settings icon
share icon
Câu hỏi

Có phải là sai trái khi muốn chết?

Trả lời


Có rất nhiều người người mà đang đối chọi với vô phương cứu chữa của bệnh tật, trạng thái đau đớn, hay tột cùng của sự buồn rầu hay đau đớn về cảm xúc đã có thắc mắc nếu chúng ta yêu cầu Đức Chúa Trời lấy đi mạng sống của chúng ta. Đây có phải là một hình thức tự sát? Liệu Đức Chúa Trời có mang chúng ta tới thiên đàng nếu chúng ta cầu nguyện được chết? Câu hỏi cũng đã làm dấy lên liệu là nếu cầu nguyện như vậy có tôi hay không.

Mong muốn thoát khỏi sự đau khổ, dù là cảm xúc hay thể xác, là một tình trạng đặc tính con người bình thường. Ngay cả Đức Chúa Giê-xu Christ đã cầu nguyện, "Cha ơi, nếu có thể được, xin cho chén này lìa khỏi con, dù vậy không theo ý con mà theo ý Cha" (Ma-thi-ơ 26:39) Điều này được nói bởi đặc tính con người của Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu biết cái gì sẽ được đặt bên trên thập tự giá, nhưng ghi chú là Ngài sẽ vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời. Trong tất cả, Chúa Giê-xu vâng phục chính bản thân mình cho ý muốn của Đức Chúa Cha. Trong khu vườn, Chúa Giê-xu xác nhận rằng có thời gian khi sự đau đớn là cần thiết, và Ngài tự nguyện cho sự đau đớn bởi vì đó là theo ý muốn của Đức Chúa Cha.

Là những tín đồ chúng ta luôn cầu nguyện, "Ý Cha được nên." Không ai trong chúng ta sẽ chết trước thời kì của chúng ta. Đa-vít xác nhận sự thật rằng ngày của chúng ta được lập kế hoạch bởi Đức Chúa Trời và không có gì có thể làm chúng ngắn hơn ngoài ý muốn của Đức Chúa Trời: "mắt Chúa đã thấy thể chất vô hình của con; số ngày định cho con, đã biên vào sổ Chúa khi chưa có một ngày nào trong các ngày ấy" (Thi-thiên 139:16). Hơn là việc cầu nguyện để được chết, tốt hơn là cầu nguyện cho sức mạnh của Đức Chúa Trời và ân điển có thể đứng vững trong bất cứ đau khổ nào chúng ta đang trải nghiệm và tin vào Đức Chúa Trời để xác định thời gian và chi tiết của sự qua đời của chúng ta.

Đau khổ thì rất là khó khăn, và đôi khi sự khó khăn nhất là để hiểu được tại sao. Đau khổ là một sự khiêm nhường, và chúng ta không muốn trở nên khiêm nhường hay yếu đuối và phụ thuộc. Nhưng khi chúng ta hỏi " Chúa ơi, tại sao là con?" câu trả lời có thể là " tại sao không phải con?" Khi những tín đồ được sinh lại đau khổ trên đời này, Đức Chúa Trời có mục đích cho sự đau đớn đó. Kế hoạch của Ngài và mục đích là hoàn hảo và thánh khiết, như là sự hoàn hảo và thánh khiết của Ngài. Người soạn thánh ca cho chúng ta biết, "Còn Đức Chúa Trời, các đường lối ngày là trọn vẹn" (Thi-Thiên 18:30). Nếu đường lối Chúa là trọn vẹn, vậy nên chúng ta có thể tin tưởng vào bất cứ việc gì Chúa làm-bất cứ điều gì Chúa cho phép để xảy ra đều trọn vẹn. Điều này có vẻ không khả thi cho chúng ta, nhưng ý nghĩ của chunga ta không phải là ý nghĩ của Chúa. Chúa đã nhắc nhở chúng ta trong Ê-sai 55:8-9.

