Câu hỏi
Nếu Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, vậy tại sao Ngài lại nói 'Cha tôn trọng hơn ta' trong Giăng 14:28?
Trả lời
Cụm từ "Cha tôn trọng hơn ta" (Giăng 14:28) được Chúa Giê-xu nói trong bài giảng ở phòng cao, và bối cảnh lớn hơn là lời hứa của Đức Thánh Linh cho các môn đồ sau khi Chúa Giê-xu sống lại. Chúa Giê-xu nói nhiều lần rằng Ngài đang thực hiện ý muốn của Đức Chúa Cha, từ đó ngụ ý rằng Ngài bằng cách nào đó vâng phục Đức Chúa Cha. Sau đó, câu hỏi trở thành làm thế nào Chúa Giê-xu có thể ngang hàng với Đức Chúa Trời khi chính Ngài thừa nhận rằng Ngài vâng phục theo ý muốn của Đức Chúa Trời? Câu trả lời cho câu hỏi này nằm trong bản chất của sự nhập thể (Giăng 1:14; Cô-lô-se 2:9).
Trong thời gian nhập thể, Chúa Giê-xu tạm thời "ở dưới các thiên sứ một chút" (Hê-bơ-rơ 2:9), trong đó đề cập đến tình trạng của Chúa Giê-xu. Giáo lý về sự nhập thể nói rằng Ngôi Hai của Ba Ngôi đã mặc lấy xác thịt (Giăng 1;14; Rô-ma 1:3). Do đó, đối với tất cả các ý định và mục đích, Chúa Giê-xu hoàn toàn là con người và "ở dưới các thiên sứ một chút". Tuy nhiên, Chúa Giê-xu cũng hoàn toàn thiêng liêng. Khi tiếp nhận bản chất con người, Chúa Giê-xu đã không từ bỏ bản chất thiêng liêng của Ngài (Giăng 10:30), Đức Chúa Trời không thể ngừng là Đức Chúa Trời (Giăng 8:58). Làm thế nào để chúng ta dung hòa được sự thật rằng Ngôi Hai của Ba Ngôi hoàn toàn thiêng liêng nhưng cũng là con người hoàn toàn và theo định nghĩa là "ở dưới các thiên sứ một chút"? Câu trả lời cho câu hỏi đó có thể được tìm thấy trong Phi-líp 2:5-11. Khi Ngôi Hai của Ba Ngôi mặc lấy hình dạng con người, một điều đáng kinh ngạc đã xảy ra. Đấng Christ "đã tự bỏ mình đi". Cụm từ này đã gây ra sự tranh luận nhiều hơn hầu hết các cụm từ khác trong Kinh Thánh. Về bản chất, điều đó có nghĩa là Chúa Giê-xu đã tự nguyện từ bỏ đặc quyền của việc tự do thực thi các thuộc tính thiêng liêng của Ngài và tự mình tuân theo ý muốn của Đức Chúa Cha khi ở trần gian.
Một điều khác cần xem xét là thực tế rằng sự vâng phục trong vai trò không tương đương với sự vâng phục về bản chất. Ví dụ, hãy xem xét mối quan hệ người chủ/nhân viên. Người chủ có quyền đưa ra yêu cầu cho nhân viên, và nhân viên có nghĩa vụ phục vụ người chủ. Các vai trò xác định rõ ràng một mối quan hệ vâng phục. Tuy nhiên, cả hai người vẫn là con người và có chung bản chất con người. Không có sự khác biệt giữa hai người như với bản chất của họ; họ ngang bằng nhau. Việc một người là chủ nhân và người kia là nhân viên thì không gì để thay đổi sự bình đẳng thiết yếu của hai cá nhân này là con người. Điều tương tự có thể được nói về các thành viên của Ba Ngôi. Cả ba thành viên (Cha, Con và Đức Thánh Linh) về cơ bản là bình đẳng; tức là, tất cả đều là thần trong bản chất. Tuy nhiên, trong kế hoạch cứu chuộc lớn lao, họ đóng một số vai trò nhất định và những vai trò này xác định thẩm quyền và sự phục vụ. Đức Chúa Cha truyền lệnh cho Đức Chúa Con và Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con truyền lệnh cho Đức Thánh Linh.
Do đó, việc Đức Chúa Con mang bản chất con người và khiến chính Ngài trở nên phụ thuộc vào Đức Chúa Cha, thì không có cách nào phủ nhận thần tánh của Đức Chúa Con, cũng không làm mất đi sự bình đẳng thiết yếu của Ngài với Đức Chúa Cha. Vậy thì, "sự tôn trọng" được nói trong câu này liên quan đến vai trò, không liên quan đến bản chất.
Nguồn tài lại đề xuất: Chúa Giê-xu: Cuộc đời vĩ đại nhất của tất cả bởi Charles Swindoll
English
Nếu Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, vậy tại sao Ngài lại nói 'Cha tôn trọng hơn ta' trong Giăng 14:28?