settings icon
share icon
Câu hỏi

Ngoại đạo là gì? Ngoại giáo là gì?

Trả lời


Theo quan điểm của Cơ Đốc giáo, người ngoại đạo là những người tham gia vào bất kỳ lễ nghi, giáo điều hoặc hoạt động tôn giáo nào mà không phải là của Cơ Đốc giáo. Tương tự, người Do Thái và người Hồi giáo cũng sử dụng thuật ngữ người ngoại đạo để mô tả những người theo những tôn giáo khác. Có người thì định nghĩa ngoại giáo là bất kỳ tôn giáo nào ngoài Phật giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo; trong khi một số khác lại cho rằng người ngoại đạo là người không theo tôn giáo nào cả.

Ngoại giáo là từ dùng cho tín ngưỡng đa thần hoặc tôn giáo thờ nhiều hơn một vị thần như ở La Mã cổ đại. Người ngoại đạo cũng được xem là người phần lớn không theo tôn giáo nào, người đó theo đuổi những thú vui trần gian và của cải vật chất; một người say sưa trong các thú vui nhục dục; một cá nhân theo chủ nghĩa khoái lạc hoặc buông thả bản thân. Có một thuật ngữ khác hiện đại hơn là tân ngoại giáo, dùng để chỉ một số hình thức ngoại giáo đương thời như Wicca (ma thuật, bùa chú), Druidry (thiền định, cúng bái), và Gwyddon (một vị thần trong thần thoại xứ Wales).

Những thực hành “ngoại giáo” hiện đại này thực sự tương tự như những cách làm cổ xưa của chúng ở chỗ chúng phụ thuộc nhiều vào chủ nghĩa khoái lạc — sự thỏa mãn nhục dục và sự buông thả bản thân, đồng thời theo đuổi hạnh phúc và khoái lạc để loại trừ mọi thứ khác. Trong thời cổ đại, các nghi lễ tình dục là một phần chính của các tôn giáo ngoại giáo. Cựu Ước đề cập đến những tôn giáo biến thái này trong những đoạn như Phục truyền luật lệ ký 23:17, A-mốt 2: 7–8 và Ê-sai 57: 7–8.

Mặc dù họ có rất nhiều và đa dạng trong thực hành và niềm tin của họ, những người ngoại giáo vẫn giữ một số niềm tin chung. Điển hình như:

• Thế giới vật chất là một nơi tốt đẹp, một nơi đáng để mọi người tận hưởng.
• Mỗi người đều được coi là một phần của Đất Mẹ này (Mother Earth).
• Thần tính có thể thấy trong mọi khía cạnh trên thế giới.
• Tất cả sinh vật, con người và động vật, đều là bản sao của Thần thánh. Như vậy, tất cả đều là thần và nữ thần.
• Hầu hết các tôn giáo ngoại đạo không có thầy (guru) hay đấng cứu thế.
• Học thuyết được thay thế bởi trách nhiệm của riêng một người.
• Chu kỳ mặt mặt trăng - mặt trời có ý nghĩa trong việc thờ cúng ngoại giáo.
Bất kỳ hình thức ngoại giáo nào cũng đều mang giáo lý sai lạc. Phao-lô đề cập đến sự sai lạc lẽ thật này trong lá thư của ông gửi cho các tín đồ ở Rô-ma (Rô-ma 1:22–27). Phao-lô mô tả họ là những người thuộc về thế gian và vật chất, tôn thờ các vật thọ tạo hơn là Đấng Tạo Hóa. Họ tôn thờ cây cối, động vật và đá, đi xa đến mức lạm dụng cơ thể của họ cho tình dục đáng xấu hổ để thỏa mãn tham dục của họ. Sau đó, sứ đồ Phao-lô tiếp tục cho chúng ta biết lý do tại sao họ làm thế và hậu quả cuối cùng là: “Tại họ không lo nhìn biết Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời đã phó họ theo lòng hư xấu, đặng phạm những sự chẳng xứng đáng.” (Rô-ma 1:28)

Bất kể những giả định thông thường, hầu hết những người sùng bái ngoại giáo đều khẳng định rằng họ không tin có Sa-tan. Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn rằng Sa-tan lại chính là kẻ ảnh hưởng và kiểm soát họ. Mặc dù họ phủ nhận điều đó, nhưng họ tôn sùng nó trong các nghi thức trần tục và nhục dục của mình. Phao-lô cho chúng ta biết rõ Sa-tan hoạt động như thế nào trong đời sống của những người không có Đức Chúa Trời, qua quyền hành, dấu hiệu, sự lừa lộc và dối trá của nó: “Kẻ đó sẽ lấy quyền của quỉ Sa-tan mà hiện đến, làm đủ mọi thứ phép lạ, dấu dị và việc kỳ dối giả; dùng mọi cách phỉnh dỗ không công bình mà dỗ những kẻ hư mất, vì chúng nó đã không nhận lãnh sự yêu thương của lẽ thật để được cứu rỗi. Ấy vì thế mà Đức Chúa Trời cho chúng nó mắc phải sự lầm lạc, là sự khiến chúng nó tin điều dối giả, hầu cho hết thảy những người không tin lẽ thật, song chuộng sự không công bình, đều bị phục dưới sự phán xét của Ngài” (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:9-12).

Những hoạt động mạnh mẽ của ngoại giáo đã chứng minh cho sự tồn tại của Satan. Điều này không chỉ rõ ràng trong thời kỳ hội thánh đầu tiên, mà còn trong thế giới đương đại ngày nay. Đối với những Cơ Đốc nhân trung tín là những người nhận biết Đức Chúa Trời, chúng ta nên tránh xa các thành phần “ngoại giáo”. Vì sự thờ phượng của người ngoại đạo rõ ràng bày tỏ quyền lực và sự lừa dối vua chúa thế gian này (I Giăng 5:19) - Sa-tan “như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (I Phi-e-rơ 5:8).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Ngoại đạo là gì? Ngoại giáo là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries