Câu hỏi
Làm thế nào tôi có thể khôi phục linh hồn?
Trả lời
Đoạn Kinh Thánh duy nhất có chứa cụm từ này là Thi-thiên 23:3: "Ngài phục hồi linh hồn tôi…". Điều này ở trong bối cảnh Đấng Chăn Chiên dẫn chiên của Ngài đến "đồng cỏ xanh", "mé nước bình tịnh" và "lối công bình". Là Cơ Đốc Nhân, chúng ta là con chiên của đồng cỏ của Thiên Chúa (Thi Thiên 100:3), và chỉ có Ngài mới có thể khôi phục linh hồn của chúng ta. Khôi phục có nghĩa là "sửa chữa, cải tạo hay trở lại một tình trạng trước đây." Linh hồn là phần sâu thẳm nhất trong chúng ta, là phần bản thể thuộc linh và tận bên trong của chúng ta. Vì Chúa là đấng tạo ra chúng ta (Sáng Thế Ký 1:26-28), chỉ có Ngài mới có thể khôi phục chúng ta, bởi vì chỉ có Ngài mới biết chúng ta thực sự cần gì để phục hồi linh hồn mình.
Chúa đã cho chúng ta câu trả lời về việc phục hồi linh hồn của chúng ta trong Kinh Thánh - Lời Chúa (2 Ti-mô-thê 3:16-17), và nó có câu trả lời và sự khôn ngoan để đối phó với mọi thứ chúng ta sẽ phải đối mặt. Nó có thể làm cho chúng ta khôn ngoan cho sự cứu rỗi (2 Ti-mô-thê 3:15), dùng để khích lệ chúng ta khi chúng ta ngã lòng (2 Cô-rinh-tô 1:3-4), và là cuốn sách hướng dẫn của chúng ta về một cuộc sống bình an và thỏa lòng (Thi-thiên 119:97-105). Trong khi có tất cả các loại sách được viết ra bởi con người để cung ứng sự khôn ngoan đời này, chỉ có Lời Chúa mới thực sự có khả năng khôi phục linh hồn và mang lại hy vọng trong những lúc khốn cùng.
Tất nhiên, phục hồi linh hồn chỉ khả thi cho những linh hồn đã và đang được cứu chuộc nhờ đức tin vào Đấng Christ. Chúa Giê-xu hứa ban sự an nghỉ cho tất cả những ai đến với Ngài (Ma-thi-ơ 11:28-30), vì vậy điều quan trọng là chúng ta chắc chắn về sự cứu rỗi và mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Chỉ những người thực sự được tái sinh trong Đấng Christ mới có thể kinh nghiệm sự bình an và niềm vui mà Thiên Chúa đã hứa trong Lời của Ngài.
May thay, Thiên Chúa quan phòng cho chúng ta khi chúng ta đối mặt với sự chán nản, thử thách và cám dỗ. Ngài đã và đang cung ứng ba nguồn khích lệ và sức mạnh chính. Đầu tiên, Ngài đã ban cho chúng ta Lời của Ngài để hướng dẫn chúng ta, khích lệ chúng ta và nuôi dưỡng chúng ta về mặt thuộc linh. Chúng ta cần dành thời gian để đọc nó, nghe nó được rao giảng (Rô-ma 10:17) và trên hết là tuân theo nó (Thi-thiên 119:2; Châm ngôn 3:1-2; Gia-cơ 1:25). Thứ hai, Thiên Chúa cũng ban cho chúng ta đặc quyền và quyền năng cầu nguyện (Ma-thi-ơ 7:7-11; Mác 11:24-25; Giăng 15: 7; Hê-bơ-rơ 4:16; 1 Giăng 5:14). Chúng ta cần phải đem những vấn đề của chúng ta, sự chán nản và mệt mỏi của chúng ta đến với Chúa khi cầu nguyện, biết rằng Ngài yêu thương chúng ta và quan tâm đến chúng ta (1 Phi-e-rơ 5:6-7). Thứ ba, Ngài ban cho chúng ta những Cơ đốc nhân khác để khích lệ chúng ta và hỗ trợ chúng ta (Truyền đạo 4:9-19; Ê-phê-sô 4:29; Hê-bơ-rơ 3:13). Điều quan trọng là trở thành một phần của một hội thánh cân bằng, khỏe mạnh và thường xuyên thờ phượng và thông công với các tín hữu khác (Hê-bơ-rơ 10:23-25). Các Cơ Đốc Nhân trải qua những cuộc đấu tranh tương tự có thể là một nguồn khích lệ và giúp đỡ tuyệt vời khi chúng ta trải qua những lúc đen tối (2 Cô-rinh-tô 1:3-4).
Sự nản lòng trong thời gian khó khăn và hoạn nạn không phải là bất thường. Xuyên suốt Kinh Thánh, chúng ta thấy những ví dụ về những người nam và những người nữ tin kính đã đối mặt với những tình huống tương tự. Những ví dụ này có thể phục vụ như sự khích lệ cho chúng ta hôm nay, bởi vì cùng một Thiên Chúa đã thành tín với họ thì Ngài sẽ thành tín với chúng ta ngày nay. Thật hữu ích khi bắt đầu bằng cách đọc các Thi Thiên vì Vua Đa-vít đã viết phần nhiều các Thi Thiên này trong thời khắc đen tối trong cuộc đời của mình, và chúng có thể phục vụ để khuyến khích chúng ta khi chúng ta chán nản, mệt mỏi và ngã lòng. Bởi vì Đa-vít đã trải nghiệm niềm vui của một linh hồn được Thiên Chúa phục hồi, ông đã có thể viết những lời hay ý đẹp của Thi thiên 23: "Ngài phục hồi lại linh hồn tôi".
English
Làm thế nào tôi có thể khôi phục linh hồn?