Sách Truyền Đạo
Tác giả: Sách Truyền Đạo không khẳng định trực tiếp về tác giả của sách. Có một vài câu trong sách ngụ ý rằng Sa-lô-môn đã viết sách này, cũng có vài câu ngụ ý khác nói về việc một người khác đã viết cuốn sách này sau khi Sa-lô-môn qua đời, có thể là mất vài trăm năm sau đó. Tuy nhiên, mọi người thường tin rằng Sa-lô-môn mới là tác giả của sách này.Thời gian viết: Thời trị vì dân Do Thái của vua Sa-lô-môn kéo dài từ khoảng năm 970 đến khoảng năm 930 trước Chúa. Sách Truyền Đạo dường như được viết về thời kỳ cuối trị vì của vua Sa-lô-môn, khoảng năm 935 trước Chúa.
Mục đích viết: Sách Truyền Đạo nói về quan điểm hay là về cách nhìn. Bài viết của “Người Truyền Đạo” (TTHĐ) hoặc “Giảng Sư” (BD2011) bày tỏ sự thất vọng chán nản là kết quả không thể tránh khỏi khi tìm kiếm hạnh phúc từ thế gian vật chất này. Sách này giúp Cơ Đốc Nhân có cơ hội để thấy thế giới qua đôi mắt của một người cho dù rất thông sáng nhưng vẫn đang cố gắng tìm kiếm ý nghĩa trong sự tạm bợ trần thế. Hầu hết các thú vui trần gian đã được tìm kiếm bởi người Truyền Đạo, nhưng không có gì mang lại ý nghĩa cho người.
Cuối cùng, người Truyền Đạo đến với việc tin vào Chúa, là con đường duy nhất để tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình. Người quyết định thừa nhận sự thật rằng cuộc sống ngắn ngủi và không có giá trị gì cả nếu không có Chúa. Người Truyền Đạo khuyên người đọc tập trung vào Chúa đời đời thay vì thú vui tạm bợ trần thế.
Những câu Kinh thánh then chốt:
Truyền Đạo 1:2, “Người truyền đạo nói: Hư không của sự hư không, Hư không của sự hư không! Tất cả đều hư không”(TTHĐ).
Truyền Đạo 1:18, “Vì càng nhiều khôn ngoan, càng thêm phiền não, Ai thêm tri thức là thêm khổ đau”
Truyền Đạo 2:11, “Rồi ta ngẫm nghĩ mọi việc tay mình đã làm, và những lao khổ mình đã chịu để làm các công việc ấy; kìa, mọi điều đó là sự hư không, theo luồng gió thổi, và chẳng ích lợi gì cả dưới mặt trời.”
Truyền Đạo 12:1, “Trong tuổi thanh xuân, Hãy tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa của con, Trước khi những ngày gian truân ập đến; Trước khi những năm tháng đến gần Mà con nói rằng: “Tôi không thấy thỏa lòng”
Truyền đạo 12:13, “Lời kết luận cho tất cả những gì đã nghe trên đây là: Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và tuân giữ các điều răn của Ngài, Đó là phận sự của con người.”
Tóm tắt ngắn gọn: Có 2 cụm từ được nhắc thường xuyên trong sách Truyền Đạo. Đầu tiên, đó là từ “hư không” (TTHĐ) hay là “vô nghĩa” (BD2011) được lặp đi lặp lại nhiều lần để nhấn mạnh bản chất tạm thời của thế giới này; và đến cuối đời, cho dù là thành quả hay chiến tích ấn tượng thể nào thì tất cả đều bỏ lại phía sau. Cụm từ thứ hai là “dưới mặt trời” được viết 28 lần để nói về thế giới loài người trần tục. Khi người truyền đạo nhắc đến “muôn vật dưới mặt trời”, người đang nói đến thế gian loài người tạm thời này.
Bảy chương đầu tiên của sách Truyền Đạo mô tả tất cả mọi thứ “dưới mặt trời” mà người truyền đạo cố gắng tìm kiếm để tìm sự thỏa mãn trong đó. Người cố gắng tìm kiếm khoa học (1:10-11), sự khôn ngoan và triết học (1:13-18), vui sướng (2:1), rượu (2:3), công trình kiệt tác (2:4), cơ nghiệp (2:7-8), và sự xa hoa (2:8). Người truyền đạo thay đổi cách suy nghĩ của mình đến với những triết lý khác nhau để tìm ý nghĩa, ví dụ chủ nghĩa duy vật (2:19-20), và thậm chí là cả tiêu chuẩn đạo đức con người (chương 8 và 9). Người thấy mọi thứ đều vô nghĩa, đây chỉ là niềm vui tạm bợ, không có Chúa thì không hề có mục đích hoặc sự trường tồn.
Đoạn 8-12 của sách Truyền Đạo mô tả những lời đề nghị và bình luận của người truyền đạo về việc phải sống như thế nào. Người đến với kệt luận rằng không có Chúa thì không có chân lý và ý nghĩa cho cuộc sống. Người đã chứng kiến nhiều sự gian ác và nhận ra rằng thậm chí sự thành đạt tốt nhất của loài người rốt cuộc không có giá trị gì cả. Vì vậy người khuyên người đọc nhận biết Chúa từ tuổi thanh xuân (12:1) và đi theo ý muốn của Ngài (12:13-14).
Những điềm báo: về tất cả những sự hư không trong sách Truyền Đạo, câu trả lời là đấng Christ. Theo Truyền Đạo 3:17, Chúa xét xử cả người công chính và kẻ gian ác, và những người cống chính chỉ là những người trong Chúa (II Cô-rinh-tô 5:21). Chúa đã đặt để sự khao khát về cõi đời đời trong tấm lòng chúng ta (Truyền Đạo 3:11) và đã cung cấp một Con Đường dẫn đến sự sống đời đời qua Chúa Giê-xu Christ (Giăng 3:16). Chúng ta được nhắc nhở rằng việc theo đuổi sự thịnh vượng của thế giới này không chỉ là hư không bởi vì nó không thể thỏa mãn chúng ta được (Truyền đạo 5:10), nhưng cho dù chúng ta đạt được, không có Chúa thì chúng ta sẽ mất linh hồn và đâu là lợi ích khi chúng ta đạt được nó? (Mác 8:36). Cuối cùng, giải pháp mọi sự thất vọng và hư không mô tả trong sách Truyền Đạo chính là Đấng Christ, là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời và ý nghĩa thật duy nhất cho cuộc sống.
Áp dụng thực tiễn: Sách Truyền Đạo giúp Cơ Đốc Nhân hiểu sự trống rỗng và tuyệt vọng mà những người không biết Chúa nắm giữ. Những ai không có đức tin cứu chuộc vào Đấng Christ đối diện với cuộc sống mà cuối cùng nó sẽ kết thúc và trở nên vô nghĩa. Nếu không có sự cứu chuộc và không có Chúa, thì cũng sẽ không có ý nghĩa hoặc sự hướng dẫn cho cuộc sống. Thế giới “dưới mặt trời” không có Chúa sẽ chán nản, tàn ác, bất công, chóng qua và “hoàn toàn vô nghĩa”. Nhưng có Chúa, cuộc sống chính là hình bóng của sự vinh hiển hầu đến ở trong nước thiên đàng mà chỉ được vào thông qua Chúa Giê-xu Christ.
English
Trở lại trang chủ Khảo sát Cựu Ước