Sứ đồ Phao-lô bị đau đớn bởi một "cái gai trong xác thịt"- một nỗi đau đớn mà nó không được giải thích trong Kinh Thánh- và ba lần ông cầu nguyện với Đức Chúa Trời lấy ra cái gai. Nhưng Đức Chúa Trời, người mà có thể làm cho Phao-lô sự thanh thoát trong chốc lát, đã lựa chọn không làm điều đó. Ngài làm cho Phao-lô nhớ rằng "cái gai" đó sẽ làm cho ông trở nên được tự hào và "đưa cao lên bên trên giới hạn thông qua sự dư dật trong mặc khải" ông đã được cho, để giúp ông được đề cao lên bởi chính ông. Nhưng Đức Chúa Trời đã không để cho Phao-lô chịu sự bất lực trong đau đớn một mình. Đức Chúa Trời đảm bảo với ông rằng ân điển mà ông được nhận chính là "đầy đủ"và đó Đức Chúa Trời có thể được ca ngợi bởi sự tín nhiệm của Phao-lô trong quyền năng của Ngài để giữ vững ông. Phao-lô đáp lại với sự thật đó là niềm vinh hạnh cho tình trang yếu đuối và sự đau đớn của ông bởi vì bên trong chúng Đức Chúa Trời được ca ngợi khi sự màu nhiệm của quyền năng và sức mạnh của Ngài được phô bày (2 Cô-rinh-tô 12:7-10). Do đó, thà tìm kiếm một lối thoát cho mọi sự đau đớn thông qua cái chết, chúng ta nên phụ thuộc vào Đức Chúa Trời và sự thanh thản trong Ngài. Mục đích của nỗi đau đớn sẽ luôn mang vinh quang đến cho Ngài và sự dư dật phúc lành của chúng ta.

Khi chúng ta chịu cường độ áp lực lớn của sự đau đớn, chúng ta đôi khi cảm thấy rằng chúng ta đơn giản không thể đi thêm được nữa. Nhưng Đức Chúa Trời nhắc nhở chúng ta rằng không có sự đau đớn hay thử thách nào đến trên một tín đồ mà một ai đó không thể trải qua trước chúng ta. Một vài tín đồ khác đối mặt với sự đau đớn điều mà không thể được làm giảm nhẹ bởi y học hiện đại. Một vài tín đồ khác đối mặt với sự bắt bớ và cái chết thảm dưới bàn tay của những kẻ căm ghét Đức Chúa Trời. Một vài tín đồ khác cô đơn và bị bỏ rơi; một vài bị đi tù cho bài làm chứng của mình. Do đó chúng ta chắc chắn không đơn độc. Nhưng Đức Chúa Trời luôn luôn công bằng, và Ngài sẽ không cho phép chúng ta đối mặc hay bị thử thách vượt lên trên sự chịu đựng của chúng ta và sẽ là một con đường để thoát ra cho nên chúng ta có thể chịu đựng nó (1 Cô-rinh-tô 10:13).

Cuối cùng, để trả lời cho câu hỏi có chăng đó là thực sự tội lỗi khi cầu nguyện cho cái chết. "Việc gì không đến từ đức tin, đều là tội lỗi" (Rô-ma 14:23). Nói cách khác, nếu con người bên trong chúng ta nói đó là tội lỗi, thì với chúng ta đó là tội lỗi. Có một đoạn trích Kinh Thánh có nói, "Vậy, ai biết điều tốt cần phải làm mà không làm, thì phạm tội" (Gia-cơ 4:17). Chỉ có một tội làm cho chúng ta bị cấm vào thiên đàng, đó là tội chối bỏ Đức Chúa Giê-xu Christ và sự cứu chuộc của chúng ta. Nhưng cầu nguyện Đức Chúa Trời cho chúng ta chết có thể là tội bởi vì việc làm đó chỉ ra rằng sự yếu đuối của đức tin. Một người cầu nguyện tốt hơn sẽ là "Đức Chúa Trời ơi, Ngài đã hứa với con gìn giữ con qua bất kì thử thách nào. Con nài xin ngài xóa bỏ sự đau đớn hoặc cung cấp cho con một lối thoát khỏi nó. Nhưng trong mọi sự, không phải ý muốn của con nhưng là ý Ngài được trọn, Amen."

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Có phải là sai trái khi muốn chết?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries