settings icon
share icon

Sách Nê-hê-mi

Tác giả: Sách Nê-hê-mi không nêu cụ thể tên tác giả của sách, nhưng cả Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo truyền thống đều công nhận Ê-xơ-ra như là tác giả của sách này. Điều này dựa trên thực tế là các sách Ê-xơ-ra và Nê-hê-mi ban đầu chỉ là một sách.

Thời điểm viết: Sách Nê-hê-mi rất có thể được viết giữa năm 445 and 420 trước công nguyên..

Mục đích viết: Sách Nê-hê-mi, một trong những sách lịch sử của Kinh Thánh, tiếp tục câu chuyện về sự hồi hương của người Y-sơ-ra-ên sau khi bị phu tù ở Ba-by-lôn và việc xây lại đền thờ Giê-ru-sa-lem.

Những câu Kinh thánh then chốt:

Nê-hê-mi 1:3, “Các người ấy nói với tôi rằng: Những kẻ bị bắt làm phu tù còn sót ở lại trong tỉnh, bị tai nạn và sỉ nhục lắm; còn vách thành của Giê-ru-sa-lem thì hư nát và các cửa nó đã bị lửa cháy.”

Nê-hê-mi 1:11, “Chúa ôi! tôi nài xin Chúa hãy lắng tai nghe lời cầu nguyện của các tôi tớ Ngài vẫn vui lòng kính sợ danh Ngài; ngày nay xin Chúa hãy làm cho tôi tớ Chúa được may mắn, và ban cho nó tìm được sự nhân từ trước mặt người nầy.”

Nê-hê-mi 6:15-16, “Vậy, ngày hai mươi lăm tháng Ê-lun, vách thành sửa xong, hết năm mươi hai ngày. Khi những thù nghịch chúng tôi hay được điều đó, thì các dân tộc chung quanh chúng tôi đều sợ hãi và lấy làm ngã lòng; vì chúng nó nhìn biết rằng công việc này thành được bởi Đức Chúa Trời của chúng tôi.”

Tóm tắt ngắn gọn: Nê-hê-mi là một người Hê-bơ-rơ ở tại Phe-rơ-sơ (Ba-tư) khi có lời đến với ông rằng đền thờ Giê-ru-sa-lem đang được xây dựng lại. Ông trở nên lo lắng khi biết rằng không có bức tường thành nào để bảo vệ thành phố cả. Nê-hê-mi thỉnh cầu Đức Chúa Trời sử dụng ông để cứu nguy cho thành phố. Chúa đã trả lời lời cầu nguyện của ông bằng cách làm mềm lòng vua Phe-rơ-sơ, Ạt-ta-xét-xe, người đã ban cho không chỉ sự chúc phước của mình mà còn nguồn tiếp tế để sử dụng trong dự án này. Nê-hê-mi được vua cho phép trở về Giê-ru-sa-lem, nơi ông được làm thống đốc.

Bất chấp những sự phản đối và cáo buộc, bức tường thành đã được xây và những kẻ thù phải nín lặng. Được truyền cảm hứng bởi Nê-hê-mi, dân chúng dâng hiến phần mười gồm nhiều tiền bạc, những sự cung cấp và công sức để hoàn thành bức tường trong một thời gian đáng chú ý đặc biệt là 52 ngày, mặc cho có nhiều sự phản đối. Tuy nhiên, sự nỗ lực trong tinh thần hiệp một này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi bởi vì thành Giê-ru-sa-lem rơi trở lại vào sự bội đạo không lâu sau khi Nê-hê-mi rời đi. Sau 12 năm, ông trở lại và thấy rằng tường thành thì vững mạnh nhưng con người thì yếu đuối. Ông thiết lập nhiệm vụ dạy dỗ dân chúng về đạo đức và ông luôn nói trực tiếp và rõ rang. “Tôi quở trách chúng nó, rủa sả chúng nó, đánh đập một vài người trong chúng nó, nhổ tóc chúng nó” (13:25). Ông tái lập sự thờ phượng đích thực thông qua việc cầu nguyện và khuyến khích dân chúng đến với sự phục hưng bằng việc đọc và gắn bó với Lời Chúa.

Những điềm báo: Nê-hê-mi là một người đàn ông của sự cầu nguyện và ông đã cầu nguyện tha thiết cho dân tộc mình (Nê-hê-mi 1). Sự sốt sắng cầu thay của ông cho dân tộc của Chúa dự báo về Đấng cầu thay vĩ đại của chúng ta, Chúa Jesus Christ, Đấng đã cầu nguyện một cách nhiệt thành cho những người thuộc về Ngài trong lời cầu nguyện mang tính chất lời cầu nguyện của thầy tế lễ thượng phẩm trong Giăng 17. Cả Nê-hê-mi và Chúa Jesus đều có một tình yêu nồng cháy dành cho những người thuộc về Chúa mà họ đã tuân đổ ra trong lời cầu nguyện với Chúa, cầu thay cho những người đó trước ngôi Ngài.

Áp dụng thực tiễn: Nê-hê-mi đã dẫn dắt người Y-sơ-ra-ên vào trong sự kính trọng và yêu mến lời Kinh Thánh. Nê-hê-mi, bởi vì lòng yêu mến Chúa và sự khao khát được nhìn thấy Chúa được tôn kính và vinh hiển, đã lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên đến với đức tin và sự vâng phục mà Chúa đã muốn cho họ trong một thời gian dài. Cũng trong cách đó, Cơ đốc nhân phải yêu mến và kính trọng những lẽ thật của lời Kinh Thánh, đưa những điều đó vào trí nhớ, suy gẫm ngày và đêm, và hướng về những điều đó cho sự thõa mãn mọi nhu cầu tâm linh. 2 Ti-mô-thê 3:16 nói với chúng ta rằng:”Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành”. Nếu chúng ta mong đợi được kinh nghiệm sự phục hưng tâm linh của người Y-sơ-ra-ên (Nê-hê-mi 8:1-8), chúng ta phải bắt đầu với lời Chúa.

Mỗi chúng ta phải có lòng thương xót chân thật đối với những người đang chịu đau đớn về mặt tâm linh hay thể chất. Cảm thấy thương xót nhưng lại không làm gì để giúp đỡ là điều không dựa trên nền tảng Kinh Thánh. Có những lúc chúng ta có thể phải từ bỏ sự thoải mái riêng của bản thân để chăm sóc một cách thích đáng cho người khác. Chúng ta phải hoàn toàn tin vào một nguyên do trước khi chúng ta dành thời gian hay tiền bạc cho nó với một tấm lòng đúng đắn. Khi chúng ta để cho Chúa hành động thông qua chúng ta, ngay cả những người không tin sẽ nhận biết rằng đó là công việc của Chúa.
English



Trở lại trang chủ Khảo sát Cựu Ước



Sách Nê-hê-mi
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries