô đã ăn năn sự họ chống đối ông (2 Cô-rinh-tô 2:12-13; 7:5-9). Vị sứ đồ này khích lệ họ bằng cách bày tỏ tình yêu thật của ông dành cho họ (2 Cô-rinh-tô 7:3-16). Ông Phao-lô cũng tìm cách bênh vực cho chức vụ sứ đồ của mình, vì có một vài người trong Hội thánh có thể đã chất vấn thẩm quyền của ông (2 Cô-rinh-tô 13:3).

Ông Phao-lô nhận thấy người Cô-rinh-tô đã tiếp nhận bức thư “nghiêm khắc” của ông một cách tích cực. Vị sứ đồ này khích lệ họ bằng cách bày tỏ tình yêu thật của ông dành cho họ (2 Cô-rinh-tô 7:3-16). Ông Phao-lô cũng tìm cách bênh vực cho chức vụ sứ đồ của mình, vì có một vài người trong Hội thánh có thể đã chất vấn thẩm quyền của ông (2 Cô-rinh-tô 13:3).

Câu Kinh Thánh chìa khóa:

2 Cô-rinh-tô 3:5: “không phải chúng tôi có tài năng để nghĩ mình có thể làm được gì, nhưng tài năng của chúng tôi đến từ Đức Chúa Trời.”

2 Cô-rinh-tô 3:18: “Tất cả chúng ta đều để mặt trần chiêm ngưỡng vinh quang Chúa, được biến đổi trở nên giống như hình ảnh Ngài, từ vinh quang đến vinh quang; vì điều nầy đến từ Chúa là Thánh Linh.”

2 Cô-rinh-tô 5: 17: “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, người ấy là tạo vật mới, những gì cũ đã qua đi, nầy, mọi sự đều trở nên mới.”

2 Cô-rinh-tô 5: 21: “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng không hề biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, để trong Đấng ấy chúng ta được trở nên công chính trước mặt Đức Chúa Trời.”

2 Cô-rinh-tô 10: 5: “đánh hạ các lý luận và mọi sự kiêu căng chống lại sự hiểu biết Đức Chúa Trời, và buộc mọi ý tưởng phải thuận phục Đấng Christ.”

2 Cô-rinh-tô 13: 4: “Mặc dù Ngài đã chịu đóng đinh vào thập tự giá trong tình trạng yếu đuối, nhưng Ngài đang sống với quyền năng của Đức Chúa Trời. Chúng tôi cũng vậy, dù yếu đuối trong Ngài, nhưng nhờ quyền năng của Đức Chúa Trời chúng tôi sẽ sống với Ngài, để cư xử với anh em.”

Tóm tắt: Sau khi đạt lời chào thăm các tín hữu tại Hội thánh ở Cô-rinh-tô và giải thích lý do ông không thăm viếng họ theo kế hoạch ban đầu. (1:3-2:2), ông Phao-lô giải thích về bản chất chức vụ của mình là gì. Sự đắc thắng bởi Đấng Christ và sự thành thật trong mắt Chúa là kim chỉ nam trong mục vụ của ông với Hội thánh (2:14-17). Ông so sánh sự vinh quang của chức vụ đem đến sự công chính của Đấng Christ với “chức vụ đem đến sự kết án” nghĩa là luật pháp (câu 3:9) và ông cũng tin quyết vào giá trị chức vụ mà ông đang thi hành bất chấp sự bắt bớ (4:8-18). Chương 5 vạch ra những nền tảng của niềm tin Cơ Đốc - bản chất mới (câu 17) và sự tôi lỗi của chúng ta được thay bằng sự công chính của Đấng Christ (câu 21).

Trong chương 6 và 7, ông Phao-lô biện hộ cho chính ông và chức vụ của ông, và một lần nữa cam đoan về tình yêu thật ông dành cho họ và giục họ ăn năn và sống thánh khiết. Chương 8 và 9, Phao-lô khích lệ các tín hữu tại Cô-rinh-tô làm theo tấm gương các tín hữu ở Ma-xê-đoan và dâng hiến rời rộng cho các thánh đồ đang thiếu thốn. Ông dạy họ các nguyên tắc và phần thưởng của việc dâng hiến rời rộng.

Ông Phao-lô kết thư bằng cách nhắc lại thẩm quyền của ông đối với họ (Chương 10) và sự ông quan tâm tới lòng thành tín của họ khi đối mặt với sự chống đối từ các sứ đồ giả. Ông tự gọi mình như là người “dại dột” vì đã phải miễn cưỡng khoe khoang về phẩm chất của mình cũng như sự ông chịu khổ vì Đấng Christ là thể nào (Chương 11). Ông cũng kết thư của mình qua việc miêu tả khải tượng về thiên đàng mà ông được phép trải nghiệm và “cái dằm đâm vào xác thịt” mà Chúa đã đem đến cho ông để khiến ông khiêm nhường (Chương 12). Chương cuối bao gồm việc ông khích lệ người Cô-rinh-tô xem xét chính họ để biết sự họ xưng nhận có phải là thật hay không, và cuối thư là lời chúc phước về tình yêu và sự bình an.

Liên hệ: Trong suốt thư tín của mình, ông Phao-lô thường xuyên đề cập tới luật pháp Môi-se, so sánh luật đó với sự trỗi hơn của Phúc Âm của Chúa Jêsus Christ và sự cứu rỗi bởi ân điển. Trong 2 Cô-rinh-tô 3:4-11, ông Phao-lô nhấn mạnh sự tương phản giữ luật pháp Cưu Ước và giao ước mới của ân điển, ẩn dụ rằng luật pháp đem đến “sự chết” nhưng Thánh Linh ban sự sống. Luật pháp là “chức vụ mang đến sự chết, được khắc chữ trên những bản đá” (câu 7; Xuất Hành 24:12) bởi vì nó chỉ mang đến sự nhận biết tội lỗi và sự đoán phạt. Sự vinh quang của luật pháp nằm ở chỗ nó phản chiếu vinh quang của Chúa, nhưng chức vụ của Thánh Linh thì vinh quang hơn nhiều chức vụ của luật pháp, vì chức vụ đó phản chiếu sự nhân từ, ân điển và tình yêu của Ngài khi sai Đấng Christ đến để làm trọn luât pháp.

Áp Dụng Thực Tiễn: Đây là thư tín có tính tự truyện nhiều nhất và tính giáo lý ít nhất trong các thư của Phao-lô. Thư tín cho chúng ta biết nhiều về ông Phao-lô ở khía cạnh con người và khía cạnh người hầu việc Chúa hơn những thư khác. Mặc dù nói như vậy, nhưng chúng ta có thể rút ra vài điều từ thư tín này và áp dụng vào đời sống thường nhật của chúng ta. Thứ nhất là sự quản trị, không những tiền bạc mà còn thời gian. Người Ma-xê-đoan không chỉ dâng hiến rời rộng mà còn “trước hết dâng mình cho Chúa và cho chúng tôi, theo ý muốn của Đức Chúa Trời” (2 Cô-rinh-tô 8:5). Tương tự, chúng ta nên cung hiến cho Chúa không chỉ những điều chúng ta có nhưng cả con người chúng ta. Ngài không thật sự cần tài chính của chúng ta. Ngài là Đấng toàn năng! Ngài muốn tấm lòng, một tấm lòng mong muốn phục vụ, làm vui lòng và yêu thương. Quản trị và dâng hiến cho Chúa mang ý nghĩa nhiều hơn là tiền bạc. Đúng là Chúa muốn chúng ta dâng hiến 1/10 thu nhập, và Ngài hứa chúc phước nếu chúng ta dâng. Nhưng ý nghĩa của nó nhiều hơn vậy. Ngài muốn 100% của chúng ta. Ngài muốn chúng ta dâng hiến tất cả những gì trong chúng ta. Tất cả con người chúng ta. Chúng ta nên dâng đời sống mình phục vụ Cha. Chúng ta không nên chỉ dâng Chúa thu nhập của mình, nhưng chính đời sống chúng ta nên là tấm gương phản chiếu Ngài. Chúng ta nên dâng hiến mình trước nhất cho Chúa, sau là Hội thánh và công tác trong mục vụ của Đấng Christ.
English



Trở lại trang chủ tiếng Khảo sát Tân Ước



Sách II Cô-rinh-tô
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries