Sách Phi-líp
Tác giả: Phi-líp 1:1 xác nhận tác giả của sách Phi-líp là sứ đồ Phao-lô, nhiều khả năng cũng có Ti-mô-thê hỗ trợ.Thời gian viết: Sách Phi-líp được viết vào khoảng năm 61 Sau Công Nguyên.
Mục đích viết: Thư gửi cho tín hữu thành Phi-líp là một trong số các thư tín của Phao-lô; thư này được viết khi Phao-lô đang là tù nhân tại Rô-ma. Chính tại Philippi, nơi sứ đồ Phao-lô đã đến thăm trong hành trình truyền giáo thứ hai (Công vụ 16:12), Lydia và người cai ngục Phi-líp cùng gia đình đã tin nhận Chúa. Vài năm sau đó, hội thánh đã được thành lập vững chắc. Chúng ta có thể suy ra điều này trong phần chào thăm vì có nhắc đến “giám mục và chấp sự” (Phi-líp 1:1).
Thư được viết để cảm ơn số tiền dâng hiến từ hội thánh tại Philippi, do tín hữu hội thánh tên Epaphroditus mang đến cho sứ đồ, (Phi-líp 4:10-18). Đây là một bức thư nhẹ nhàng gửi đến cho một nhóm tín hữu rất gần gũi với Phao-lô (2 Cô-rinh-tô 8:1-6), và cũng không nhắc nhiều đến các vấn đề giáo lý.
Câu gốc:
Phi-líp 1:21: “Vì đối với tôi, sống là Đấng Christ, còn chết là ích lợi.”
Phi-líp 3:7: “Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi xem những lợi lộc mình có như là lỗ."
Phi-líp 4:4: “Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn, tôi lại còn nói nữa: Hãy vui mừng đi!”
Phi-líp 4:6-7: “Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời. Sự bình an của Đức Chúa Trời, vượt trên mọi sự hiểu biết, sẽ gìn giữ lòng và trí anh em trong Đấng Christ Jêsus..”
Phi-líp 4:13: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban năng lực cho tôi.”
Tóm lược: Có thể gọi sách Phi-líp là “Niềm An Ủi trong Nghịch Cảnh.” Sách nói về Đấng Christ trong đời sống, trong tâm trí, là mục tiêu, là sức mạnh, và là niềm vui khi đau đớn. Phi-líp được viết khi Phao-lô đang bị cầm tù ở Rô-ma, ba mươi năm sau khi Chúa Giê-xu thăng thiên và mười năm sau khi Phao-lô giảng lần đầu tại Phillipi.
Dù bị Nero cầm tù, thư tín này vẫn vang lên sự đắc thắng, từ “vui mừng” xuất hiện thường xuyên trong sách. Một Cơ Đốc nhân thật sẽ kinh nghiệm được sự làm việc từ bên trong của sự sống, bản chất và tâm trí Đấng Christ, dù hoàn cảnh có thế nào (Phi-líp 1:6, 11; 2:5, 13). Sách Phi-líp đến cao trào tại 2:5-11, tuyên bố mạnh mẽ và vinh quang về sự hạ mình và tôn cao Chúa Giê-xu Christ.
Có thể chia sách Phi-líp như sau:
Giới thiệu, 1:1-7
I. Đấng Christ trong Đời Sống Cơ Đốc Nhân: Niềm Vui Bất Chấp Nghịch Cảnh, 1:8-30
II. Đấng Christ là Gương Mẫu Cơ Đốc Nhân: Niềm Vui Trong Sự Phục Vụ Khiêm Nhường, 2:1-30
III. Đấng Christ là Tâm Điểm của Đức Tin, Khát Vọng và Hy Vọng, 3:1-21.
IV. Đấng Christ Sức Mạnh của Cơ Đốc Nhân: Niềm Vui Trong Lo Lắng, 4:1-9
Kết luận, 4:10-23
Kết nối với các sách khác: Giống như các thư tín khác, Phao-lô cảnh báo các tín hữu mới tại hội thánh Philippi phải tránh xu hướng luật pháp chủ nghĩa thường xuất hiện trong các hội thánh đầu tiên. Người Do Thái bị trói chặt trong luật pháp Cựu Ước nên cứ nỗ lực để được cứu bằng việc lành. Nhưng Phao-lô nhắc lại rằng sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin trong Chúa Cứu Thế Giê-xu và gọi những người Do Thái đó là “chó” và “người làm ác.” Cụ thể, những người theo luật pháp cứ bắt người mới tin phải cắt bì theo luật của Giao Ước Cũ (Sáng Thế Ký 17:10-12; Lê-vi Ký 12:3). Họ làm cố gắng làm hài lòng Chúa bằng nỗ lực của mình và nâng mình cao hơn các Cơ Đốc nhân ngoại không thực hành các lễ nghi đó. Phao-lô giải thích rằng những ai đã được rửa sạch bằng huyết của Chiên Con không cần phải thực hành các lễ nghi tượng trưng cho tấm lòng cần được sạch nữa
Áp dụng thực tế: Phi-líp là một trong những thư tín mang tính cá nhân nhất của Phao-lô. Do vậy, thư này có nhiều áp dụng cho đời sống tín hữu. Viết thư trong thời gian bị cầm tù ở Rô-ma, Phao-lô khích lệ người Phi-líp noi theo gương ông và “mạnh dạn rao truyền lời Chúa không chút sợ hãi” khi bị bắt bớ (Phi-líp 1:14). Mọi Cơ Đốc nhân đều đã kinh nghiệm ít nhiều sự căm ghét của người chưa tin đối với phúc âm. Đây không phải là điều lạ. Chúa Giê-xu nói rằng thế giới ghét Ngài và cả người theo Ngài (Giăng 5:18). Phao-lô khích lệ chúng ta kiên cường trong đối mặt với sự bắt bớ, “đứng vững, đồng tâm chí, đồng lòng cùng chiến đấu vì đức tin của Tin Lành” (Phi-líp 1:27).
Một áp dụng khác từ sách Phi-líp là sự khiêm nhường hiệp một. Chúng ta hiệp một trong Đấng Christ, chúng ta cần cố gắng hiệp một với nhau. Phao-lô nhắc chúng ta phải có hiệp ý với nhau, đồng tình yêu thương, đồng tâm trí, đồng tư tưởng,” và loại bỏ đi tư dục và ích kỷ, “nhưng hãy khiêm nhường, xem người khác đáng tôn trọng hơn mình,” quan tâm đến lợi ích của người khác hơn (Phi-líp 2:2-4). Các hội thánh ngày nay sẽ có bớt xung đột đi nhiều nếu chúng ta vâng theo lời khuyên của Phao-lô.
Một áp dụng khác cho người Phi-líp là niềm vui được nhắc đến trong suốt cả thư. Vui vì Đấng Christ được tôn vinh (Phi-líp 1:8); vui trong sự bắt bớ (2:18); khích lệ các anh em khác vui mừng trong Chúa (3:1); gọi các anh em Phi-líp là “niềm vui và mão triều thiên” (4:1). Phi-líp sau đó tóm tắt lại niềm vui này: “Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn, tôi lại còn nói nữa: Hãy vui mừng đi!” (4:4-7). Là Cơ Đốc nhân, chúng ta có thể vui mừng kinh nghiệm sự bình an của Chúa bằng cách trao mọi lo lắng mình cho Ngài, nếu như chúng ta “trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời.” (4:6). Niềm vui của Phao-lô, dù trong sự bắt bớ và bỏ tù, vẫn tỏa sáng qua thư của ông, và chúng ta cũng chắc chắn sẽ nhận được niềm vui đó nếu chúng ta tập trung suy nghĩ của mình vào Chúa (Phi-líp 4:8).
English
Sách Phi-líp