Câu hỏi
Sự đền tội gồm những thuyết nào?
Trả lời
Xuyên suốt lịch sử Hội Thánh, một vài quan điểm khác nhau về sự đền tội (có cái đúng cái sai) đã được đưa vào bởi những cá nhân hoặc hệ phái khác nhau. Một trong những lý do về việc có nhiều quan điểm khác nhau là vì cả Cựu Ước và Tân Ước bày tỏ nhiều chân lý về sự đền tội của Đấng Christ, sẽ là rất khó hoặc thậm chí là không thể để tìm một thuyết nào đó chứa đựng hoàn toàn hoặc giải thích về sự phong phú của sự đền tội. Điều mà chúng ta khám phá khi nghiên cứu Kinh Thánh là sự phong phú và bức tranh nhiều khía cạnh của sự đền tội khi Kinh Thánh đưa vào nhiều chân lý có mối tương quan với nhau liên quan đến sự cứu chuộc mà Ngài đã hoàn tất. Một nhân tố khác góp phần vào việc có nhiều thuyết khác nhau về sự đền tội là do những gì chúng ta học về sự đền tội cần được hiểu từ kinh nghiệm và quan điểm của người của Chúa dưới hệ thống hiến tế của giao ước cũ.
Sự đền tội của Đấng Christ, về mục đích và những gì đã hoàn tất, thật là một đề tài phong phú mà nhiều văn phẩm đã viết. Chủ đề này đơn giản là sẽ cung cấp một khái quát ngắn gọn của nhiều thuyết mà đã được đưa ra tại một thời điểm nào đó. Khi quan sát những góc nhìn khác nhau về sự đền tội, chúng ta phải nhớ rằng bất kì ý nào mà không chỉ ra sự tội lỗi của con người hoặc tính chất chết thế của sự đền tội thì thực sự là thiếu xót hoặc thậm chí một vài quan điểm có thể là dị giáo.
Cái giá chuộc để trả cho Satan: Quan điểm này nhìn vào sự đền tội của Đấng Christ như là cái giá chuộc để trả cho Satan để mua chuộc sự tự do của con người và giải thoát người khỏi tù nộ lệ của Satan. Điều này dựa trên niềm tin cho rằng tình trạng thuộc linh của con người bị làm nô lệ cho Satan, và ý nghĩa sự chết của Đấng Christ là để đảm bảo sự chiến thắng trước Satan. Thuyết này có rất ít chứng thực ủng hộ từ Kinh Thánh và rất ít người ủng hộ xuyên suốt lịch sử hội thánh. Điều này là trái với Kinh Thánh trong việc nhìn vào Satan, hơn là nhìn vào Chúa, khi Satan như là người đòi hỏi cái giá trả dành cho tội lỗi. Vì vậy, điều này hoàn toàn phớt lờ đi nhu cầu cần có công lý của Đức Chúa Trời được nhìn xuyên suốt cả Kinh Thánh. Điều này cũng gây ra một cách nhìn quá cao về Satan hơn những gì nó có thể có, và nhìn Satan như là có nhiều năng quyền hơn thực sự những gì nó có. Không có những chứng thực ủng hộ nào từ Kinh Thánh về ý kiến cho rằng những tội nhân có “mắc nợ” gì với Satan, nhưng xuyên suốt Kinh Thánh chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời chính là Đấng đòi hỏi cần có cái giá trả dành cho tội lỗi.
Thuyết “Tóm Lược”: Thuyết này cho rằng sự đền tội của Đấng Christ đã đảo ngược tiến trình của con người từ sự không vâng lời đến sự vâng lời. Thuyết này tin rằng cuộc đời của Đấng Christ tóm lược tất cả các giai đoạn của cuộc sống con người và khi làm như vậy đã đảo ngược tiến trình của sự không vâng lời bắt nguồn từ A-đam. Thuyết này không thể được chứng thực ủng hộ từ Thánh Kinh.
Thuyết "kịch nghệ" (Dramatic Theory): Quan điểm này nhìn nhận sự đền tội của Đấng Christ như là sự bảo đảm chiến thắng trong sự xung đột thánh giữa tốt và xấu, và giành về được sự tự do của con người ra khỏi cảnh nô lệ cho Satan. Ý nghĩa sự chết của Đấng Christ để đảm bảo chiến thắng của Chúa trước Satan và đưa ra con đường để cứu chuộc thế giới ra khỏi cảnh nô lệ của sự xấu xa.
Thuyết "huyền nhiệm" (Mystical Theory): Thuyết huyền nhiệm nhìn sự đền tội của Đấng Christ như là một chiến thắng vẻ vang trước bản chất tội lỗi của Ngài thông qua năng quyền của Đức Thánh Linh. Những người theo quan điểm này tin rằng sự hiểu biết về điều này sẽ ảnh hưởng một cách huyền nhiệm đến con người và đánh thức “nhận thức thần thánh” của họ. Họ cũng tin rằng tình trạng tâm linh của con người không phải là kết quả của tội lỗi nhưng đơn giản là do sự thiếu hụt “nhận thức thần thánh”. Rõ ràng điều này là trái với Kinh Thánh. Để tin điều này, người ta phải tin rằng Đấng Christ có một bản chất tội lỗi, nhưng trong khi đó Kinh Thánh nói rõ ràng rằng Chúa Giê-xu là một Đấng Thần-nhân (có cả Thần tính và nhân tính) hoàn toàn, vô tội trong mọi phương diện trong bản chất của Ngài (Hê-bơ-rơ 4:15).
Thuyết “Ảnh Hưởng Đạo Đức" (Moral Influcence Theory): thuyết này tin rằng sự đền tội của Đấng Christ là sự biểu lộ tình yêu của Đức Chúa Trời khiến cho tấm lòng của con người mềm mại hơn và ăn năn. Những người theo quan điểm này tin rằng con người đang bị bệnh tâm linh và cần được giúp đỡ, và người đó đến với sự tha thứ của Chúa bởi nhìn vào tình yêu của Chúa dành cho loài người. Họ tin rằng mục đích và ý nghĩa sự chết của Đấng Christ là để thể hiện tình yêu của Chúa dành cho con người. Điều này là đúng khi nói rằng sự đền tội của Đấng Christ là một hình mẫu tối cao về tình yêu của Chúa, tuy nhiên còn về quan điểm này thì nó trái với Kinh Thánh bởi vì nó phủ nhận tình trạng tâm linh thực sự của con người--đã chết vì những vi phạm và tội lỗi (Ê-phê-sô 2:1)-- và phủ nhận rằng Đức Chúa Trời thực ra đòi hỏi cần có cái giá trả dành cho tội lỗi. Về sự đền tội của Đấng Christ, quan điểm này đưa ra việc loài người không có một sinh tế thật hoặc cái giá trả cho tội lỗi.
Thuyết “Hình mẫu”: Quan điểm này nhìn sự đền tội của Đấng Christ như là một hình mẫu của đức tin và sự vâng lời để thôi thúc con người vâng phục Chúa. Những người theo quan điểm này tin rằng con người có sự sống động tâm linh, còn cuộc đời của Đấng Christ và sự đền tội chỉ đơn giản là một hình mẫu của đức tin và sự vâng lời thật, và nên điều này được kể như là sự thôi thúc cho con người để sống một đời sống đức tin và vâng phục tương tự như Ngài. Thuyết này và thuyết "Ảnh Hưởng Đạo Đức" giống nhau trong việc cả hai phủ nhận sự công chính của Đức Chúa Trời về việc thực sự đòi hỏi cần có cái giá trả cho tội lỗi và chính sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá là cái giá trả đó. Sự khác nhau căn bản giữa thuyết "Hình mẫu" và thuyết "Ảnh Hưởng Đạo Đức" là việc thuyết "Ảnh Hưởng Đạo Đức" nói rằng sự chết của Đấng Christ dạy chúng ta tình yêu của Chúa dành cho chúng ta lớn dường nào và trong khi đó thuyết "Hình Mẫu" nói rằng sự chết của Đấng Christ để dạy chúng ta sống như thế nào. Dĩ nhiên, điều này là đúng khi chính Chúa là hình mẫu để chúng là noi theo, thậm chí cho dù đó là sự chết của Chúa, nhưng thuyết "Hình mẫu" thất bại trong việc thừa nhận tình trạng tâm linh thực sự của con người và sự công chính của Chúa đòi hỏi cần có cái giá trả cho tội lỗi, điều mà con người không có khả năng trả nó.
Thuyết “Thương Mại” (Commercial Theory): Thuyết “Thương Mại” nhìn sự đền tội của Đấng Christ như một việc mang vinh quang vô hạn đến với Đức Chúa Trời. Điều này dẫn đến việc Đức Chúa Trời ban thưởng cho Đấng Christ điều mà Ngài không cần, và Đấng Christ đã trao phần thưởng này cho con người. Những người theo quan điểm này tin rằng tình trạng con người thuộc linh không làm vinh quang Đức Chúa Trời và vì thế sự chết của Đấng Christ, điều mà mang sự vinh quang vô hạn cho Đức Chúa Trời, có thể áp dụng cho những tội nhân dành cho sự cứu chuộc. Thuyết này, giống như những thuyết khác, phủ nhẫn tình trạng tâm linh thực sự của những tội nhân không chịu ăn năn và nhu cầu của họ về một bản chất hoàn toàn mới, điều mà chỉ có thể có trong Đấng Christ (II Cô-rinh-tô 5:17).
Thuyết “Chính Phủ” (Governmental Theory): Quan điểm này nhìn sự đền tội của Đấng Christ như là việc bày tỏ sự quan tâm lớn của Đức Chúa Trời đối với luật pháp của Ngài và thái độ của Ngài đối với tội lỗi. Thông qua sự chết của Đấng Christ, Đức Chúa Trời có lý do để tha thứ những tội lỗi của những người ăn năn và tiếp nhận sự chết thế của Chúa. Những người theo quan điểm này tin rằng tình trạng con người tâm linh giống như là một người phá vỡ luật pháp đạo đức của Đức Chúa Trời, và ý nghĩa của sự chết của Đấng Christ chính là sự thay thế hình phạt cho tội lỗi. Bởi vì Đấng Christ đã trả hình phạt cho tội lỗi, nên sẽ là có thể để Đức Chúa Trời tha tội một cách hợp pháp hóa cho những người tiếp nhận Đấng Christ như là sự thay thế của họ. Quan điểm này thiếu hụt trong việc không dạy rằng thực sự Đấng Christ trả hình phạt của tội lỗi thực sự của bất cứ người nào, nhưng nó lại nói sự chịu khổ của Ngài đơn giản biểu lộ loài người mà rằng luật pháp của Chúa đã bị phá vỡ và rằng một số hình phạt đã được trả.
Thuyết “Hình Phạt Thay Thế” (Penal Substitution Theory): Thuyết này nhìn sự đền tội của Đấng Christ như là một sinh tế thay thế mà nó thỏa mãn nhu cầu cần có công lý của Đức Chúa Trời trên tội lỗi. Cùng với sự hy sinh của Ngài, Đấng Christ trả hình phạt của con người tội lỗi, đem đến sự tha thứ, kể là công chính, và phục hòa con người với Đức Chúa Trời. Những người theo quan điểm này tin rằng mọi khía cạnh của con người—suy nghĩ, mong muốn (ý chí), cảm xúc—đã bị tha hóa bởi tội lỗi và con người hoàn toàn bị suy đồi và chết tâm linh. Quan điểm này cho rằng sự chết của Đấng Christ trả hình phạt cho tội lỗi, và thông qua đức tin con người có thể tiếp nhận sự chết thế của Đấng Christ như là cái giá trả cho tội lỗi. Quan điểm này về sự đền tội phù hợp chính xác nhất với Kinh Thánh trong quan điểm về tội lỗi, bản chất con người, và kết quả sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá.
English
Sự đền tội gồm những thuyết nào?