Sách Xa-Cha-Ri
Tác giả: Xa-cha-ri 1:1 xác định tác giả của sách Xa-cha-ri là tiên tri Xa-cha-riNgày viết sách: Sách Xa-cha-ri dường như được viết trong 2 phân đoạn chính, giữa năm 520 và 470 trước Chúa (trước Công Nguyên).
Mục đích viết sách: Xa-cha-ri nhấn mạnh rằng Chúa đã dùng những tiên tri của Ngài để dạy dỗ, cảnh báo và sửa trị dân sự của Ngài. Đáng tiếc thay họ lại từ chối lắng nghe. Tội lỗi của họ dẫn đến sự trừng phạt của Chúa. Sách này cũng chứng tỏ rằng về việc ngay cả lời tiên tri cũng có thể bị tha hóa. Lịch sử cho thấy rằng trong giai đoạn này lời tiên tri không còn được ưu ái bày tỏ ở giữa dân Do Thái, dẫn đến một thời kỳ ở giữa Cựu Ước và Tân Ước khi mà không có lời tiên tri nào cho dân sự của Ngài.
Những câu chính:
Xa-cha-ri 1:3 “Vậy, ngươi hãy nói với chúng, ‘Chúa các đạo quân phán thế nầy, “Hãy trở lại với Ta,” Chúa các đạo quân phán, “thì Ta trở lại với các ngươi,” Chúa các đạo quân phán.” (BD2011)
Xa-cha-ri 7:13 “Như khi Ta kêu, chúng chẳng thèm nghe, nên khi chúng kêu, Ta sẽ không nghe,” Chúa các đạo quân phán.”
Xa-cha-ri 9:9 “Hỡi Ái Nữ của Si-ôn, hãy nức lòng mừng rỡ; Hỡi Ái Nữ của Giê-ru-sa-lem, hãy cất tiếng reo hò. Này,Vua của ngươi đến với ngươi; Ngài thật công chính và mang đến ơn cứu rỗi; Ngài khiêm nhu và cỡi trên một con lừa, Cỡi trên lưng một con lừa tơ, là con của lừa mẹ.”
Xa-cha-ri 13:9 “Ta sẽ đem một phần ba ấy đưa qua lửa. Ta sẽ tinh luyện chúng như người ta luyện bạc, Ta sẽ làm chúng tinh khiết như người ta làm vàng tinh ròng. Chúng sẽ kêu cầu danh Ta, và Ta sẽ nhậm lời chúng. Ta sẽ nói, ‘Chúng là dân Ta,’ Và ai nấy trong chúng đều xưng nhận, ‘Chúa là Đức Chúa Trời của tôi.”
Tóm lượt: Sách Xa-cha-ri dạy rằng mọi người đều có thể đến với sự cứu chuộc. Đoạn cuối cùng mô tả mọi người trên toàn thế giới đến để thờ phượng Ngài, là Đấng mong muốn tất cả mọi người đi theo Ngài. Đây không phải thuyết đại đồng cho rằng tất cả mọi người đều được cứu vì đó là đặc tính của Ngài để cứu chuộc mọi người. Thay vào đó, sách này dạy rằng Chúa mong muốn mọi người thờ phượng Ngài và chấp nhận những người nào làm như vậy cho dù họ đến từ quốc gia hay chính trị nào, trong sự tự do không thù hằn chính trị tại Giu-đa và Giê-ru-sa-lem. Cuối cùng, Xa-cha-ri giảng dạy rằng Chúa là Đấng tể trị toàn thế giới này, cho dù việc bày tỏ sự tể trị của Ngài có sự đối lập. Những sự hiện thấy của ông về tương lai cho thấy rằng Chúa nhìn thấy tất cả những gì sẽ xảy ra. Sự mô tả về những tác động hay can thiệp của Chúa trong thế giới dạy rằng cuối cùng Ngài sẽ đặt mọi sự kiện của loài người vào sự kết thúc mà Ngài chọn. Ngài không hề lấy đi sự tự do của mỗi cá nhân để đi theo Ngài hoặc nổi loạn chống đối, nhưng Ngài sẽ tính đến trách nhiệm của mỗi người về sự lựa chọn mà họ đã làm. Trong đoạn cuối cùng, ngay cả mọi thế lực thiên nhiên đều tường trình dưới sự tể trị của Ngài.
Sự Báo Trước: Các lời tiên tri về Chúa Giê-xu Christ và thời kỳ của Đấng Cứu Thế được nói rất nhiều bởi Xa-cha-ri. Từ lời hứa rằng Đấng Mê-si sẽ đến và ở giữa chúng ta (Xa-cha-ri 2:10-12; Ma-thi-ơ 1:23) cho đến biểu tượng của Chồi Non và Đá Góc Nhà (Xa-cha-ri 3:8-9, 6:12-13; Ê-sai 11:1; Lu-ca 20:17-18) cho đến lời hứa về sự đến lần thứ hai của Chúa nơi mà những người đã đâm Ngài sẽ nhìn lên Ngài và khóc than (Xa-cha-ri 12:10; Giăng 19:33-37), Đấng Christ là chủ đề của sách Xa-cha-ri. Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế của dân Do Thái, là nguồn suối mà chính dòng huyết từ đây tuôn ra bao phủ những tội lỗi cho tất cả những ai đến với Ngài để hưởng sự cứu chuộc (Xa-cha-ri 13:1, I Giăng 1:7)
Áp dụng thực tiễn: Chúa mong đợi một sự thờ phượng chân thật và một đời sống chuẩn mực của chúng ta hôm nay. Tấm gương của Xa-cha-ri về việc đập tan mọi định kiến dân tộc nhắc nhở chúng ta phải truyền giảng khắp mọi nơi trong xã hội của chúng ta. Chúng ta phải mở rộng lời mời gọi về sự cứu chuộc cho tất cả mọi người từ tất cả các quốc gia, ngôn ngữ, sắc tộc và văn hóa. Sự cứu chuộc này chỉ có thể tiếp cận thông qua sự đổ huyết của Chúa Giê-xu Christ trên thập tự giá, là Đấng chết thế để chuộc chúng ta khỏi tội lỗi. Tuy nhiên nếu chúng ta từ chối sự hy sinh đó, thì sẽ không có sự hy sinh nào khác để qua đó chúng ta có thể thuận hòa với Đức Chúa Trời. Sẽ không có một Đấng nào khác mà qua đó con người nhận được sự cứu rỗi (Công vụ 4:12). Thời gian còn lại ngắn ngủi, ngày hôm nay chính là ngày của sự cứu rỗi (II Cô-rinh-tô 6:2).
English
Trở lại trang chủ Khảo sát Cựu Ước