settings icon
share icon
Câu hỏi

Phúc âm Ma-thi-ơ

Tác giả: sách Phúc âm này được biết đến như Phúc âm Ma-thi-ơ bởi vì nó được viết bởi sứ đồ có cùng tên. Phong cách của sách chính xác như những gì có thể mong đợi từ một người từng làm việc thu thuế. Ma-thi-ơ rất thích tính toán (18:23-24; 25:14-15). Sách được viết khá trật tự và ngắn gọn xúc tích. Thay vì viết theo thời gian, Ma-thi-ơ sắp xếp sách Phúc âm qua 6 cuộc thảo luận.

Là một người thu thuế, Ma-thi-ơ có một kỹ năng khiến văn phong của ông cuốn hút đối với Cơ đốc nhân. Những người thu thuế có khả năng viết tốc ký, điều đó có nghĩa là Ma-thi-ơ có thể ghi lại lời người khác nói từng từ một. Khả năng này có nghĩa là từ ngữ của Ma-thi-ơ không chỉ được khai sang bởi Đức Thánh Linh, nhưng cũng đại diện như bản ghi của những bài giảng của đấng Christ. Chẳng hạn, bài giảng trên núi, được ghi lại ở chương 5-7, là một bản ghi tuyệt vời của thông điệp vĩ đại.

Ngày viết: Như một sứ đồ, Ma-thi-ơ viết sách này vào thời kỳ đầu của hội thánh, vào khoảng 50 năm sau công nguyên. Đây là thời gian mà hầu hết Cơ đốc nhân là những người được chuyển hoá từ Do thái giáo, vì thế Ma-thi-ơ tập trung vào điểm nhìn Do thái giáo trong sách này là một điều dễ hiểu.

Mục đích viết: Ma-thi-ơ muốn chứng minh cho người Do thái rằng chúa Giê-su Christ là đấng Mê-sai được hứa. Nhiều hơn các Phúc âm khác, Ma-thi-ơ trích dẫn Cựu ước để cho thấy rằng Chúa Giê-su làm trọn lời của các tiên tri Do thái. Ma-thi-ơ cũng miêu tả chi tiết gia phả của chúa Giê-xu từ Đa-vít, và dung nhiều hình thức diễn giải mà người Do thái quen thuộc. Tình yêu và sự quan tâm của Ma-thi-ơ cho người của ông rõ rang được thể hiện qua phương pháp tỉ mỉ của ông trong việc kể về câu chuyện Phúc âm.

Các câu chính:

Ma-thi-ơ 5:17: “Các ngươi đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ Luật Pháp hay Các Tiên Tri. Ta đến không phải để hủy bỏ nhưng để làm trọn.”

Ma-thi-ơ 5:43-44:” Các ngươi đã nghe dạy, ‘Hãy thương người lân cận và ghét kẻ nghịch thù.’ Nhưng Ta nói với các ngươi, hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ bách hại các ngươi.”

Ma-thi-ơ 6:9-13: “Vậy các ngươi hãy cầu nguyện như thế nầy:‘Lạy Cha chúng con trên trời,Nguyện danh Cha được tôn thánh, Nguyện vương quốc Cha mau đến,Nguyện ý Cha được nên dưới đất như trên trời. Xin cho chúng con hôm nay lương thực đủ ngày. Xin tha tội lỗi chúng con, cũng như chúng con tha thứ cho người có lỗi với chúng con. Xin đừng để chúng con bị cám dỗ, nhưng xin cứu chúng con khỏi kẻ ác.”

Ma-thi-ơ 16:26: “Vì nếu một người được cả thế giới mà mất linh hồn mình thì có ích gì? Người ấy sẽ lấy chi để đổi linh hồn mình lại?”

Ma-thi-ơ 22:37-40: “Ngài nói với ông, ‘Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, và hết trí tuệ yêu kính Chúa, Ðức Chúa Trời của ngươi.’ Ðây là điều răn lớn nhất và trước hết. Còn điều răn thứ hai cũng vậy, ‘Ngươi hãy yêu người lân cận như mình.’ Toàn bộ Luật Pháp và Các Tiên Tri đặt nền tảng trên hai điều răn ấy.”

Ma-thi-ơ 27:31: “Sau khi đã chế nhạo Ngài, chúng cởi chiếc áo choàng màu đỏ điều ra và mặc áo của Ngài lại cho Ngài; rồi chúng dẫn Ngài đi đóng đinh trên cây thập tự.”

Ma-thi-ơ 28:5-6: “Nhưng vị thiên sứ phán với các bà ấy, ‘Ðừng sợ, vì ta biết các ngươi tìm Ðức Chúa Jesus, Ðấng đã chịu đóng đinh. Ngài không có ở đây, vì Ngài đã sống lại rồi, như lời Ngài đã phán. Hãy đến xem chỗ Ngài đã nằm’.”

Ma-thi-ơ 28:19-20: “Vậy hãy đi làm cho mọi dân trở thành môn đồ Ta; hãy nhân danh Ðức Chúa Cha, Ðức Chúa Con, và Ðức Thánh Linh làm báp-têm cho họ, và dạy họ giữ tất cả những gì Ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, Ta ở với các ngươi luôn cho đến tận thế.”

Tóm tắt sơ lược: Ma-thi-ơ nói về dòng dõi, sự sinh, và những năm đầu đời của đấng Christ trong hai chương đầu. Từ đó, sách phúc âm Ma-thi-ơ nói về công vụ của Chúa Giê-su. Những miêu tả về bài giảng của đấng Christ được sắp xếp qua các “cuộc nói chuyện” chẳng hạn như bài giảng trên núi từ chương 5 đến 7. Chương 10 nói về nhiệm vụ và mục đích của các sứ đồ; chương 13 là 1 tập các ẩn dụ; chương 18 nói về hội thánh; chương 23 bắt đầu nhắc đến kẻ giả hình và tương lai. Chương 21 tới 27 nói về sự bắt bơ, tra tấn và hành hình Đấng Christ. Chương cuối miêu tả sự sống lại và sứ mạng trọng yếu.

Các liên kết: Vì mục đích của Ma-thi-ơ là nói về Chúa Giê-xu Christ như một vị vua và Đấng Mê-sai của Ít-xơ-ra-en, ông trích dẫn Cựu ước nhiều hơn 3 sách phúc âm còn lại khác. Ma-thi-ơ trích dẫn hơn 60 lần từ các đoạn văn tiên tri của Cựu Ước, thể hiện Chúa Giê-su làm trọn lời tiên tri thế nào. Ông bắt đầu Phúc âm với gia phả của Chúa Giê-xu, lần ngược về Ap-ra-ham, ông tổ của người Do thái. Từ đó, Ma-thi-ơ trích dẫn rất nhiều từ các tiên tri, thường sử dụng cụm từ “như được phán qua đấng tiên tri” (Ma-thi-ơ 1:22-23, 2:5-6, 2:15, 4:13-16; 8:16-17, 13:35, 21:4-5). Những câu này tham chiếu đến tiên tri Cựu ước nói về sự sinh ra bởi thiếu nữ đồng trinh (7:14) ở Bết-lê-hem (Mi-ca 5:2), việc Ngài quay lại Ai cập sau cái chết của vua Hê-rốt (Hô-sê 11:1), công vụ của Ngài đến với người ngoại (I-sai-a 9:1-2; 60:1-3), phép chữa lành kỳ của Ngài cả về thể xác và linh hồn (I-sai-a 53:4), cách nói của Ngài qua ẩn dụ (Thi thiên 78:2), và việc Ngài khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem (Xa-cha-ria 9:9).

Ứng dụng thực tế: Sách phúc âm Ma-thi-ơ là một sự giới thiệu tuyệt vời cho cốt lõi của việc truyền dạy đạo Thiên Chúa. Kết cấu logic của sách giúp cho việc xác định các vấn đề khác nhau rất dễ dàng. Sách Ma-thi-ơ đặc biệt có ích để hiểu tại sao cuộc đời Đấng Christ là sự làm trọn của các tiên tri Cựu ước.

Các thính giả Ma-thi-ơ nhắm tới là các người Do Thái, rất nhiều trong số họ- đặc biệt là những người Pha-ri-si và Sa-đu-sê- cứng cổ từ chối chấp nhận Chúa Giê-xu như Đấng Mê-si-a. Mặc dù họ dành hang thế kỷ để đọc và tìm hiểu về Cựu ước, mắt họ bị che khỏi lẽ thật về Đấng Christ là ai. Chúa Giê-su cáo trách sự cứng lòng của họ và sự từ chối nhận ra Người mà lẽ ra họ phải chờ đợi tới (Giăng 5:38-40). Họ chỉ muốn Đấng Mê-si-a theo ý họ, để làm trọn mong muốn cá nhân và làm những gì họ muốn. Có bao giờ chúng ta tìm kiếm Chúa theo ý riêng? Phải chăng chúng ta chẳng từ chối Ngài khi gán cho Ngài những thuộc tính mà chúng ta muốn thấy, những điều ta muốn chấp nhận-tình yêu, sự tha thứ và ân điển của Ngài- trong khi chúng ta từ chối những thứ ngược với bản thân mình- sự thịnh nộ, đoán phạt, tức giận thánh linh của Ngài? Chúng ta không thể mắc sai lầm như người Pha-ri-si, tạo dựng hình ảnh Chúa theo tâm trí chúng ta và mong Ngài sống như tiêu chuẩn của chúng ta. Một chúa như vậy không hơn một thần tượng. Kinh thánh cho chúng ta thấy quá đủ thông tin về bản chất thật và danh tính của Chúa và Chúa Giê-xu Christ để đảm bảo sự thờ phượng và vâng phục của chúng ta.
English



Trở lại trang chủ tiếng Khảo sát Tân Ước



Phúc âm Ma-thi-ơ
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries