Câu hỏi
Phân đoạn Giăng 7:53-8:11 có nằm trong Kinh Thánh không?
Trả lời
Câu chuyện người đàn bà bị bắt ngoại tình trong Giăng 7:53-8:11. Phân đoạn này của Kinh Thánh, đôi khi được nhắc đến như câu chuyện về người đàn bà ngoại tình, là trung tâm của những cuộc tranh luận qua nhiều năm. Vấn đề nằm ở tính xác thực của nó. Liệu có phải sứ đồ Giăng đã viết Giăng 7:53-8:11, hay câu chuyện về người đàn bà ngoại tình được Chúa Giê-xu Giê-xu tha tội được thêm vào sau này và không được soi dẫn bởi Chúa?
Bản Văn Được Công Nhận (Textus Receptus) cũng bao gồm Giăng 7:53-8:11, và phần lớn các văn bản tiếng Hy Lạp cũng có. Đây là lý do mà Kinh Thánh bản King James (dựa trên Bản Văn Được Công Nhận) có ghi phân đoạn này như là một phần nguyên tác của Phúc Âm Giăng. Tuy nhiên, các bản dịch hiện đại, bao gồm bản NIV và bản ESV, mặc dù phân đoạn này được cho vào nhưng nó nằm trong dấu ngoặc đơn, như là phần Kinh Thánh không thuộc về nguyên tác. Điều này bởi cách bản thảo tiếng Hy Lạp cổ nhất (và nhiều người nói rằng đây là các bản đáng tin cậy nhất) không bao gồm câu chuyện của người đàn bà ngoại tình vào..
Các bản thảo Hy Lạp cho bằng chứng khá rõ rằng Giăng 7:53-8:11 không phải là một phần nguyên tác của Phúc Âm Giăng. Trong những bản thảo có phân đoạn này, hoàn toàn hoặc một phần, có một sự khác nhau về nơi phân đoạn xuất hiện. Một vài bản thảo đặt chuyện đàn bà ngoại tình sau Giăng 7:36, số khác đặt sau Giăng 21:25, và một số thậm chí còn cho nó vào Phúc Âm Lu-ca (sau Lu-ca 21:38 hoặc 24:53).
Cũng có những chứng cứ nội vi cho thấy rằng Giăng 7:53-8:11 không nằm trong nguyên tác. Một phần, cho những câu của phân đoạn này vào phá vỡ mạch chuyện của Giăng. Đọc từ Giăng 7:52 tới Giăng 8:12 (bỏ qua phân đoạn bị tranh cãi này) hoàn toàn hợp lý. Thêm nữa, các từ ngữ dùng trong câu chuyện của người đàn bà ngoại tình khác với những gì được thấy trong phần còn lại của Phúc Âm Giăng. Chẳng hạn, Giăng không bao giờ nhắc tới các "thầy thông giáo" bất cứ nơi đâu trong sách của ông – ngoại trừ Giăng 8:3. Có 13 các từ khác trong phân đoạn này không được nhắc đến bất kỳ nơi nào khác ngoại trừ Phúc Âm Giăng.
Dường như có vẻ như, bằng cách nào đó, một thầy thông giáo đã thêm câu chuyện này của Chúa Giê-xu vào trong Phúc Âm Giăng ở chỗ mà ông ta nghĩ rằng nó phù hợp. Rất có thể, câu chuyện đã được lưu truyền trong 1 thời gian dài – và nó là một câu chuyện truyền miệng – và một thầy thông giáo (hoặc nhiều người) cảm thấy rằng nó đã được nhất trí chấp nhận là lẽ thật, nó hoàn toàn phù hợp để được thêm vào văn bản Kinh Thánh. Vấn đề là lẽ thật không phải quyết định bởi sự nhất trí. Điều duy nhất chúng ta nên coi là Kinh Thánh được soi dẫn bởi Chúa Trời là những gì các nhà tiên tri và thánh đồ viết ra như là "người ta được Đức Thánh Linh cảm thúc nói ra từ Đức Chúa Trời."
Những người nghiêng về việc có câu chuyện người đàn bà ngoại tình dẫn ra rằng một số lớn các bản thảo tiếng Hy Lạp có phân đoạn này. Họ giải thích rằng việc đoạn này bị lược bỏ trong các bản thảo ban đầu là một nỗ lực của các lãnh đạo hội thánh quá nhiệt thành trong việc tìm cách tránh hiểu lầm. Đây là lý thuyết của những người nghiêng về việc thêm vào: Giăng đã viết phân đoạn này và nó xuất hiện trong Bản Văn Được Công Nhận. Nhưng những nhà lãnh đạo hội thánh sau này cho rằng phân đoạn này khá nguy hiểm về mặt đạo đức – vì Chúa Giê-xu tha thứ tội cho người đàn bà, những người vợ có thể nghĩ rằng họ có thể phạm tội ngoại tình và không phải chịu hậu quả . Vì thế, các nhà lãnh đạo hội thánh đã thay đổi Lời của Chúa và bỏ phân đoạn này. Vì cho phân đoạn này vào, họ lập luận, sẽ làm cho Chúa Giê-xu dường như "mềm mỏng" trong tội ngoại tình. Các nhà thông giáo sau này, được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh, thêm đoạn mà lẽ ra không nên bị lược bỏ lúc đầu này vào.
Tuy nhiên, thực tế là Giăng 7:53-8:11 không được hỗ trợ bởi các chứng cứ bản thảo tốt nhất. Vì thế, dẫn đến việc nghi ngờ thật sự là liệu nó có nằm trong Kinh Thánh không. Nhiều người yêu cầu các nhà xuất bản Kinh Thánh bỏ những câu này (cùng với Mác 16:9-20) khỏi văn bản chính và đặt nó trong chú thích.
Vì chúng ta đang nói về một vài ấn bản của Kinh Thánh bị "sai" ở vài chỗ, chúng ta nên nhắc đến một chút về các tính đáng tin cậy của Kinh Thánh. Các bản thảo nguyên gốc là không sai lầm (vô ngộ), tuy nhiên không một bản nguyên gốc nào còn tồn tại. Những gì chúng ta có ngày nay là hàng ngàn các văn bản cổ và các trích dẫn cho phép chúng ta (gần như) dựng lại các văn bản gốc. Các cụm từ, câu, hay phân đoạn nào đó có thể bị xem xét và tranh luận về mặt học thuật, nhưng không có giáo lý quan trọng nào của Kinh Thánh bị nghi ngờ vì những vấn đề chưa được rõ ràng này. Việc các bản thảo được xem xét như một chủ đề nghiên cứu không có nghĩa là có điều sai lệch với Lời Chúa; nhưng đó là lửa thử — nó là một trong những tiến trình mà Chúa đưa ra để giữ lời Chúa được thuần khiết. Niềm tin vào tính không sai lầm của Kinh Thánh sẽ làm nền tảng cho một việc xem xét kỹ lưỡng và nghiêm túc các văn bản.
English
Phân đoạn Giăng 7:53-8:11 có nằm trong Kinh Thánh không?