settings icon
share icon
Câu hỏi

Cơ Đốc nhân nên suy nghĩ thế nào về kỹ thuật di truyền?

Trả lời


Do kỹ thuật di truyền chưa xuất hiện trên thế giới vào thời điểm Kinh Thánh được viết ra, rất khó để xác định những phân đoạn Kinh Thánh đề cập riêng đến chủ đề này. Để xác định quan điểm của Cơ Đốc nhân về kỹ thuật di truyền, ta cần thiết lập một hệ thống nguyên tắc để dựa vào đó xem xét khái niệm này. Để biết rõ hơn quan điểm của Cơ Đốc nhân về nhân bản vô tính, xin xem "Quan điểm của Cơ Đốc nhân về nhân bản vô tính là gì?"

Để trả lời câu hỏi về vấn đề kỹ thuật di truyền ta phải xem xét nhân loại có bao nhiêu quyền tự do trong trách nhiệm chăm sóc cho thân thể mình và các tạo vật trên thế gian. Rõ ràng Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm với sức khỏe thân thể mình. Châm Ngôn nhắc đến một số hoạt động phục hồi sức khỏe của một con người (Châm Ngôn 12:18). Sứ đồ Phao-lô nói rằng chúng ta có nhiệm vụ phải chăm sóc thân thể mình (Ê-phê-sô 5:29). Ông cũng khích lệ môn đồ mình là Ti-mô-thê phải chăm lo cho bệnh tật của mình (1 Ti-mô-thê 5:23). Người tin Chúa có trách nhiệm sử dụng thân thể mình đúng cách để xứng đáng với đền thờ của Đức Thánh Linh (1 Cô-rinh-tô 6:19,20). Chúng ta cũng thể hiện đức tin của mình bằng cách giúp đỡ những ai đang có nhu cầu thuộc thể (Gia-cơ 2:16). Vì vậy, là Cơ Đốc nhân chúng ta phải quan tâm đến sức khỏe của chính mình và người khác.

Các tạo vật nằm dưới quyền kiểm soát của con người (Sáng Thế Ký 1:28; 2:15-20), nhưng Kinh Thánh nói rằng tạo vật bị ảnh hưởng bởi tội lỗi của chúng ta (Sáng Thế Ký 3:17-19, Rô-ma 8:19-21). Kinh Thánh cũng tiên đoán trước rằng tạo vật sẽ được chuộc khỏi tội lỗi. Vì con người được trao nhiệm vụ quản lí tạo vật, ta có thể kết luận rằng: con người có trách nhiệm "sửa chữa" ảnh hưởng của tội lỗi và tìm mọi cách để căn chỉnh muôn vật cho đúng đắn. Theo lập luận đó, bất cứ tiến bộ khoa học nào cũng nên sử dụng để tốt hơn cho tạo vật. Tuy nhiên, sử dụng kỹ thuật di truyền để làm được điều này dẫn đến những lo ngại sau:

1. Có lo ngại rằng kỹ thuật di truyền sẽ chiếm mất vai trò Chúa đã ban cho chúng ta quản trị các tạo vật của Ngài. Kinh Thánh chép rằng mọi vật được tạo ra cho bởi Chúa và cho Chúa (Cô-lô-se 1:16). Chúa thiết kế mọi vật sống để tái sinh sản theo "loài" (Sáng Thế Ký 1:11-25). Thao túng gen quá nhiều (thay đổi loài) có thể là xâm phạm những điều chỉ dành riêng cho Nhà Thiết Kế.

2. Có lo ngại rằng kỹ thuật di truyền đang có ý ngăn chặn kế hoạch hồi phục muôn loài của Đức Chúa Trời. Như đã nói ở trên, các tạo vật bị ảnh hưởng bởi các sự kiện được chép trong Sáng Thế Ký 3 (nhân loại nổi loạn chống lại kế hoạch của Đức Chúa Trời). Sự chết vào thế gian, và gen của con người và toàn bộ các tạo vật bắt đầu dần bị hủy hoại . Trong một vài trường hợp, kỹ thuật di truyền được coi là một nỗ lực để tránh khỏi hậu quả của tội lỗi, gọi là "sự nguyền rủa." Chúa đã nói rằng Ngài có giải pháp – sự cứu chuộc qua Chúa Giê-xu Christ, được miêu tả trong Rô-ma 81 Cô-rinh-tô 15. Tạo vật dự đoán điều mới có liên quan đến điểm cực đại của lời hứa Đức Chúa Trời có thể sẽ phục hồi mọi vật lại tình trạng tốt hơn ban đầu. Đi "quá xa" trong quá trình này có thể sẽ mâu thuẫn với trách nhiệm của con người là phải tin tưởng sự phục hồi của Chúa (Phi-líp 3:21).

3. Có lo ngại rằng kỹ thuật di truyền có thể can thiệp vào quá trình sống Chúa đã định trước. Tổng quan Kinh Thánh cho thấy rằng Chúa có kế hoạch cho quá trình sống. Ví dụ, Thi Thiên 139 miêu tả mối quan hệ thân mật giữa tác giả và Đấng Tạo Dựng nên ông từ trong tử cung. Liệu thao túng gen có tạo nên sự sống ngoài kế hoạch của Chúa và làm hỏng sự phát triển của một linh hồn nhận biết có Chúa? Liệu can thiệp vào quá trình sự sống thuộc thể ảnh hưởng đến triển vọng của một cuộc sống thuộc linh? Rô-ma 5:12 cho chúng ta biết rằng toàn bộ nhân loại phạm tội vì A-đam đã phạm tội. Có thể hiểu rằng bản chất tội lỗi được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ kia, vậy nên tất cả đều phạm tội (Rô-ma 3:23). Phao-lô giải thích về hi vọng nơi cõi đời đời qua đắc thắng tội lỗi của A-đam. Nếu tất cả những gì thuộc về A-đam (trong hạt giống của ông) chết đi, và Đấng Christ cũng chết vì điều đó, liệu sự sống được tạo ra ngoài "hạt giống đó" có được cứu? (1 Cô-rinh-tô 15:22,23).

4. Có lo ngại cho rằng theo đuổi phát triển kỹ thuật di truyền xuất phát từ sự chống nghịch Đức Chúa Trời. Sáng Thế Ký 11:1-9 cho thấy điều gì sẽ xảy ra khi tạo vật muốn tôn mình lên trên Đấng Sáng Tạo. Con người trong Sáng Thế Ký 11 rất đoàn kết, nhưng họ không phục tùng Chúa. Hậu quả là Chúa chặn công việc của họ lại. Chúa nhận ra có nguy hiểm trong hướng đi của những con người đó. Chúng ta cũng có những cảnh báo tương tự trong Rô-ma 1:18-23. Trong đoạn này Chúa miêu tả những người đang say mê với tạo vật (thờ phượng tạo vật thay vì Đấng Sáng Tạo) rằng họ sẽ bị hủy diệt. E rằng kỹ thuật di truyền có thể tạo nên động cơ tương tự và đến cuối cùng sẽ dẫn đến hậu quả tương tự.

Đây là những vấn đề mà chúng tôi hiện tại chưa có hết các câu trả lời, nhưng là những lo ngại, và Cơ Đốc nhân đang có ý định đồng ý với quan điểm kỹ thuật di truyền nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Cơ Đốc nhân nên suy nghĩ thế nào về kỹ thuật di truyền?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries