settings icon
share icon
Câu hỏi

Nguyên tội là gì?

Trả lời


Thuật ngữ “nguyên tội” chỉ về tội không vâng lời của A-đam khi ăn trái cấm (trái của cây biết điều thiện và điều ác) và những ảnh hưởng của nó trên cuộc đời của mỗi con người. Nguyên tội được định nghĩa “theo cái nhìn của Chúa, đó là tội lỗi và những ảnh hưởng sai trật của nó trên những điều mà chúng ta đang có chính là hậu quả trực tiếp từ tội lỗi mà A-đam đã phạm trong vườn Ê-đen”. Lý thuyết về nguyên tội đặc biệt tập trung về ảnh hưởng của nguyên tội trên bản chất tự nhiên của chúng ta và trên vị trí của chúng ta trước mặt Chúa, ngay trước khi chúng ta đủ lớn để có thể nhận biết mình phạm tội. Có ba quan điểm chính giải thích về những ảnh hưởng đó.

Thuyết Pelagius: Thuyết này nói rằng tội của A-đam không ảnh hưởng đến tâm linh của dòng dõi ông nhưng gương mẫu việc làm đầy tội lỗi của ông thì ảnh hưởng đến những người đi theo sau ông và làm cho họ cũng phạm tội. Theo quan điểm này, con người có khả năng tự dừng lại việc làm phạm tội của họ dù họ có chọn để làm những việc phạm tội đó hay không. Những điều dạy dỗ này trái ngược với một số phân đoạn trong Kinh Thánh có ý nói rằng con người làm nô lệ một cách vô ích cho bản tánh xác thịt đầy tội lỗi của họ (nếu Đức Chúa Trời không can thiệp) và những việc tốt mà họ làm đều sẽ “chết đi”, điều này có nghĩa là những việc làm đó không giúp họ trở nên xứng đáng để được hưởng ân điển là sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 2:1-2; Ma-thi-ơ 15:18-19; Rô-ma 7:23; Hê-bơ-rơ 6:1; 9:14)

Thuyết Arminius: Người theo thuyết Arminius tin rằng tội lỗi của A-đam đã dẫn đến kết quả là hết thảy nhân loại đã thừa kế xu hướng phạm tội, điều này thường chỉ về những người có “bản tánh tội lỗi”. Có nghĩa là bản tánh tội lỗi sẽ làm cho chúng ta phạm tội theo cách tự nhiên giống như bản tánh tự nhiên của một con mèo là nó sẽ kêu meo meo – nghĩa là tội lỗi diễn ra theo một cách rất tự nhiên. Theo quan điểm này, con người không thể ngừng việc phạm tội theo cách của mình; đó là lý do tại sao Chúa ban cho một ân điển vĩ đại dành sẵn cho tất cả mọi người để cho phép chúng ta có thể ngừng lại những việc làm phạm tội. Trong thuyết Arminius, ân điển này được gọi là tiền ân điển (nghĩa là ân điển được ban đến trước và con người có quyền quyết định tin hay không tin vào Đức Chúa Trời). Theo quan điểm này, chúng ta không bị bắt phải chịu trách nhiệm về tội lỗi của A-đam, chúng ta chỉ chịu trách nhiệm cho chính tội lỗi của mình. Sự dạy dỗ này trái với sự thật rằng tất cả chúng ta sinh ra đều gánh hình phạt của tội lỗi, dù cho tất cả chúng ta không phạm tội theo cách như A-đam đã phạm (1Cô-rinh-tô 15:22; Rô-ma 5:12-18). Và thuyết “tiền ân điển” cũng không được nhắc đến cách rõ ràng trong Kinh Thánh.

Thuyết Calvin: Học thuyết của Calvin cho rằng tội lỗi của A-đam dẫn đến hậu quả là không chỉ chúng ta mang lấy bản tánh tội lỗi tự nhiên mà chúng ta còn phải gánh tội trước mặt Chúa vì chúng ta đáng phải chịu hình phạt. Thi thiên 51:5 cho biết chúng ta bị thai nghén trong nguyên tội vì gánh nặng tội lỗi đã truyền từ tổ phụ đầu tiên của chúng ta là A-đam dẫn đến kết quả là chúng ta kế thừa bản chất tội lỗi rất tàn ác đến nỗi Giê-rê-mi 17:9 cho biết lòng dạ của con người “là dối trá hơn muôn vật và rất là xấu xa.” Không chỉ là nhận biết A-đam phạm tội bởi vì ông đã phạm tội, nhưng tội lỗi và hình phạt của ông là sự chết cũng sẽ thuộc về chúng ta (Rô-ma 5:12,19). Có hai quan điểm nói về việc tại sao Chúa nhìn nhận tội mà A-đam đã phạm thì cũng thuộc về chúng ta. Quan niệm đầu tiên cho rằng loài người là hậu tự trong A-đam; do đó khi A-đam phạm tội, chúng ta cũng phạm tội trong A-đam. Điều này tương tự như điều Kinh Thánh dạy dỗ về Lê-vi (là “hậu tự” của Áp-ra-ham) cũng đã dâng một phấn mười cho vua Mên-chi-xê-đéc trong thời Áp-ra-ham. Theo như Sáng thế ký 14:20; Hê-bơ-rơ 7:4-9 cho biết lúc vua Mên-chi-xê-đéc đi đón Áp-ra-ham thì ông đã dâng một phần mười cho vua, dù cho đến hàng trăm năm sau Lê-vi mới được sinh ra, nhưng Lê-vi cũng được kể là dâng một phần mười cho vua trong Áp-ra-ham. Một quan điểm khác là A-đam có vai trò như người đại diện cho chúng ta và vì thế, khi ông phạm tội, chúng ta cũng bị kể là phạm tội.

Học thuyết Calvin cho biết một người không thể vượt ra khỏi tội lỗi của chính mình mà không nhờ vào năng lực từ nơi Đức Thánh Linh, là nguồn năng lực chỉ có được khi người đó quay trở lại trong sự nương tựa nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu và sự hy sinh của Ngài để chuộc tội cho chúng ta trên thập tự giá. Quan điểm Calvin về nguyên tội là chắc chắn nhất với sự dạy dỗ của Kinh thánh. Tuy nhiên, làm thế nào để Chúa có thể để chúng ta chịu trách nhiệm về tội lỗi mà chính bản thân chúng ta không thật sự nhận biết theo phương diện cá nhân? Có một cách giải thích hợp lý rằng chúng ta sẽ trở nên người có trách nhiệm với nguyên tội khi chúng ta chọn cách chấp nhận, và hành động theo bản chất tội lỗi tự nhiên của chúng ta. Điều đó dẫn đến một vấn đề trong cuộc sống của chúng ta là khi đó chúng ta trở nên người có thể nhận biết được tội lỗi của mình. Đối với điều này, chúng ta nên loại bỏ bản tánh tội lỗi ra khỏi chúng ta và ăn năn về bản tánh tự nhiên của mình thay vì chúng ta chọn cách “ủng hộ” mọi thứ về bản chất tội lỗi và nói rằng những ảnh hưởng của nó là tốt. Việc chúng ta xác nhận tội lỗi của mình nghĩa là chúng ta bày tỏ mình thừa nhận hành động sai trật của A-đam và Ê-va trong vườn Ê-đen. Vì vậy điều đó có nghĩa là chúng ta đã phạm tội đó nhưng lại không thật sự phạm phải nó.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Nguyên tội là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries