Câu hỏi
Lương tâm là gì?
Trả lời
Lương tâm được định nghĩa là một phần của tâm hồn con người mà nó gây ra sự đau đớn tinh thần và cảm giác tội lỗi khi chúng ta vi phạm nó và cảm giác vui thỏa và hạnh phúc khi những hành động, ý nghĩ và lời nói của chúng ta phù hợp với hệ thống giá trị của chúng ta. Từ Hy Lạp đã dịch "lương tâm" trong tất cả các tài liệu của Tân Ước là suneidēsis, có nghĩa là "nhận thức về đạo đức" hoặc "ý thức đạo đức." Những phản ứng của lương tâm khi hành động, suy nghĩ, và từ ngữ của người đó phù hợp hoặc trái với tiêu chuẩn của đúng và sai.
Trong Cựu Ước không có chữ Hê-bơ-rơ nào tương đương với suneidēsis trong Tân Ước. Việc thiếu một từ tiếng Hê-bơ-rơ cho "lương tâm" có thể là do thế giới quan (quan niệm về vũ trụ và con người) của người Do Thái, với việc cộng đồng được coi trọng hơn là cá nhân. Người Hê-bơ-rơ coi mình là một thành viên của một cộng đồng giao ước có liên quan mật thiết với Đức Chúa Trời và luật pháp của Ngài chứ không phải là một cá nhân. Nói cách khác, người Hê-bơ-rơ đã tin chắc vào vị trí của mình trước mặt Đức Chúa Trời khi mà dân Do Thái như một khối trong mối liên hệ tốt đẹp với Ngài.
Khái niệm về lương tâm của Tân Ước có tính cách cá nhân hơn và liên quan đến ba chân lý chủ yếu. Thứ nhất, lương tâm là một khả năng mà Đức Chúa Trời ban cho con người để thực hành tự đánh giá. Phao-lô đã vài lần nói về lương tâm của mình là "tốt" hay "trọn vẹn" (Công-vụ 23: 1, 24:16, 1 Cô-rinh-tô 4: 4). Phao lô đã thẩm định những lời nói và việc làm của chính mình và thấy chúng tuân theo đạo đức và hệ thống giá trị của mình, tất nhiên, nó dựa trên các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Lương tâm của ông đã kiểm chứng sự toàn vẹn của tấm lòng ông.
Thứ hai, Tân Ước mô tả lương tâm như một chứng nhân cho điều gì đó. Phao-lô nói những người ngoại bang có lương tâm làm chứng về sự hiện diện về luật pháp của Đức Chúa Trời đã ghi trong lòng họ, mặc dù họ không có Luật Pháp Môi-se (Rô-ma 2:14-15). Ông cũng yêu cầu lương tâm của mình như một nhân chứng mà ông nói ra sự thật (Rôma 9:1) và rằng ông đã tự mình thực hiện trong sự thánh sạch và thật thà trong những mối liên hệ của ông với thế gian (II Cô-rinh-tô 1:12). Ông cũng nói rằng lương tâm của ông nói với ông về những việc làm của mình thì minh bạch đối cùng với cả Đức Chúa Trời và với cả sự làm chứng của lương tâm từ những người khác (II Cô-rinh-tô 4:2; 5:11).
Thứ ba, lương tâm là một đầy tớ của hệ thống giá trị cá nhân. Một hệ thống giá trị chưa trưởng thành hoặc giá trị yếu kém tạo nên một lương tâm yếu kém, trong khi một hệ thống giá trị thông tin đầy đủ tạo ra một ý thức mạnh mẽ của đúng và sai. Trong đời sống người tín hữu, lương tâm của một người có thể bị thúc đẩy bởi sự hiểu biết không đầy đủ về các chân lý của Thánh Kinh và có thể tạo nên những cảm giác tội lỗi và xấu hổ không cân xứng với những vấn đề đang xảy ra. Sự trưởng thành trong đức tin làm mạnh mẽ lương tâm.
Chức năng cuối cùng này của lương tâm là những gì mà Phao-lô giải thích trong những hướng dẫn của ông về việc ăn đồ cúng tế các thần tượng (1 Cô-rinh-tô 8:10,12; 10:25-29). Ông nói rằng, vì thần tượng không phải là thần linh thật, điều đó không có gì khác biệt nếu thức ăn đã được cúng tế cho họ hay không. Nhưng một số người trong Hội Thánh Cô-rinh-tô yếu kém trong sự hiểu biết của họ và tin rằng các vị thần như vậy thật sự tồn tại. Những tín hữu chưa trưởng thành này đã kinh hoàng khi nghĩ đến việc ăn thức ăn cúng tế thần tượng, bởi vì lương tâm của họ đã được cho biết bởi những định kiến sai lầm và những quan điểm mê tín. Do đó, Phao-lô khuyến khích những người trưởng thành hơn trong sự hiểu biết của mình không thực hiện quyền tự do ăn uống nếu điều đó có thể làm lương tâm của những anh em yếu đuối lên án hành động của họ (1 Cô-rinh-tô 8:13). Bài học ở đây là, nếu lương tâm của chúng ta trọn vẹn vì đức tin trưởng thành và hiểu biết, chúng ta không phải làm cho những người có lương tâm yếu đuối vấp phạm bằng cách thực hành sự tự do mà điều đó đến cùng với một lương tâm mạnh mẽ hơn.
Một tham khảo khác về lương tâm trong Tân Ước là đến với lương tâm "lãnh đạm" (chai lì) hoặc trở nên không còn nhạy cảm như thể nó đã được nung đốt bằng sắt nóng (1 Ti-mô-thê 4: 1-2). Lương tâm như vậy là chai lì và sắt đá, không còn cảm nhận bất cứ điều gì. Một người có lương tâm chai lì thì không còn nghe được những lời nhắc nhở của chính nó, và anh ta có thể phạm tội bằng cách từ bỏ, lừa dối chính mình để nghĩ rằng tất cả đều ổn trong tâm hồn của mình, và đối xử với những người khác một cách vô cảm và không có lòng trắc ẩn.
Là người tín hữu, chúng ta phải giữ lương tâm của mình trong sạch bằng cách vâng lời Đức Chúa Trời và giữ mối quan hệ của chúng ta với Ngài trong sự bền chặt. Chúng ta làm điều này bằng cách áp dụng Lời của Ngài, đổi mới và mềm mại tấm lòng của chúng ta không thôi. Chúng ta quan tâm đến những người có lương tâm yếu đuối, đối xử với họ bằng tình yêu thương và sự cảm thông của Cơ đốc nhân.
English
Lương tâm là gì?