Câu hỏi
Kinh Thánh nói gì về nhẫn nhục?
Trả lời
Khi mọi thứ đều diễn ra theo ý muốn, thật dễ dàng để thể hiện sự nhẫn nhục. Thử thách thực sự của sự nhẫn nhục xảy ra khi quyền lợi của chúng ta bị xâm phạm – khi một chiếc xe khác cắt ngang ta trong khi giao thông; khi chúng ta bị đối xử bất công; khi đồng nghiệp của ta lại chế nhạo đức tin của ta, thêm lần nữa. Một vài người cho rằng họ có quyền cảm thấy bực dọc khi gặp phải những khó chịu và thử thách. Tính thiếu nhẫn nại được xem như quyền bực tức thánh thiện. Kinh Thánh, tuy nhiên, lại khen ngợi sự nhẫn nhục như một thành quả của Đức Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22) mà được kết trái cho tất cả những tín đồ của Đấng Christ (1 Thê-sa-lô-ni-ca 5: 14). Sự nhẫn nhục cho thấy lòng tin của chúng ta vào thời điểm, sự toàn năng và tình yêu thương của Chúa.
Mặc dù phần lớn mọi người cho rằng sự nhẫn nại là một cách đợi chờ thụ động hay sự chịu đựng nhu mì, những từ Hy Lạp được dịch ra thành “nhẫn nhục” trong Tân Ước đều là từ mang tính chủ động, mạnh mẽ. Ví dụ, hãy xem, Hê-bơ-rơ 12:1: “Thế thì, vì chúng ta có rất nhiều người chứng kiến như một đám mây rất lớn bao quanh, chúng ta hãy vất bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi dễ vướng mắc, và hãy kiên trì chạy xong cuộc đua đã đặt ra cho chúng ta” (DNB). Mỗi người liệu có chạy một cuộc đua bằng cách thụ động chờ đợi cho những người chậm rề rề hay cam chịu những kẻ gian lận? Đương nhiên là không! Từ mà được dịch ra là “nhẫn nhục” trong câu này mang nghĩa “kiên nhẫn”. Một Cơ Đốc Nhân chạy đua một cách kiên nhẫn bằng cách bền lòng qua những khó khăn. Trong Kinh Thánh, nhẫn nhục là bền bỉ tiến tới một mục đích, kiên định vượt qua thử thách, hay mong ngóng chờ đợi cho một lời hứa được thực hiện.
Sự nhẫn nhục không phát triển chỉ trong ngày một ngày hai. Quyền năng và lòng nhân từ của Chúa là thiết yếu đến sự hình thành lòng nhẫn nhục. Cô-lô-sô 1:11 dạy chúng ta rằng Chúa cho chúng ta mạnh mẽ để “kiên trì và chịu đựng mọi sự” trong khi Gia-cơ 1:3-4 khuyến khích chúng ta biết rằng thử thách là cách Chúa làm hoàn hảo tính nhẫn nại của chúng ta. Sự nhẫn nại của chúng ta càng được phát triển và tăng mạnh khi nghỉ ngơi trong ý và thời điểm hoàn hảo của Chúa, ngay cả khi gặp phải những người ác độc khi họ “được may mắn trong các đường lối họ, vì họ thực hiện những mưu ác” (Thi Thiên 37:7). Sự nhẫn nại của chúng ta sẽ được trao thưởng trong lúc cuối cùng “vì ngày Chúa đến đã gần” (Gia-cơ 5:7-8). “Chúa thật tốt đối với người tin cậy Ngài, tức đối với người tìm kiếm Ngài” (Ai Ca 3:25).
Chúng ta thấy nhiều ví dụ trong Kinh Thánh mà sự nhẫn nại của họ thể hiện đặc trưng bước đường đi của họ với Chúa. Gia Cơ chỉ chúng ta tới những tiên tri “như tấm gương của sự nhẫn nại khi phải chịu khổ” (Gia-cơ 5:10). Ông cũng nói đến Gióp, người mà lòng kiên nhẫn đã ban thưởng khi ”Chúa mang ban thưởng tới cho ông” (Gia-cơ 5:11). Áp-ra-ham, tương tự, kiên nhẫn đợi chờ và “đã nhận được điều đã hứa” (Hê-bơ-rơ 6:15). Chúa Giêxu là tấm gương mẫu của chúng ta trong mọi việc, và Chúa đã biểu lộ lòng bền bỉ nhẫn nại: ” Ðấng vì niềm vui trước mặt đã gánh chịu thập tự giá, coi thường sỉ nhục, và đang ngồi bên phải ngai Ðức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 12:2).
Làm thế nào để chúng ta thể hiện lòng nhẫn nại mà làm theo đặc tính của Chúa? Trước hết, chúng ta tạ ơn Chúa. Phản ứng đầu tiên của mỗi người thường là “Tại sao là tôi?”, nhưng Kinh Thánh nói hãy vui mừng trong ý Chúa (Phi-líp 4:4, 1 Phi-e-rơ 1:6). Thứ hai, chúng ta tìm mục đích của Chúa. Đôi khi Chúa đặt chúng ta trong những tình huống khó khăn để chúng ta có thể làm chứng. Khi khác, Chúa có thể cho phép thử thách để làm thánh hóa nhân cách của chúng ta. Nên nhớ rằng mục đích của Chúa là cho chúng ta lớn lên và vinh quang của Chúa sẽ giúp chúng ta qua thử thách. Thứ ba, chúng ta nhớ đến lời hứa của Chúa như trong Rô-ma 8:28, dạy chúng ta rằng “mọi sự hiệp lại làm ích cho những người yêu kính Ðức Chúa Trời, tức những người được kêu gọi theo mục đích của Ngài”. “Mọi sự” bao gồm cả những sự mà thách thức tính kiên nhẫn của chúng ta.
Lần sau khi bạn đang bị tắc đường, bị bạn bè phản bội, hay chế nhạo cho việc làm chứng, bạn sẽ phản ứng ra sao? Phản ứng tự nhiên sẽ là mất kiên nhẫn làm dẫn đến căng thẳng, bực dọc, nản chí và sự bất lực. Ngợi ca Chúa, vì là Cơ Đốc Nhân, chúng ta không còn làm nô lệ cho “phản ứng tự nhiên” vì chúng ta là tạo vật mới ở trong Ðấng Christ (2 Cô-rinh-tô 5:17). Thay vào đó, chúng ta có sức mạnh của Chúa để đáp lại với thái độ kiên nhẫn và trong sự tin tưởng hoàn toàn vào quyền năng và dự định của Chúa. ”Ai bền chí làm lành để tìm vinh hiển, tôn trọng, và sự bất tử, sẽ được Ngài ban cho sự sống đời đời “ (Rô-ma 2:7).
English
Kinh Thánh nói gì về nhẫn nhục?