Câu hỏi
Có điều như lẽ thật tuyệt đối / Lẽ thật phổ quát?
Trả lời
Để hiểu được lẽ thật tuyệt đối hay lẽ thật phổ quát, chúng ta phải bắt đầu bằng định nghĩa về lẽ thật. Lẽ thật theo tự điển là: “là sự tương thích với sự thật hoặc thực tại; một giả thuyết được chứng minh là đúng hoặc đã được chấp nhận là sự thật”. Một số người cho rằng không có lẽ thật thực sự, chỉ có những khái niệm và quan điểm. Một số khác tranh luận phải có lẽ thật tuyệt đối hoặc sự thật.
Có quan điểm cho rằng không có sự tuyệt nào nào để định nghĩa thực tại. Những người nắm giữ quan điểm này cho rằng mọi sự đều mang tính tương đối so với những cái khác, vì vậy không thể có sự thật thực sự. Do đó cuối cùng không có đạo đức tuyệt đối, không có thẩm quyền quyết định cho rằng một hành động là tích cực hay tiêu cực, đúng hoặc sai. Quan điểm này dẫn đến “Đạo đức theo tình huống”, niềm tin vào những điều đúng sai tùy theo tình huống. Không gì đúng, không gì sai; do đó bất cứ điều gì mà khiến chúng ta cảm thấy hoặc tỏ ra là đúng tại thời điểm và hoàn cảnh đó, thì nó là việc đúng. Tất nhiên, đạo đức tình huống dẫn đến ý thức và lối sống chủ quan “bất cứ điều gì cảm thấy tốt”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội và cá nhân. Đây là chủ nghĩa hậu hiện đại đang tạo ra xã hội mà tất cả niềm tin, lối sống, và sự thật được xem như là giá trị tương đương nhau.
Quan điểm khác cho rằng sự thực tuyệt đối là thật và những tiêu chuẩn mà từ đó chúng ta xác định đúng và sai. Do đó, những hành động có thể xác định hoặc đúng hay sai bằng cách đưa lên đo với những tiêu chuẩn tuyệt đối nầy. Nếu không có tuyệt đối, không có sự thực, sự hỗn loạn nảy sinh. Lấy ví dụ về luật vạn vật hấp dẫn. Nếu nó không tuyệt đối, chúng ta sẽ không thể quả quyết là mình có thể trụ vững tại một vị trí nào đó hay không. Hoặc nếu hai cộng hai không phải luôn luôn bằng bốn, hậu quả nó gây ra cho các nền văn minh sẽ rất tàn khốc. Định luật khoa học và vật lý sẽ không còn ý nghĩa và việc thông thương sẽ trở nên bất khả thi. Nó sẽ gây nên một tình trạng hỗn loạn lớn là dường nào. May thay, hai cộng hai bằng bốn, đó là sự thật tuyệt đối, nó có thể tìm ra và hiểu được.
Để khẳng định rằng không có sự thật tuyệt đối là điều vô lý. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người vẫn đang bám víu theo văn hóa của chủ nghĩa tương đối mà từ chối bất kỳ một sự thật tuyệt đối nào. Khi một người tuyên bố, "không có sự thật tuyệt đối", thì câu hỏi mà bạn có thể đặt ra cho họ là, "bạn có tuyệt đối chắc chắn về điều đó. Nếu họ trả lời là “có”. Họ đang đưa ra một khẳng định tuyệt đối - mà tự thân nó hàm ý sự tuyết đối. Họ đang khẳng định rằng 'không có gì tuyệt đối' là lẽ thật duy nhất và tuyệt đối.
Ngoài vấn đề mâu thuẫn nội tại, thì còn một số vấn đề lô-ghích mà người đó phải lý giải để tin rằng không có sự thật tuyệt đối hay phổ quát. Một trong những điều đó là, sự giới hạn hiểu biết và tâm trí hữu hạn của con người, do đó, không ai có thể đưa ra một phủ định hợp lý tuyết đối. Người đó không thể nói rằng: “Không có Đức Chúa Trời” (mặc dầu nhiều người đã nói như vậy) Bởi vì để thực hiện một tuyên bố như vậy người ta cần phải có kiến thức tuyệt đối về toàn thể vũ trụ từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc. Ví đó là điều không thể, nên hầu hết mọi người có thể nói cách hợp lý rằng “Với kiến thức hạn hẹp tôi có, tôi không tin có Đức Chúa Trời.”
Một vấn đề khác với việc từ chối sự thật tuyệt đối hay sự thật phổ quát là những thất bại thực hiện những gì theo lương tâm chúng ta biết là sự thật, theo những kinh nghiệm riêng của chúng ta, và những gì chúng ta thấy trong thế giới thực. Nếu không có sự thật tuyệt đối rồi sau đó cuối cùng không có đúng sai về bất cứ điều gì. Những gì có thể là “đúng” cho bạn không có nghĩa là “đúng” cho tôi. Về mặt nổi, thì kiểu chủ nghĩa tương đối nầy dường như có vẻ hấp dẫn. Nó dẫn đến việc là mọi người có thể tự thiết lập luật riêng để sống và làm theo ý mình cho là đúng. Chắc chắn ý thức về “cái đúng” của người nầy nhanh chóng xung đột với “cái đúng” của người khác. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi thấy việc vượt đèn đỏ là đúng? Tôi đã đánh liều tính mạng của nhiều người. Hoặc giả như tôi nghĩ lấy cướp đồ của bạn là đúng cho dù bạn nghĩ là sai thì sao. Rõ ràng những tiêu chuẩn về đúng và sai của chúng ta mâu thuẫn lẫn nhau.. Nếu không có lẽ thật tuyệt đối, không có tiêu chuẩn đúng sai mà tất cả đều chúng ta đều phải chịu trách nhiệm, khi đó chúng ta có thể không bao giờ chắc chắn về bất cứ điều gì. Người ta muốn tự do làm bất cứ những gì họ muốn – giết người, cưỡng hiếp, ăn cắp, nói dối, lừa đảo, v.v... và không ai có thể nói những điều nầy là sai. Không cần tới chính phủ, luật pháp, và tòa án bởi vì chúng ta thậm chí không thể nói là nhóm đa số có quyền thiết lập và thực thi những tiêu chuẩn trên nhóm thiểu số. Một thế giới không có sự tuyệt đối sẽ là thế giới khủng khiếp nhất có thể mường tượng ra.
Từ quan điểm thuộc linh, loại chủ nghĩa tương đối nầy dẫn đến việc hiểu lầm trong tôn giáo, vì nếu không có một tôn giáo thực nào và không có cách nào liên hệ với Đức Chúa Trời cho đúng. Do đó tất cả tôn giáo đều sai khi tuyên bố cách tuyệt đối về thế giới đời sau. Ngày nay không phải hiếm về việc người ta tin vào hai tôn giáo tuyệt đối trái ngược đều 'đúng' như nhau. Mặc dầu cả hai tôn giáo ấy công bố chỉ có một con đường duy nhất lên thiên đàng hoặc dạy hai sự thật hoàn toàn trái ngược. Những người không tin vào lẽ thật tuyệt đối bỏ qua những tuyên bố này và chấp nhận chủ nghĩa khoan nhượng toàn cầu, mà dạy cho tất cả các tôn giáo đều bình đẳng và tất cả các con đường đều dẫn tới Thiên đàng. Những người chấp nhận thế giới quan nầy phản đối kịch liệt những Cơ Đốc nhân, những người tin Kinh Thánh khi Kinh Thánh nói rằng Chúa Giê-xu là “ Đường đi, Lẽ thật, và Sự sống” và Ngài là minh chứng của lẽ thật và con đường tối hậu duy nhất để một người có thể lên Thiên đàng (Giăng 14:6).
Chấp nhận trở thành đức hạnh cao nhất trong xã hội hậu hiện đại, là cái tuyệt đối nhất, do đó bất kỳ sự không-chấp-nhận nào đều là điều xấu. Bất cứ niềm tin giáo điều – đặc biệt niềm tin vào lẽ thật tuyệt đối – được xem như không khoan dung, tội lỗi không thể dung thứ. Những người từ chối lẽ thật tuyệt đối thường nói rằng tất cả đều có quyền tin vào những gì mình muốn miễn là đừng cố gắng áp đặt niềm tin bạn lên những người khác. Nhưng quan điểm nầy chính nó là niềm tin về những gì đúng và sai, và những người nắm giữ quan điểm nầy hầu như chắc chắn cũng cố gắng áp đặt nó lên những người khác. Họ thiết lập tiêu chuẩn về hành vi, rồi đòi hỏi những người khác phải theo, họ vi phạm chính điều họ khẳng định - một ví dụ về mâu thuẫn nội tại. Những người chấp nhận niềm tin như vậy đơn giản không muốn chịu trách nhiệm cho những việc làm của mình. Nếu có sự thật tuyệt đối, khi đó phải có những tiêu chuẩn đúng sai tuyệt đối, và chúng ta chịu trách nhiệm cho các tiêu chuẩn nầy. Trách nhiệm là lý do người ta từ chối lẽ thật tuyệt đối.
Sự từ chối lẽ thật tuyệt đối hay lẽ thật phổ quát và kéo theo chủ nghĩa tương đối, là kết quả hợp lý của xã hội đã chấp nhận thuyết tiến hóa như là sự giải thích cho cuộc sống. Nếu tiến hóa theo chủ nghĩa tự nhiên là đúng, khi đó sự sống không có ý nghĩa, chúng ta không có mục đích, và không có bất kỳ sự đúng sai nào tuyệt đối cả. Thì con người được sống tự do theo ý thích của mình và không chịu trách nhiệm với ai về những hành động của mình. Dù cho con người tội lỗi chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời và lẽ thật tuyệt đối, một ngày nào đó họ vẫn sẽ đứng trước Ngài trong ngày phán xét. Lời Kinh Thánh loan báo rằng: “Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi, bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được, vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại” (Rô-ma 1:19-22).
Có bằng chứng gì về sự hiện hữu của lẽ thật tuyệt đối? Vâng, trước tiên là lương tâm con người, điều gì đó trong chúng ta nói với chúng ta rằng đáng lý thế giới phải vận hành như thế này, thế kia, và rằng việc này nhất định là sai hoặc đúng. Lương tâm của chúng ta thuyết phục chúng ta rằng các sự kiện đau khổ, nghèo đói, cưỡng hiếp, bệnh tật và tội ác là sai. Và nó làm chúng ta nhận thức được tình yêu, sự rộng lượng, lòng nhân ái, và hòa bình là những điều tích cực mà chúng ta nên cố gắng hướng đến. Đây là lẽ thật phổ quát trong tất cả các nền văn hóa và tất cả thời đại. Kinh Thánh mô tả vai trò lương tâm con người trong Rô-ma 2:14-16 “ Vả, dân ngoại vốn không có luật pháp, khi họ tự nhiên làm những việc luật pháp dạy biểu, thì những người ấy dầu không có luật pháp, cũng tự nên luật pháp cho mình. Họ tỏ ra rằng việc mà luật pháp dạy biểu đã ghi trong lòng họ: chính lương tâm mình làm chứng cho luật pháp, còn ý tưởng mình khi thì cáo giác mình, khi thì binh vực mình. Ấy là điều sẽ hiện ra trong ngày Đức Chúa Trời bởi Đức Chúa Jêsus Christ mà xét đoán những việc kín nhiệm của loài người, y theo Tin Lành tôi.”
Bằng chứng thứ hai về sự hiện hữu của lẽ thật tuyệt đối là khoa học. Khoa học đơn giản là theo đuổi các kiến thức, nghiên cứu những điều chúng ta đã biết, và mong muốn khám phá nhiều hơn. Do đó, tất cả những nghiên cứu khoa học nhất thiết phải thành lập dựa trên niềm tin mà sự thật khác quan hiện hữu và có thể được khám phá và chứng minh. Không tuyệt đối, chúng ta có thể nghiên cứu điều gì? Làm thế nào để người ta có thể biết những khám phá của khoa học là sự thật? Trong thực tế, từng định luật khoa học phải căn cứ trên sự hiện hữu của lẽ thật tuyệt đối.
Bằng chứng thứ ba về sự hiện hữu của lẽ thật tuyệt đối hay lẽ thật phổ quát là tôn giáo. Tất cả các tôn giáo đều mang ý nghĩa và định nghĩa về cuộc sống. Chúng được sinh ra từ lòng khao khát của nhân loại cho điều gì đó hơn vượt trên sự hiện hữu. Thông qua tôn giáo con người tìm kiếm Đức Chúa Trời, hi vọng cho tương lai, sự tha thứ tội lỗi, bình an trong trong tâm hồn, và câu trả lời cho những câu hỏi sâu thẳm nhất của chúng ta. Tôn giáo là bằng chứng cho thấy con người thực không chỉ là loài vật tiến hóa cao. Nó là bằng chứng về một mục đích cao hơn, và về sự hiện hữu Đấng tạo hóa có nhân tính và ý chỉ, chính Ngài đã đặt để trong con người sự khao khát biết về Ngài. Và nếu thực sự có Đấng tạo hóa, thì Ngài trở thành tiêu chuẩn cho lẽ thật tuyệt đối và chính thẩm quyền của Ngài tạo ra lẽ thật đó.
Thật may mắn có Đấng tạo hóa như thế, Ngài đã mặc khải lẽ thật cho chúng ta qua lời của Ngài là Kinh Thánh. Biết lẽ thật tuyệt đối hay lẽ thật phổ quát trở nên khả thi qua mối liên hệ cá nhân với Đấng công bố Ngài là lẽ thật – Chúa Giê-xu Christ công bố Ngài là cách duy nhất, lẽ thật duy nhất, sự sống duy nhất và đường lối duy nhất dẫn đến Đức Chúa Trời (Giăng 14:6). Sự thật rằng lẽ thật tuyệt đối hiện hữu chỉ cho chúng ta đến sự thật đó là sự tể trị của Đức Chúa Trời là Đấng tạo nên Thiên đàng và thế gian và chính Ngài mặc khải cho chúng ta để chúng ta có thể biết về Ngài cách cá nhân qua Chúa Giê-xu Christ con Ngài. Đó là lẽ thật tuyệt đối.
English
Có điều như lẽ thật tuyệt đối / Lẽ thật phổ quát?