settings icon
share icon
Câu hỏi

Bạn có thể cho tôi biết dòng thời gian cơ bản của Kinh Thánh không?

Trả lời


Theo nghĩa cơ bản nhất, dòng thời gian Kinh Thánh là vô tận và vĩnh cửu, vì nó ghi chép sự sáng tạo (không biết ngày; Sáng thế ký 1:1-31) cho đến thời đại cuối cùng (Ma-thi-ơ 28:20). Từ quan điểm thực tế hơn, dòng thời gian Kinh Thánh mà hầu hết các học giả đồng ý là bắt đầu với sự kêu gọi của Áp-ram, được đổi tên thành "Áp-ra-ham" bởi Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 17:4-6) trong năm 2166 trước Công Nguyên và kết thúc bằng việc viết sách Khải Huyền vào khoảng năm 95 sau Công Nguyên. Trước khi Áp-ra-ham ra đời thì dòng thời gian Kinh Thánh bắt đầu trong Sáng Thế Ký bao gồm một lịch sử sáng tạo phong phú, A-đam và Ê-va, Sự sa ngã của Con Người, các phả hệ rộng lớn, những câu chuyện về những khó khăn vất vả của con người dẫn đến Nô-ê và trận Đại Hồng Thủy (cũng không biết ngày), và nhiều hơn nữa.

Trong thời kỳ giữa sự ra đời của Áp-ra-ham và sứ đồ Giăng của sách Khải Huyền, lịch sử giúp xác định niên đại của nhiều sự kiện và con người được đề cập trong Cựu Ước và Tân Ước. Ví dụ, Môi-se được ước tính đã được sinh ra vào năm 1526 trước Công Nguyên và Giô-suê đã vào Đất Hứa khoảng năm 1406 trước Công Nguyên. Thời kỳ mười các quan xét của Y-sơ-ra-ên chấm dứt vào khoảng năm 1052 trước Công Nguyên, sự khởi đầu của triều đại Vua Sau-lơ, khi hầu hết các học giả đồng ý rằng có thể xác định niên đại cụ thể theo lịch sử.

Vua Sau-lơ, Vua Đa-vít nổi tiếng — Chúa Giê-xu Christ sẽ được sinh ra từ gia đình của vị vua này — và con trai của Đa-vít, Vua Sa-lô-môn khôn ngoan, trị vì trên vương quốc thống nhất của Y-sơ-ra-ên. Vào năm 931 trước Công Nguyên, sau triều đại của Vua Sa-lô-môn, Y-sơ-ra-ên được chia thành vương quốc phía bắc và vương quốc phía nam. Nhiều vị vua cai trị miền bắc (Y-sơ-ra-ên) và miền nam (Giu-đa) cho đến khi vương quốc phía bắc sụp đổ vào năm 722 trước Công Nguyên và sự sụp đổ của Giê-ru-sa-lem (thủ đô của vương quốc phía nam) vào năm 586 trước Công Nguyên.

Sự lưu đày của Giu-đa kéo dài đến khoảng năm 538 trước Công Nguyên khi Vua Si-ru nước Ba Tư chỉ đạo Ê-xơ-ra trở về Y-sơ-ra-ên và xây dựng đền thờ cho Đức Chúa Trời tại Giê-ru-sa-lem (Ê-xơ-ra 1). Người Do Thái đã khôi phục lại Giê-ru-sa-lem giữa thời gian này và khoảng năm 432 trước Công Nguyên, khi cuốn sách cuối cùng của Cựu Ước (Ma-la-chi) được viết. Điều tiếp theo là giai đoạn giữa hai giao ước, kéo dài khoảng 430 năm.

Vào khoảng năm 5 trước Công Nguyên, Chúa Giê-xu Christ, Đấng Mê-si của Y-sơ-ra-ên, được sinh ra tại Bết-lê-hem. Sau cái chết của Hê-rốt Đại đế vào năm 4 trước Công Nguyên, Chúa Giê-xu và cha mẹ Ngài trở lại Na-xa-rét ở Ga-li-lê (Ma-thi-ơ 2:19-23). Không có gì được ghi lại về cuộc đời của Chúa Giê-xu trong thập kỷ kế tiếp, cho đến khi chúng ta thấy một Giê-xu mười hai tuổi làm kinh ngạc các giáo viên trong đền thờ (Lu-ca 2:40-52). Chúa Giê-xu bắt đầu chức vụ công khai của Ngài vào khoảng năm 27 sau Công Nguyên, bắt đầu bằng phép báp-têm của Ngài (Ma-thi-ơ 3:13-17). Chức vụ của Chúa Giê-xu kéo dài khoảng ba năm rưỡi.

Trong giai đoạn năm 29-30 sau Công Nguyên, Chúa Giê-xu dành phần lớn thời gian của Ngài ở Giu-đa, rao giảng, giảng dạy, thi hành phép lạ — bao gồm cả việc khiến La-xa-rơ sống lại từ kẻ chết — và tiếp tục trang bị cho các môn đồ để tiếp tục sau khi Ngài chết. Đầu năm 30, Ngài hướng mặt Ngài về phía Giê-ru-sa-lem. Trong tuần cuối cùng của cuộc đời Ngài, Chúa Giê-xu đã tổ chức Lễ Vượt Qua với những người bạn của Ngài, nơi Ngài đã bắt đầu Lễ Tiệc Thánh (Lu-ca 22:14-20) và ban cho bài giảng chia tay của Ngài. Cuối cùng, Ngài bị phản bội, bị bắt, bị xét xử, bị đóng đinh và sống lại (Ma-thi-ơ 26:36–28:8). Đấng Christ phục sinh đã hoàn thành chức vụ trong 40 ngày, kết thúc với sự thăng thiên của Ngài lên thiên đàng (Công vụ 1:3-11; I Cô-rinh-tô 15:6-7).

Một thời gian ngắn sau khi Chúa Giê-xu bị đóng đinh và phục sinh, các sứ đồ và những người đi theo Ngài đã viết Tân Ước. Cuốn sách đầu tiên của Tân Ước được viết (hoặc là Ga-la-ti hoặc Gia-cơ) có thể đã được viết sớm vào năm 49 sau Công Nguyên, hoặc trong vòng hai thập kỷ sau sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-xu. Điều này có nghĩa là các văn bản gốc đã được viết bởi các nhân chứng (chứng kiến) cung cấp những lời miêu tả trực tiếp về những gì đã diễn ra. Cuốn sách cuối cùng của Tân Ước là sách Khải Huyền, được viết bởi Giăng vào khoảng năm 95 sau Công Nguyên.

Dưới đây là dòng thời gian của các sự kiện lớn trong Kinh Thánh, với ngày cho mỗi sự kiện. Lưu ý: Tất cả các ngày đều gần đúng. Ngoài ra, ngày tháng cho lịch sử nhân loại ban đầu (trước Áp-ra-ham) phản ánh quan điểm của chủ nghĩa sáng tạo trái đất mới.
4000 trước Công Nguyên (?) — Sự sáng tạo thế giới
2344 trước Công Nguyên (?) — Nô-ê và con tàu
2166 trước Công Nguyên — Sự ra đời của Áp-ram
2066 trước Công Nguyên — Sự ra đời của Y-sác (Sáng thế ký 21:5)
2006 trước Công Nguyên — Sự ra đời của Gia-cốp (Sáng thế ký 25:26)
1526 trước Công Nguyên — Sự ra đời của Môi-se
1446 trước Công Nguyên — Cuộc di cư của dân Y-sơ-ra-ên khỏi Ai Cập
1406 trước Công Nguyên — Sự tiến vào vùng Đất Hứa của dân Y-sơ-ra-ên
1390 trước Công Nguyên — Sự chết của Giô-suê (Giô-suê 24:29)
1052 trước Công Nguyên — Sự lên ngôi của vua Sau-lơ (I Sa-mu-ên 10:24)
1011–971 trước Công nguyên — Triều đại của Vua Đa-vít
967-966 trước Công Nguyên — Đền thờ của Sa-lô-môn được hoàn thành
931 trước Công Nguyên — Sự phân chia vương quốc
875–797 trước Công Nguyên — Chức vụ của Ê-li và Ê-li-sê ở Y-sơ-ra-ên
739–686 trước Công Nguyên — Chức vụ của Ê-sai ở Giu-đa
722 trước Công Nguyên — Sự sụp đổ của vương quốc phía bắc trước A-si-ri
586 trước Công Nguyên — Sự sụp đổ của vương quốc phía nam trước Ba-by-lôn
538–445 trước Công nguyên — Người Do Thái trở về Giê-ru-sa-lem sau cuộc lưu đày
515 trước Công Nguyên — Đền thờ thứ hai được hoàn thành
5 trước Công Nguyên — Sự ra đời của Chúa Giê-xu Christ
26–30 sau Công Nguyên — chức vụ của Đấng Christ, kết thúc trong sự chết và phục sinh của Ngài.
34 sau Công Nguyên — Sự cải đạo của Sau-lơ ở Tạt-xơ
44–47 sau Công Nguyên — Hành trình truyền giáo đầu tiên của Phao-lô
49 sau Công Nguyên — Hội đồng Giê-ru-sa-lem
60 sau Công Nguyên — Phao-lô bị tống giam ở Rô-ma
95 sau Công Nguyên — Khải tượng của Giăng về Bát-mô và viết sách Khải Huyền

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Bạn có thể cho tôi biết dòng thời gian cơ bản của Kinh Thánh không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries