Sách Ga-la-ti
Tác giả: Ga-la-ti 1:1 xác định rõ ràng Sứ đồ Phao-lô là tác giả của Thư tín gởi cho người Ga-la-ti.Ngày Viết: Sách Ga-la-ti được viết vào khoảng giữa năm 48 và 55 S.C., tùy theo chính xác nơi đâu sách Ga-la-ti được gởi đến và trong hành trình truyền giáo nào mà Phao-lô bắt đầu những hội thánh trong khu vực đó.
Mục đích Viết: Như trường hợp thông thường, hội thánh Ga-la-ti được hình thành một phần là từ những người Do-thái được cải hóa, một phần là những người Dân ngoại theo đạo. Phao-lô khẳng định đặc tính sứ đồ của ông và giáo lý mà ông đã dạy, đến nỗi ông đã có thể xác nhận những hội thánh tại Ga-la-ti trong đức tin trong Đấng Christ, đặc biệt là đối với điểm quan trọng về sự xưng công chính chỉ bởi đức tin mà thôi. Vì lẽ đó chủ đề này chủ yếu giống như những gì được thảo luận trong thư tín Rô-ma, ấy là, sự xưng công chính chỉ bởi đức tin mà thôi. Tuy nhiên, trong thư tín này, sự chú ý được đặc biệt hướng đến điểm là người ta được xưng công chính bởi đức tin chớ không có việc làm theo Luật pháp của Môi-se.
Ga-la-ti không phải được viết theo kiểu như bài luận trong lịch sử đương đại. Nó là bài viết phản đối chống lại sự sửa đổi làm cho sai lạc phúc âm của Đấng Christ. Lẽ thật quan trọng của sự xưng công chính bởi đức tin chớ không phải bởi việc làm theo luật pháp đang bị che khuất bởi sự ngoan cố của những người theo Do-thái giáo cho rằng những người tin nơi Đấng Christ phải giữ luật pháp nếu họ mong muốn được trở nên trọn vẹn trước mặt Đức Chúa Trời. Khi Phao-lô biết được rằng sự dạy dỗ này bắt đầu xâm nhập vào các hội thánh tại Ga-la-ti đến nỗi nó đã làm cho họ xa rời di sản về sự tự do, ông đã viết những lời quở trách mãnh liệt trong thư tín này.
Những câu chìa khóa:
Ga-la-ti 2:16: “Tuy nhiên chúng tôi biết rằng một người được xưng công chính không nhờ làm theo các việc của Luật Pháp nhưng nhờ đức tin nơi Ðức Chúa Jesus Christ; vì thế chúng tôi đã tin Ðức Chúa Jesus Christ để chúng tôi được xưng công chính, nhờ đức tin nơi Ðấng Christ, chứ không nhờ làm theo các việc của Luật Pháp, vì không người nào sẽ được xưng công chính nhờ làm theo các việc của Luật Pháp.”
Ga-la-ti 2:20: “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Ðấng Christ; không phải là tôi sống nữa, nhưng Ðấng Christ sống trong tôi; và bây giờ tôi sống trong thân xác nầy là sống trong đức tin vào Con Ðức Chúa Trời, Ðấng đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi.”
Ga-la-ti 3:11: “Thật là rõ ràng rằng không ai nhờ Luật Pháp mà được xưng công chính trước mặt Ðức Chúa Trời, vì ‘Người công chính sẽ sống bởi đức tin.’”
Ga-la-ti 4:5-6: “để cứu chuộc những người ở dưới Luật Pháp, và để chúng ta được nhận làm con. Vì anh chị em là con, nên Ðức Chúa Trời đã ban Ðức Thánh Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta, khiến chúng ta gọi Ngài là ‘A-ba! Cha!’”
Ga-la-ti 5:22-23: “Nhưng trái của Ðức Thánh Linh là yêu thương, vui vẻ, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, khiêm tốn, tiết độ. Không có luật pháp nào cấm các điều đó.”
Ga-la-ti 6:7: “Chớ lừa dối mình; Ðức Chúa Trời không thể bị nhạo báng, vì ai gieo gì thì gặt nấy.”
Tóm lượt ngắn: Kết quả của sự xưng công chính bởi ân điển qua đức tin là sự tự do thuộc linh. Phao-lô kêu gọi các tín hữu ở Ga-la-ti đứng vững trong sự tự do của mình và “đừng đặt mình dưới ách nô lệ (tức là Luật pháp Môi-se) nữa” (Ga-la-ti 5:1). Sự tự do của Cơ-đốc nhân không phải là cớ để thỏa mãn bản chất thấp hèn của họ; thay vào đó, nó là cơ hội để yêu thương nhau (Ga-la-ti 5:13, 6:7-10). Sự tự do như thế không ngăn chặn được sự tranh đấu trong cuộc sống của người ấy. Thật vậy, nó có thể làm tăng thêm cuộc chiến giữa Thánh Linh và xác thịt. Tuy nhiên, xác thịt (bản chất thấp hèn) đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ (Ga-la-ti 2:20); và, như là một hệ quả, Thánh Linh sẽ sinh ra bông trái của nó như là yêu thương, vui mừng, và bình an trong đời sống của những người tin (Ga-la-ti 5:22-23).
Thư gởi cho các tín hữu ở Ga-la-ti được viết trong tinh thần của sự khích động được soi sáng. Đối với Phao-lô, vấn đề không phải là một người đã được cắt bì hay chưa, mà là người ấy đã trở nên “một tạo vật mới” hay chưa (Ga-la-ti 6:15). Nếu Phao-lô không thành công trong lập luận của ông về sự xưng công chính là chỉ bởi đức tin mà thôi, thì Cơ-đốc giáo đã chỉ có thể tồn tại như là một phái của Do-thái giáo, chớ không thể nào trở thành là phương cách phổ quát của sự cứu rỗi. Vì vậy, Ga-la-ti không chỉ là thư tín của Lu-the (nhà thần học nước Đức); mà nó còn là thư tín của mỗi người tin, là những ai cùng xưng nhận với Phao-lô: “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Ðấng Christ; không phải là tôi sống nữa, nhưng Ðấng Christ sống trong tôi; và bây giờ tôi sống trong thân xác nầy là sống trong đức tin vào Con Ðức Chúa Trời, Ðấng đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi.” (Ga-la-ti 2:20).
Sách Gia-cơ và sách Ga-la-ti minh họa hai khía cạnh của Cơ-đốc giáo đến nỗi ngay từ đầu có vẻ như là mâu thuẫn, dù trong thực tế chúng là sự bổ sung cho nhau. Gia-cơ khẳng định nguyên tắc đạo đức của Đấng Christ, đòi hỏi rằng đức tin chứng minh sự tồn tại của nó qua những bông trái của nó. Dù vậy, không kém Phao-lô, Gia-cơ nhấn mạnh đến sự cần thiết trong sự biến đổi của cá nhân bởi ân điển của Đức Chúa Trời (Gia-cơ 1:8). Ga-la-ti nhấn mạnh đến sự năng động của phúc âm mà đã sản sinh ra đạo đức (Ga-la-ti 3:13-14). Cũng không phải là Phao-lô quan tâm về đời sống đạo đức ít hơn Gia-cơ (Ga-la-ti 5:13). Giống như là hai mặt của đồng tiền, hai khía cạnh này của lẽ thật Cơ-đốc giáo phải luôn đồng hành cùng với nhau.
Mối liên kết: Trong suốt thư tín của Phao-lô gởi cho người Ga-la-ti, ân điển cứu rỗi – món quà của Đức Chúa Trời – được đặt cạnh nhau và đối lại với luật pháp của Môi-se, là điều không thể cứu được. Thậm chí những người chủ trương Do Thái Hoá, là những người muốn quay trở về với luật Môi-se như là nguồn của sự xưng công chính, nổi lên trong hội thánh đầu tiên, đã tạm thời lôi kéo ngay cả những Cơ-đốc nhân nổi bật như Phi-e-rơ vào trong mạng lưới của sự lừa dối (Ga-la-ti 2:11-13). Các Cơ-đốc nhân đầu tiên quá gắn liền với luật pháp đến nỗi Phao-lô đã phải liên tục nhắc lại lẽ thật rằng sự cứu rỗi bởi ân điển không có liên quan gì đến việc giữ luật pháp. Các chủ đề kết nối sách Ga-la-ti với Cựu Ước trọng tâm xoay quanh luật pháp so với ân điển: sự bất lực của luật pháp để xưng công chính (2:16); sự chết của người tin đối với luật pháp (2:19); Áp-ra-ham được xưng công chính bởi đức tin (3:6); luật pháp đem đến không phải là sự cứu rỗi mà là sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời (3:10); và tình yêu làm trọn luật pháp, chớ không phải là việc làm (5:14).
Áp dụng Thực tế: Một trong những chủ đề chính của sách Ga-la-ti được tìm thấy trong 3:11 “Người công chính sẽ sống bởi đức tin.” Không phải chúng ta chỉ được cứu bởi đức tin (Giăng 3:16; Ê-phê-sô 2:8-9), nhưng cuộc sống của người tin nơi Đấng Christ – từng ngày, từng lúc – được sống bởi và qua đức tin ấy. Không phải đức tin là điều gì đó mà chúng ta gợi lên từ phía chính mình – nó là món quà của Đức Chúa Trời, không phải bởi việc làm – nhưng nó là trách nhiệm và niềm vui của chúng ta để (1) thể hiện đức tin của chúng ta để rồi những người khác sẽ thấy công việc của Đấng Christ trong chúng ta, và (2) thêm lên đức tin của chúng ta bằng cách áp dụng những kỷ luật thuộc linh (học Kinh thánh, cầu nguyện, vâng lời).
Đức Chúa Jesus phán rằng chúng ta sẽ được biết đến qua bông trái trong đời sống của chúng ta (Ma-thi-ơ 7:16) là bằng chứng cho thấy đức tin trong chúng ta. Tất cả Cơ-đốc nhân phải nên siêng năng trong nỗ lực xây dựng trên đức tin cứu rỗi trong chúng ta để rồi đời sống của chúng ta sẽ phản chiếu Đấng Christ và những người khác sẽ thấy Ngài trong chúng ta và “ngợi khen Cha các con ở trên trời” (Ma-thi-ơ 5:16).
English
Trở lại trang chủ tiếng Khảo sát Tân Ước