settings icon
share icon
Câu hỏi

Kỳ tai hại của Gia-cốp là gì?

Trả lời


Cụm từ “kỳ tai hại của Gia-cốp” là một trích dẫn từ Giê-rê-mi 30:7 nói rằng, “Khốn thay! Ngày đó thật lớn, đến nỗi chẳng hề có ngày nào giống như vậy. Ấy là kỳ tai hại của Gia-cốp! Nhưng nó sẽ được cứu thoát khỏi sự ấy (TT).”

Trong các câu Kinh thánh trước trong Giê-rê-mi 30, chúng ta thấy được Chúa đang nói với tiên tri Giê-rê-mi về Giu-đa và I-sơ-ra-ên (30:3-4). Trong câu 3, Chúa hứa rằng một ngày trong tương lai, Ngài sẽ mang Giu-đa và I-sơ-ra-ên trở về đất mà Ngài đã hứa ban cho tổ phụ của họ. Câu 5 miêu tả thời kỳ của những nỗi run rẩy sỡ hại dữ dội. Câu 6 miêu tả thời gian này bằng hình ảnh của những người đàn ông trải qua cơn đau như đau đẻ, một lần nữa muốn chỉ đến thời kỳ đau đớn. Nhưng có một hy vọng cho Giu-đa và I-sơ-ra-en, vì dù thời kỳ này được gọi là “ngày khốn quẫn của Gia-cốp”, nhưng Chúa hứa rằng Ngày sẽ giải cứu Gia-cốp (ý nói đến Giu-đa và I-sơ-ra-ên) ra khỏi thời kỳ khốn quẫn này (câu 7).

Trong Giê-rê-mi 30:10-11 Chúa nói rằng, “Đức Giê-hô-va phán: ta sẽ cứu ngươi từ phương xa, và dòng dõi ngươi từ đất bị đày. Gia-cốp sẽ trở về được yên lặng an ổn, chẳng có ai làm cho nó sợ hãi. Ta ở cùng ngươi đặng giải cứu ngươi.”

Cũng vậy, Chúa nói Ngài sẽ huỷ diệt các nước vây chiếm Giu-đa và I-sơ-ra-ên, và Ngài sẽ không bao giờ để Gia-cốp bị huỷ diệt toàn bộ. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng Chúa miêu tả thời gian này như thời gian để sửa dạy dân sự Ngài. Ngài nói về Gia-cốp: “Ta sẽ diệt hết các nước mà ta đã làm cho ngươi tan lạc trong đó, nhưng ngươi, thì ta không diệt hết. Ta sẽ sửa phạt ngươi có chừng mực, song chẳng hề để cho ngươi khỏi hình phạt.”

Giê-rê-mi 30:7 nói, “Ngày đó thật lớn, đến nỗi chẳng hề có ngày nào giống như vậy.” Thời kỳ duy nhất tương ứng với sự miêu tả này là Kỳ Đại Hạn. Đây là thời kỳ duy nhất trong lịch sử.

Chúa Giê-su miêu tả Kỳ Đại Hạn bằng những hình ảnh tương tự như Giê-rê-mi. Trong Ma-thi-ơ 24:6-8, Ngài nói rằng sự xuất hiện của các đấng Christ giả, chiến tranh và tin đồn về chiến tranh, dịch bệnh, và động đất là “cơn quặn thắt bắt đầu của cơn đau chuyển bụng sinh”. Tương tự, Phao-lô cũng miêu tả thời kỳ hoạn nạn như cơn đau đẻ. Trong Thê-sa-lô-ni-ca Nhất 5:3 nói rằng, “Khi người ta sẽ nói rằng: Bình hòa và an ổn, thì tai họa thình lình vụt đến, như sự đau đớn xảy đến cho người đàn bà có nghén, và người ta chắc không tránh khỏi đâu.” Sự kiện này theo sau sự Giáng Xuống và sự cất Hội Thánh đi, trong 4:13-18. Trong 5-9, Phao-lô nhấn mạnh một lần nữa về sự vắng mặt của Hội thánh trong thời gian này khi nói rằng, “Vì Đức Chúa Trời chẳng định sẵn cho chúng ta bị cơn thạnh nộ, nhưng cho được sự giải cứu bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta.” Cơn thạnh nộ được nói đến ở đây là sự phán xét của Chúa với thế gian không tin và sự sửa dạy của Ngày đối với I-sơ-ra-ên trong Kỳ Đại Hạn.

Những “cơn đau đẻ” được miêu tả chi tiết trong Khải huyền 6-12. Một phần mục đích của Kỳ Đại Hạn là để mang I-sơ-ra-ên về với Chúa.

Đối với những ai nhận đấng Christ là Đấng Cứu Thế khỏi tội lỗi, thời gian kỳ tai hại của Gia-cốp là điều để chúng ta ngợi ca Chúa, vì nó là minh chứng cho việc Ngài giữ những lời hứa của Ngài. Ngài đã hứa cho chúng ta một sự sống đời đời qua đấng Christ Chúa chúng ta, và Ngài đã hứa về đất sản nghiệp, về hạt giống và về phước hạnh cho Áp-bra-ham và các hậu duệ thuộc thể của ông. Tuy nhiên, trước khi Ngài làm trọn những lời hứa này, Ngài sẽ sửa dạy yêu thương nhưng cứng rắn với đất nước I-sơ-ra-ên để họ quay lại với Ngài.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kỳ tai hại của Gia-cốp là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries