settings icon
share icon
Câu hỏi

Làm thế nào để xác định ranh giới giữa giúp đỡ người khác và để họ lợi dụng mình?

Trả lời


Lu-ca 6:30, 35-36 dạy chúng ta "hãy làm ơn, và hãy cho mượn mà đừng mong trả lại." "Nhưng các con hãy yêu kẻ thù mình, hãy làm ơn, và hãy cho mượn mà đừng mong trả lại. Như vậy, phần thưởng của các con sẽ lớn, và các con sẽ là con của Đấng Chí Cao, vì Ngài lấy lòng nhân từ đối đãi người vô ơn và kẻ độc ác. 36 Hãy thương xót như Cha các con hay thương xót." Những câu trên, cùng với nhiều câu khác trong Kinh Thánh dạy chúng ta rằng Cơ Đốc nhân phải yêu thương, nhân từ và hi sinh bản thân. Khi thấy những nhu cầu của người xung quanh, lòng chúng ta nên đầy sự thương xót như Cha Thiên Thượng đã yêu thương người khác. "Đức Giê-hô-va làm lành cho muôn người, Ơn thương xót của Ngài ở trên mọi vật mà Ngài dựng nên." (Thi Thiên 145:9).

Một tấm lòng yêu thương và luôn ban cho người khác là điều đúng đắn. Chúa vui lòng khi nhìn thấy bản tính này trong đời sống chúng ta. Tuy nhiên, trong khía cạnh ban cho và giúp đỡ, Kinh Thánh cũng dạy chúng ta phải có sự nhận thức khôn ngoan (Ma-thi-ơ 10:16). Chúa ban cho chúng ta những tiêu chuẩn nhất định để cân nhắc khi ban cho người khác tiền và thời gian. Khi Kinh Thánh dạy chúng ta làm điều này, mục đích không phải để dẫn đến làm hại cho ta. Làm điều tốt là đúng, nhưng 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:10 nhắc nhở rằng, "Ngay khi còn ở với anh em, chúng tôi cũng đã khuyên bảo anh em rằng: Nếu ai không muốn làm việc, thì cũng đừng ăn." Có những người muốn sống cách vô trách nhiệm và không muốn phải khai trình với ai. Vì vậy cần phải có giới hạn; ta giúp đỡ những ai cần, nhưng nếu đó là một lối sống liên tục lặp lại, chúng ta lại sai khi cứ cổ xúy họ. Nếu góp phần vào sự lười biếng của họ, chúng ta đang làm hại họ. Câu nói "đừng cho con cá, hãy cho cần câu" là đúng. Nếu chúng ta thấy họ đang nỗ lực, chúng ta nên hỗ trợ họ theo cách Chúa dẫn dắt.

Thường thì cách hiệu quả nhất để giúp đỡ người khác là đến bên họ và chia sẻ nguyên tắc, lời khuyên và sự khích lệ từ Kinh Thánh. Nếu họ sẵn lòng nghe và làm theo, bởi Đức Thánh Linh bên trong mình, họ sẽ quay ngược lại với lối sống phụ thuộc vào người khác. Điều này phải bắt đầu bằng sự trình bày phúc âm về Chúa Giê-xu Christ. Nếu không có quyền năng của Ngài, thay đổi lối sống cách hoàn toàn là không thể xảy ra.

Chúng ta cũng cần cân nhắc những điều Kinh Thánh dạy về làm người quản gia trung tín. Khi đặt tniềm tin vào Chúa và bước đi với Ngài, Ngài hứa sẽ ban cho chúng ta những gì chúng ta cần (Phi-líp 4:19). Điều gì Chúa ban cho chúng ta, ta cần sử dụng khôn ngoan. Chúng ta phải trao lại cho Chúa một phần của những gì Chúa đã ban, chúng ta cung ứng cho gia đình mình, phải trả hóa đơn. Cách chúng ta sử dụng thời gian cũng là quản trị, sự cân bằng giữa thờ phượng, công việc và gia đình cũng quan trọng. Đây là những nguyên tắc khía cạnh của quản gia mà ta không thể bỏ qua, vậy nên ta cần phải cân nhắc vào trong quyết định nên giúp đỡ người khác như thế nào, bằng việc gì. Nếu như vì giúp người khác mà không trả được nợ và hoàn thành trách nhiệm của mình, chúng ta đang không giúp đỡ đúng.

Có nhiều cách người ta có thể lợi dụng lẫn nhau. Quan trọng là chúng ta cầu nguyện và xin Chúa chỉ xem Ngài muốn chúng ta làm gì. Ngài sẽ ban cho ta sự khôn ngoan để nhận ra nhu cầu thật và phân biệt giữa cơ hội và sự sao nhãng (Gia-cơ 1:5). Đôi khi, người ta bị những thử thách và thất bại làm gục ngã nên cần một người bạn lâu dài. Có thể đây là một mối quan hệ cần nhiều nỗ lực nhưng cũng là phần thưởng lớn. Các hội thánh địa phương có thể hỗ trợ những người đang có gánh nặng cho nhũng người có nhu cầu lớn. Tuy nhiên, giúp đỡ người mà không hề cố gắng tự bước đi tìm giải pháp thì là vô vọng. Một lần nữa, ta cần cầu xin Chúa ban sự khôn ngoan và thực hành phân biệt điều đúng sai là quan trọng nhất trong những tình huống này.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Làm thế nào để xác định ranh giới giữa giúp đỡ người khác và để họ lợi dụng mình?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries