Câu hỏi
Kinh Thánh nói gì về những cơn ác mộng?
Trả lời
Những cơn ác mộng được định nghĩa là những chiêm bao (giấc mơ) tạo ra phản ứng cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ, chẳng hạn như sợ hãi hoặc khiếp sợ. Những người bị cơn ác mộng thường thức dậy trong trạng thái cực kỳ đau khổ, thậm chí đến mức phản ứng vật lý nghiêm trọng — mạch đập nhanh, đổ mồ hôi, buồn nôn — và họ thường không thể trở lại giấc ngủ một thời gian. Nguyên nhân gây ra những cơn ác mộng rất đa dạng. Trẻ em, vì trí tưởng tượng năng động của chúng, dễ bị những cơn ác mộng, rất nghiêm trọng ở một số trẻ, khiến chúng thức dậy hét lên và khóc. Những sự cố cực đoan này cũng được gọi là "khủng hoảng ban đêm". Ăn những thức ăn đặc quá gần với giờ đi ngủ có thể gây ra cơn ác mộng, hay có thể xem những bộ phim kinh dị. Đi ngủ trong tâm trạng đau khổ về những hoàn cảnh của cuộc sống hoặc sau một cuộc tranh chiến hoặc cãi vã cũng có thể gây ra những cơn ác mộng vì hoạt động tiếp diễn của bộ não trong khi ngủ.
Không có nghi ngờ rằng những cơn ác mộng có thể cực kỳ đáng lo ngại, nhưng liệu có bất kỳ ý nghĩa tâm linh nào đối với những cơn ác mộng? Những điềm chiêm bao và khải tượng được đề cập trong Kinh Thánh, và Đức Chúa Trời đôi khi sử dụng trạng thái chiêm bao để giao tiếp với các tiên tri của Ngài và những nhân vật khác. Đức Chúa Trời đã phán với A-bi-mê-léc trong Sáng Thế Ký 20, cảnh báo ông không được quan hệ với vợ của Áp-ra-ham, là bà Sa-ra. Những điềm chiêm bao khác như chiếc thang của Gia-cốp (Sáng thế ký 28), chiêm bao của Giô-sép rằng các anh em của ông sẽ quy phục ông mà điều đó dẫn đến việc ông bị cầm tù ở Ai Cập (Sáng thế ký 37), cũng như sự giải thích của ông về điềm chiêm bao của Pha-ra-ôn (Sáng thế ký 40-41) và nó đã dẫn đến việc ông trở thành người quyền lực thứ hai ở Ai Cập. Đức Chúa Trời hoặc Thiên sứ của Ngài xuất hiện với những nhân vật khác trong Kinh thánh, như Sô-lô-môn (1 Các Vua 3), Nê-bu-cát-nết-xa (Đa-ni-ên 2), Giô-sép (Ma-thi-ơ 2), và vợ của Phi-lát (Ma-thi-ơ 27:19). Tuy nhiên, không một chiêm bao nào trong số này ngoại trừ chiêm bao của người vợ Phi-lát, thực sự có thể được gọi là cơn ác mộng. Vì vậy, dường như Đức Chúa Trời thường không nói chuyện với mọi người qua những cơn ác mộng.
Một số người nghĩ rằng Satan hay ma quỷ đang xâm nhập vào tâm trí của họ trong những cơn ác mộng, nhưng không có phân đoạn nào trong Kinh Thánh trực tiếp chứng minh điều này. Với ngoại lệ có thể có của một giấc mơ mà Ê-li-pha tuyên bố, không có sự gắn liền Kinh Thánh về lực lượng ma quỷ giao tiếp với mọi người trong những chiêm bao hay ác mộng. Rất có thể, những cơn ác mộng không có gì khác ngoài cách bộ não chống lại những lo sợ và lo lắng của chúng ta khi nó tiếp tục hoạt động trong các chu kỳ ngủ. Nếu một Cơ Đốc nhân kinh nghiệm liên tục những cơn ác mộng làm gián đoạn giấc ngủ và gây rối loạn cảm xúc một cách thường xuyên, có lẽ cần phải có sự trợ giúp y tế. Nhưng, như trong tất cả mọi việc, lời cầu nguyện là vũ khí mạnh nhất của chúng ta để chống lại bất kỳ loại cảm xúc hay tâm linh đau khổ nào. Cầu nguyện mười lăm hoặc hai mươi phút trước khi ngủ là cách hiệu quả nhất để làm dịu tâm trí và tấm lòng và chuẩn bị cho giấc ngủ ngon. Như trong mọi sự, Đức Chúa Trời ban sự khôn ngoan cho những ai tìm kiếm nó từ Ngài (Gia-cơ 1:5), và Ngài cũng đã hứa sự bình an của Ngài cho tất cả những ai tìm kiếm nó. "Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời. Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ." (Phi-líp 4:6–7).
English
Kinh Thánh nói gì về những cơn ác mộng?