Câu hỏi
Có phải địa ngục đúng là nơi chứa lửa và diêm sanh?
Trả lời
Bằng cách giáng mưa diêm sanh và lửa xuống thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, Đức Chúa Trời không chỉ bày tỏ Ngài cảm thấy thế nào về tội phạm công khai, mà Ngài còn đưa ra một phép ẩn dụ lâu dài. Sau các sự việc xảy ra trong Sáng thế ký 19:24, việc chỉ đề cập đến lửa, diêm sanh, Sô-đôm hoặc Gô-mô-rơ ngay lập tức đưa người đọc vào bối cảnh về sự phán xét của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, với một biểu tượng mạnh mẽ về mặt cảm xúc như vậy có thể gặp khó khăn thoát ra khỏi lực hút của chính nó. Lửa và diêm sanh mô tả một phần địa ngục là như thế nào - nhưng không phải địa ngục hoàn toàn là như vậy.
Từ ngữ Kinh Thánh dùng để mô tả địa ngục đang bốc cháy — Gehenna — xuất phát từ một nơi đang cháy thật, thung lũng Gehenna tiếp giáp với Giê-ru-sa-lem ở phía nam. Gehenna là phiên âm tiếng Anh từ tiếng Aram trong tiếng Hy Lạp, có nguồn gốc từ cụm từ tiếng Hê-bơ-rơ “Trũng con cái Hin-nôm”. Một trong những sự bội nghịch lớn nhất của người Y-sơ-ra-ên (đặc biệt là dưới thời các vua A-háp và Ma-na-se) là việc họ đã đưa con cái của mình qua lửa để hiến tế cho thần Mo-lóc trong chính trũng đó (2 Các Vua 16:3; 2 Sử ký 33: 6; Giê-rê-mi 32:35 ). Cuối cùng, dân Y-sơ-ra-ên xem địa điểm đó là nơi ô uế theo lễ nghi (2 Các Vua 23:10), và họ càng làm ô uế hơn nữa (hầu cho từ rày về sau, không ai được đưa con trai hay là con gái mình qua lửa cho Mo-lóc nữa) bằng cách chất các hài cốt những kẻ bội nghịch và thiêu chúng ở trong trũng. Vào thời Chúa Giê-su, đây là một nơi thường xuyên có lửa, nhưng hơn thế nữa, nó là một bãi rác thải, điểm dừng cuối cùng cho tất cả những vật dụng được đánh giá bởi con người là những vật không có giá trị. Khi Chúa Giê-su nói về địa ngục Gehenna, Ngài đang nói về một thành rác rưởi (một nơi bị loại bỏ) đời đời. Đúng vậy, lửa là một phần của nó, nhưng sự ném bỏ đi là mục đích - sự chia cắt và mất mát - mới là tất cả.
Trong Mác 9:43, Chúa Giê-su sử dụng hình ảnh mạnh mẽ khác để minh họa tính chất nghiêm trọng của địa ngục. “Nếu tay ngươi làm cho ngươi phạm tội, hãy chặt nó đi; thà rằng một tay mà vào sự sống, còn hơn đủ hai tay mà sa xuống địa ngục, trong lửa chẳng hề tắt.” Đối với hầu hết độc giả, hình ảnh này toát lên tính chất nghiêm trọng, bất chấp tình trạng đẫm máu (chặt tay bỏ đi). Không ai tin rằng Chúa Giê-su thật sự muốn chúng ta chặt đi cánh tay của mình. Nhưng Chúa muốn chúng ta làm những điều cần thiết để không phải bị quăng xuống đi ngục, và đó là mục đích của ngôn từ như vậy - để phân biệt, thiết lập một động lực, để so sánh. Bởi vì trong phần đầu của phân đoạn đã sử dụng hình ảnh biểu tượng, phần hai cũng như vậy và do đó, nó không nên được hiểu như một mô tả bách khoa (kiến thức phổ thông của con người) về địa ngục.
Ngoài lửa, Tân ước còn mô tả địa ngục như một cái hố không đáy (vực thẳm) (Khải Huyền 20:3), hồ lửa (Khải Huyền 20:14), chỗ bóng tối (Ma-thi-ơ 25:30), sự chết (Khải Huyền 2:11), sự hủy diệt (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:9), nơi chịu đau khổ đời đời (Khải Huyền 20:10), nơi có khóc lóc và nghiến răng (Ma-thi-ơ 25:30), và nơi có hình phạt tùy công việc mình làm (Ma-thi-ơ 11:20-24; Lu-ca 12:47-58; Khải Huyền 20:12-13). Rất nhiều người có lập luận chống lại việc áp dụng cách giải thích địa ngục theo nghĩa đen cho bất kỳ từ ngữ cụ thể nào. Ví dụ, ngọn lửa theo nghĩa đen của địa ngục không thể phát ra ánh sáng, vì địa ngục sẽ là bóng tối theo đúng nghĩa đen. Lửa của nó không thể tiêu hao nhiên liệu theo nghĩa đen của nó (con người!) vì sự đau khổ của họ là không hồi kết. Hơn thế nữa, nghĩa đen của việc phân loại các hình phạt trong địa ngục cũng khiến người đọc hơi khó hiểu. Liệu lửa địa ngục có thiêu rụi một kẻ giết người hàng loạt dữ dội hơn là một người ngoại đạo lương thiện? Có phải một kẻ độc tài xấu xa sẽ rơi xuống vực thẳm nhanh hơn người khác không? Hay kẻ phạm tội tàn ác sẽ ở chỗ tối tăm hơn? Có phải một số người có tiếng than khóc và nghiến răng to hơn hoặc liên tục hơn những người khác? Tuy nhiên, sự đa dạng và tính chất biểu tượng của các từ mô tả không làm giảm bớt đi ý nghĩa của địa ngục nhưng thực tế ngược lại. Hiệu ứng của chúng mô tả chung một địa ngục tồi tệ hơn cái chết, tối hơn bóng tối và sâu hơn bất kỳ vực thẳm nào. Địa ngục là nơi có nhiều tiếng than khóc và nghiến răng hơn bất kỳ tác phẩm nào từng được mô tả. Tính biểu tượng của nó đưa chúng ta đến một nơi vượt quá giới hạn ngôn từ của chúng ta - đến một nơi tồi tệ hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng.
English
Có phải địa ngục đúng là nơi chứa lửa và diêm sanh?