settings icon
share icon

Sách Tít

Tác giả: Tít 1:1, xác nhận sứ đồ Phao-lô là tác giả của sách Tít

Thời điểm viết: Sách thư tín Tít được viết khoảng 66 SC. Nhiều hành trình truyền giáo của Phao-lô đã được ghi chép rõ ràng, và cho thấy rằng ông đã viết thư Tít khi ở Ni-cô-bô-li xứ Epirus. Theo một số bản Kinh Thánh có sự đồng thuận, sách thư tín này có thể do Phao-lô viết tại Ni-cô-bô-li xứ Ma-cê-đoan. Tuy nhiên, không có nơi nào như vậy được biết đến, và những ý kiến tán thành đó không đủ uy quyền vì thiếu tính xác thực.

Mục đích của Sách: Sách thư tín Tít được biết là một trong những Thư tín Mục vụ, cũng như hai sách thư tín được gởi cho Ti-mô-thê. Thư tín này đã được viết bởi sứ đồ Phao-lô để khích lệ người em của mình trong đức tin, Tít, người mà ông đã phái ở lại Cơ-rết, để dẫn dắt hội thánh mà Phao-lô đã thành lập trong một chuyến hành trình truyền giáo (Tít 1:5). Thư tín này khuyên Tít về những phẩm chất mà ông cần thấy từ những người lãnh đạo hội thánh. Ông cũng cảnh báo Tít về danh tiếng của những người đang sống trên đảo Cơ-rết(Tít 1:12).

Ngoài việc dạy dỗ Tít về những gì cần được thấy trong một người lãnh đạo của hội thánh, Phao-lô còn khích lệ Tít, hãy trở lại thăm Ni-cô-bô-li. Nói cách khác, Phao-lô vẫn tiếp tục huấn luyện Tít và những người khác lúc họ đã trưởng thành trong ân điển của Chúa (Tít 3:13).

Những câu cốt lõi:
Tít :1:5, “Lý do ta để con ở lại Cơ-rết để sắp đặt mọi việc chưa thu xếp, và theo như ta đã răn bảo mà lập những trưởng lão trong mỗi thành”

Tít 1:16, “Họ xưng mình biết Đức Chúa Trời, nhưng theo những việc họ làm thì đều từ chối Ngài, trái nghịch và không thể làm một việc lành nào hết”.

Tít 2:15, “ Hãy dạy các điều đó, lấy quyền đầy đủ mà khuyên bảo quở trách. Chớ để ai khinh con.”

Tít 3:3-6, “Vì chưng chúng ta ngày trước cũng ngu muội, bội nghịch, bị lừa dối, bị đủ thứ tình dục dâm dật sai khiến, sống trong sự gian ác tham lam, đáng bị người ta ghét và tự chúng ta ghét lẫn nhau. Nhưng từ khi lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa của chúng ta, và tình yêu thương của Ngài đã được bày ra, thì Ngài cứu chúng ta, không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh, mà Ngài đã rải ra trên chúng ta cách dư dật bởi Đức Chúa Giê-xu Christ, Cứu Chúa của chúng ta.”

Tóm tắt: Thật tuyệt vời, khi Tít đã nhận được một lá thư của sứ đồ Phao-lô, là người cố vấn của ông. Phao-lô là một người rất đáng kính trọng, quả đúng như vậy, sau khi thành lập nhiều hội thánh trong thế giới đông phương. Lời mở đầu nổi tiếng này từ vị sứ đồ đã được Tít đọc, “Gởi cho Tít, là con thật của ta trong đức tin chung: nguyền xin con được ân điển, và sự bình an ban cho bởi Đức Chúa Trời là Cha, và bởi Đức Chúa Giê-xu Christ, Cứu Chúa của chúng ta” (Tít 1:4).

Đảo Cơ-rết, nơi Tít đã được Phao-lô phái ở lại để dẫn dắt hội thánh là những cư dân địa phương trên đảo, và những người Giu-đa vốn không biết lẽ thật của Đức Chúa Giê-xu Christ (Tít 1:12-14). Phao-lô cảm thấy trách nhiệm của mình, phải theo sát Tít để dạy dỗ và khích lệ ông, trong việc phát triển những người lãnh đạo bên trong hội thánh tại Cơ-rết. Như sứ đồ Phao-lô đã hướng dẫn Tít trong việc tìm kiếm những người lãnh đạo, Phao-lô cũng gợi ý cho Tít, làm thế nào để dạy dỗ những người lãnh đạo, để rồi họ có thể trưởng thành đức tin của mình trong Đấng Christ. Những sự dạy dỗ của ông bao gồm cả đàn ông và phụ nữ trong mọi lứa tuổi (Tít 2:1-8).

Để giúp đỡ Tít tiếp tục trong đức tin của mình trong Đấng Christ, Phao-lô gợi ý Tít nên đến Ni-cô-bô-li, và đưa hai thành viên khác của hội thánh đi cùng (Tít 3:12-13).

Liên Kết: Một lần nữa, Phao-lô thấy thật cần thiết để chỉ thị cho các lãnh đạo của hội thánh, hãy cảnh giác đối với những người “Judaizers” (những người chủ trương Do Thái hoá), những kẻ muốn cộng thêm những việc làm vào món quà ân điển để được cứu rỗi. Ông cảnh cáo chống lại những kẻ bội nghịch giả dối, đặc biệt là những kẻ liên tục công bố phép cắt bì, và khăng khăng cho rằng các nghi lễ, và các nghi thức theo Luật Môi-se vẫn còn cần thiết (Tít 1:10-11). Đây là một chủ đề được nói đến nhiều trong các sách thư tín của Phao-lô và trong sách Tít, ông muốn nói rằng họ phải câm miệng lại.

Áp Dụng Thực Hành: Sứ đồ Phao-lô rất đáng để chúng ta lưu ý, khi chúng ta đọc Kinh Thánh để tìm sự dạy dỗ, làm thế nào để sống một đời sống đẹp lòng Chúa của mình. Chúng ta có thể học biết những gì chúng ta nên tránh, cũng như những gì chúng ta cần nỗ lực để làm theo. Phao-lô gợi ý cho chúng ta nên tìm kiếm sự trong sạch, cũng như phải tránh những điều làm ô-uế tâm trí và lương tâm của chúng ta. Và rồi Phao-lô đưa ra lời tuyên bố mà không bao giờ được quên: “Họ xưng mình biết Đức Chúa Trời, nhưng theo những việc làm thì họ đều từ chối Ngài. Họ thật là đáng ghét, không vâng lời và không thể làm một việc lành nào hết” (Tít 1:16). Là Cơ-đốc-nhân, chúng ta phải tự xét chính mình, phải chắc chắn đời sống của mình theo đúng với sự mình xưng nhận đức tin trong Đấng Christ (2 Cô-rinh-tô 13:5).

Cùng với lời cảnh báo này, Phao-lô còn dạy chúng ta làm thế nào để tránh việc chối bỏ Chúa: “Ngài đã cứu chúng ta qua sự rửa của sự lại sanh, và sự đổi mới của Đức Thánh Linh, mà Ngài đã rải ra trên chúng ta cách dư dật bởi Đức Chúa Giê-xu Christ, Cứu Chúa của chúng ta” (Tít 3:5b-6). Bằng cách tìm kiếm sự đổi mới tâm trí mỗi ngày nhờ Đức Thánh Linh, chúng ta có thể phát triển trở thành những Cơ-đốc-nhân, tôn vinh hiển Đức Chúa Trời qua đời sống của chúng ta.
English



Trở lại trang chủ tiếng Khảo sát Tân Ước



Sách Tít
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries