Câu hỏi
Có gì quan trọng ở ngôi mộ trống?
Trả lời
Từ đầu của thời kỳ các sứ đồ, sự thực về ngôi mộ trống – một việc thực được miêu tả trong Kinh Thánh khi các môn đồ của Chúa Giêsu phát hiện ra mộ của Ngài trống rỗng – nằm ở trung tâm của các tuyên xưng của Cơ Đốc Nhân. Cả 4 sách Phúc Âm miêu tả, với các mức độ khác nhau, hoàn cảnh xung quanh việc phát hiện ra ngôi mộ trống (Ma-thi-ơ 28:1-6; Mác 16:1-7; Luca 24:1-12; Giăng 20:1-12). Nhưng có lý do vững chắc nào để nghĩ rằng những tuyên bố này đúng đắn về mặt lịch sử? Liệu một nhà điều tra công tâm có thể kết luận rằng, trong tất cả những khả năng có thể xảy ra, ngôi mộ của Chúa Giêsu trống trong buổi sáng Phục Sinh đầu tiên? Có vài lập luận thuyết phục được nhiều sử gia về việc ngôi mộ chôn Chúa Giêsu bị phát hiện trống rỗng trong Chủ Nhật đầu tiên sau thập tự hình của Ngài.
Đầu tiên, cả Cơ Đốc Nhân và những người không phải Cơ Đốc Nhân đều biết vị trí của mộ Chúa Giê-su như nhau. Trong khi thông thường những người bị thập tự hình sẽ hoặc bị ném vào nghĩa trang cho các tội phạm thông thường hoặc sẽ bị bỏ lại trên thập giá cho chim và các loài ăn thịt, trường hợp của Chúa Giê-su thì khác. Ghi chép lịch sử chỉ ra rằng Chúa Giê-su bị chôn trong ngôi mộ của Giô-sép người A-ri-ma-thê, một thành viên của hội đồng quốc gia Do Thái, một nhóm xúc tiến việc xử tử Chúa Giê-su. Nhiều học giả hoài nghi Tân Ước cũng đã bị thuyết phục rằng mộ Chúa Giê-su của Giô-sép người A-ri-ma-thê khó có thể là một điều được nguỵ tạo của Cơ Đốc Nhân. Dựa vào sự thù địch có thể hiểu được của những người Cơ Đốc Nhân đầu tiên trước hội đồng quốc gia Do Thái, những người được coi là chịu trách nhiệm cho cái chết của Thầy của họ, khó có thể xảy ra việc những môn đồ của Chúa Giê-su đã dựng ra việc một người của hội đồng quốc gia Do Thái đã dùng mộ của mình để chôn cất Chúa Giê-su một cách kính cẩn như vậy.
Thêm nữa, những phát hiện khảo cổ gần đây đã minh chứng rằng phong cách của ngôi mộ miêu tả trong chi tiết mai tang trong Phúc Âm (acrosolia hay là mộ theo kiểu băng ghế phần lớn được sử dụng bởi những người giàu có, quyền lực. Chi tiết này rất phù hợp với những gì chúng ta biết về Giô-sép người A-ri-ma-thê. Hơn nữa, A-ri-ma-thê là một thị trấn ít quan trọng không được nhắc đến như một biểu trưng gì trong Kinh Thánh, và không có nghi thức chôn cất khác nào tồn tại. Bất cứ nghi ngờ nào về việc Chúa Giê-su được chôn cất trong mộ của Giô-sép đều được loại trừ.
Tầm quan trọng của những yếu tố này cũng không nên bỏ qua, khi hội đồng Do Thái chắc chắn biết vị trí của ngôi mộ của Giô-sép và, như vậy, nơi Chúa Giê-su đã được chôn cất. Và nếu vị trí của mộ Chúa Giê-su được những nhà thẩm quyền Do Thái biết, gần như không thể nào các hoạt động Cơ Đốc Nhân lại không gây ra bất kỳ sự chú ý nào ở Giê-ru-sa-lem, thành phố mà Chúa Giê-su được chôn cất. Chẳng lẽ các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái lại không đi một đoạn đường ngắn đến ngôi mộ của Giô-sép để kiểm chứng lại các tuyên bố về mộ trống này? Chẳng phải hội đồng Do Thái có tất cả lý do để muốn đưa xác Chúa Giê-su ra (nếu có) và kết thúc tin đồng về sự sống lại của Chúa một lần đủ cả? Việc bắt đầu có những người chuyển đạo sang Cơ Đốc Giáo ở Giê-ru-sa-lem cho chúng ta biết rằng không có cái xác nào được đưa ra dù các lãnh đạo Do Thái Giáo rất muốn. Nếu xác Chúa được đưa ra, tất cả các phong trào của Cơ Đốc Nhân nhấn mạnh vào sự sống lại của Chúa Giê-su, đã bị dập tắt.
Thứ hai, ngôi mộ trống được nhắc đến trong các mẫu truyền miệng những ngày đầu được sứ đồ Phao-lô trích dẫn ở 1 Cô-rinh-tô 15. Trong khi cả 4 sách Phúc Âm chứng thực về ngôi mộ trống của Chúa Giê-su, manh mối về ngôi mộ trống mà chúng ta biết được đầu tiên là từ Thánh Đồ Phao-lô. Khi về cho hội thánh ở Cô-rinh-tô vào khoảng những năm 55 sau công nguyên, Phao-lô trích dẫn lời truyền (hay là niềm tin) mà phần lớn các học giả tin rằng ông nhận từ sứ đồ Phi-e-rơ và Gia-cơ chỉ 5 năm sau khi Chúa Giê-su bị đóng đinh (Ga-la-ti 1:18-19, nhưng so sanh với Ga-la-ti 1:11-12). Phao-lô nói rằng "tôi đã truyền đạt cho anh em điều chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội lỗi chúng ta theo lời Kinh Thánh. Ngài đã bị chôn; đến ngày thứ ba, Ngài đã sống lại theo lời Kinh Thánh; và Ngài đã hiện ra cho Sê-pha, rồi cho nhóm mười hai sứ đồ" (1 Cô-rinh-tô 15:3-5). Khi Phao-lô viết "…Ngài đã bị chôn, rằng Ngài đã sống lại…", điều này muốn nhắc đến rõ ràng (dựa trên gốc gác Pha-ri-si của Phao-lô) rằng ngôi mộ chôn Chúa Giê-su trống rỗng. Với một người Pha-ri-si như Phao-lô, điều đã được chôn cất phải được sống lại? Dựa vào nguồn gốc của niềm tin này của Phao-lô rất có thể từ các sứ đồ ở Giê-ru-sa-lem và việc họ khá gần với những sự kiện nhắc đến ở đây, trích dẫn của Phao-lô về những rao truyền này là một minh chứng cứ vững chắc rằng mộ Chúa Giê-su trống rỗng và việc này được biết đến rộng rãi trong cộng đồng Cơ Đốc Nhân. Phản bác hay được nhắc đến là Phao-lô đã không nhận biết về ngôi mộ trống có câu trả lời khi chúng ta thấy rằng Phao-lô giảng dạy về việc Chúa Giê-su sống lại về mặt thể xác (Rô-ma 8:11; Phi-líp 3:21). Với Phao-lô, sự sống lại không thể hiện ở ngôi mộ trống là một sự mâu thuẫn với những gì ông nói.
Thứ ba, có những chứng nhận mạnh mẽ của những kẻ thù địch về ngôi mộ trống. Những chứng nhận đàu tiên xuất hiện trong sách Phúc Âm Ma-thi-ơ khi Ma-thi-ơ nói về có sự xác nhận về ngôi mộ trống của những lãnh đạo tôn giáo Do Thái (Ma-thi-ơ 28:13-15). Họ nói rằng các sứ đồ đã đến và cướp xác của Chúa Giê-su đi. Dựa vào quãng thời gian mà sách Phúc Âm Ma-thi-ơ được viết, tuyên bố đó sẽ dễ dàng bị bác bỏ nếu không đúng. Vì nếu Ma-thi-ơ nói dối, tường thuật của ông về phản ứng của những người Do Thái trước tuyên bố về ngôi mộ trống có thể dễ dàng bị phản bác, nghi ngờ, vì nhiều người cùng thời với mộ Chúa Giê-su vẫn còn sống Phúc Âm Ma-thi-ơ được lưu truyền lúc ban đầu. Tại sao họ lại cáo buộc sứ đồ đánh cắp xác Chúa Giê-su nếu ngôi mộ vẫn còn xác Ngài? Phản cáo buộc của những người Do Thái này bao hàm rằng ngôi mộ trống rỗng.
Việc người Do Thái buộc tội các môn đồ đánh cắp xác Chúa Giê-su được xác thực thêm bởi nhà biện giáo Cơ Đốc Nhân Justin Martyr vào giữa thế kỷ thứ hai (Đối thoại với Trypho, 108) và một lần nữa vào khoảng năm 200 sau công nguyên bởi cha đạo Tertullian (De Spectaculis, 30). Cả Justin và Tertullian đều giao thiệp với những nhà hùng biện Do Thái và đều ở vị thế biết được những gì những người đối lập Do Thái nói. Những hiểu biết của họ không chỉ dựa vào Phúc Âm Ma-thi-ơ. Vì cả Justin và Tertullian nói về những chi tiết không có ở trong Phúc Âm Ma-thi-ơ. Trên thực tế, cả 3 người này đều trích dẫn những chi tiết không được nhắc đến bởi người khác. Dựa trên những điều này, dường như có những sự công nhận ban đầu của người Do Thái về ngôi mộ trống.
Thứ tư, tất cả bốn sách Phúc Âm đều nói rằng mộ Chúa Giê-su bị phát hiện trống rỗng bởi những người phụ nữa. Đây là một điểm cực kỳ quan trọng dựa trên tính chất gia trưởng của Palestin thế kỷ đầu tiên. Trong khi cũng đúng là, trong một vài trường hợp rất hạn chế, phụ nữ được phép làm chứng trong tòa án, tuy nhiên lời chứng của một người phụ nữ có giá trị rất ít so với của một người đàn ông. Nếu bạn dựng nên câu chuyện để thuyết phục người khác rằng Chúa Giê-su đã sống lại, bạn sẽ không bao giờ dùng phụ nữ như nhân vật làm chứng. Những câu chuyện bịa đặt nếu có sẽ dùng các môn đồ nam như Phi-e-rơ, Giăng, hay An-rê là những người tìm ra ngôi mộ trống, vì các lời chứng của đàn ông sẽ đáng tin hơn trong câu chuyện.
Tuy nhiên sách Phúc Âm kể rằng, mặc dù các môn đồ nam của Chúa Giê-su đang sợ hãi, trốn khỏi các nhà cầm quyền, chính các người phụ nữ là những chứng nhân đầu tiên của ngôi mộ trống. Sẽ không có lý gì cho các hội thánh đầu tiên miêu tả tình huống như vậy trừ khi nó có thật. Tại sao những Cơ Đốc Nhân đầu tiên miêu tả những người lãnh đạo nam giới của họ hèn nhát và đặt phụ nữ vào vai trò nhân chứng chính? Một trong những nhân chứng nữ này (Mary Ma-đơ-len) được kể rằng từng bị bảy quỷ ám trước đây, như vậy rõ ràng làm cho bà ít đáng tin trong mắt của nhiều người. Và vậy, mặc dù cho những bất lợi về mặt chứng cứ này, những Cơ Đốc Nhân đầu tiên khẳng định rằng nhân chứng đầu tiên cho ngôi mộ, là phụ nữ. Lời giải thích có lý nhất cho sự khẳng định này là quả thật phụ nữ là những nhân chứng đầu tiên và các Cơ Đốc Nhân đầu tiên không sẵn sàng để nói dối mặc dù điều này khá đáng ngại.
Cả bốn luận điểm trên đây giúp chúng ta xây dựng bằng chứng rằng ngôi mộ Chúa Giê-su trống rỗng trong kỳ Phục Sinh đầu tiên. Một cách nói cụ thể là kết luận của nhà sử học Michael Grant, người hoài nghi về sự sống lại của Chúa Giê-su, "…nếu chúng ta áp dụng những tiêu chuẩn đánh giá như chúng ta làm với các nguồn tài liệu cổ, thì chứng cứ khá vững chắc và đáng tin đủ để kết luận rằng ngôi mộ, quả thực, trống rỗng."
Tất nhiên, chúng ta có được nhiều hơn là câu chuyện về ngôi mộ trống. Lý do ngôi mộ trống là bởi gì người bị chôn ở đó đã sống lại từ cõi chết. Chúa Giê-su đã không chỉ rời ngôi mộ của Ngài mà còn xuất hiện với nhiều người một cách riêng tư (Lu-ca 24:-34) và trong nhiều nhóm (Ma-thi-ơ 28:9; Giăng 20:26-30;21:1-14; Công Vụ 1:3-6;1 Cô-rinh-tô 15:3-7). Và sự sống lại của Ngài từ cõi chết là bằng chứng vững chắc cho chúng ta rằng Ngài là người mà Ngài nói (Ma-thi-ơ 12:38-40; 16:1-4)-Con của Chúa Trời sống lại, là niềm hy vọng duy nhất cho sự cứu chuộc của chúng ta (Giăng 8:23-24; 14:6; Công vụ 4:12).
English
Có gì quan trọng ở ngôi mộ trống?