settings icon
share icon
Câu hỏi

Nỗi sợ Hồi giáo là gì?

Trả lời


Nỗi sợ Hồi giáo, như thường được định nghĩa là một nỗi sợ hãi hoặc sự căm ghét phi lý Hồi giáo hoặc người Hồi giáo — một nỗi sợ hãi hoặc căm ghét mà lộ rõ trong sự phân biệt đối xử. Thuật ngữ Islamophobe (nỗi sợ hãi hoặc căm ghét Hồi giáo hoặc người Hồi giáo) thường được sử dụng để bôi nhọ bất cứ ai không đồng ý với bất kỳ giáo lý nào của đạo Hồi hoặc người thừa nhận rằng một hành động khủng bố có thể đã được người Hồi giáo gây ra. Việc sử dụng như vậy là không chính đáng, vì không phải ai cũng bất đồng với Hồi giáo hoặc không phải ai nhìn thấy mối liên hệ giữa Hồi giáo cực đoan và khủng bố là người sợ hãi hoặc căm ghét Hồi giáo. Tuy nhiên, nỗi sợ Hồi giáo thực sự tồn tại trong xã hội. Có những người có "nỗi sợ phi lý đối với người Hồi giáo". Một triệu chứng của nỗi sợ Hồi giáo là có thể cho rằng tất cả người Hồi giáo là những người khủng bố, hoàn toàn tránh người Hồi giáo , hoặc đối xử nghi ngờ với người Hồi giáo (ngay cả khi họ là người theo đạo Sikh hoặc Ấn Độ giáo) một cách thô lỗ hoặc coi thường. Mặc dù Cơ Đốc nhân tôn thờ một Đức Chúa Trời khác với người Hồi giáo, nhưng những người theo Đấng Christ phải đối xử tôn trọng với tất cả mọi người (I Phi-e-rơ 2:17). Cơ Đốc nhân không bao giờ nên phạm tội "sợ hãi phi lý". Do đó, Cơ Đốc nhân không nên "sợ hãi hoặc căm ghét Hồi giáo".

Rô-ma 12:18 nói rằng, "Nếu có thể được, hãy hết sức hòa thuận với mọi người". Một người không bao giờ nên ghét bỏ, sợ hãi hay đối xử xem thường với bất kỳ người nào khác. Thay vào đó, tất cả mọi người, bao gồm cả người Hồi giáo, cần được đối xử với phẩm cách, sự tôn trọng và tình yêu bởi vì họ được tạo ra theo hình ảnh của Chúa (Sáng thế ký 1:27). Nỗi sợ Hồi giáo không có chỗ trong cuộc sống của Cơ Đốc nhân.

Đức Chúa Trời đã ban cho các Cơ Đốc nhân một tinh thần yêu thương, không sợ hãi (II Ti-mô-thê 1:7), và "không hề có sự sợ hãi trong tình yêu thương, nhưng tình yêu thương trọn vẹn thì loại bỏ sự sợ hãi" (I Giăng 4:18). Không có tình yêu thương trong nỗi sợ Hồi giáo. Cơ Đốc nhân phải yêu kẻ thù của mình (Lu-ca 6:35) cũng như người lân cận của mình (Mác 12:31). Trong phân tích cuối cùng, ngay cả người Hồi giáo cực đoan nhất cũng không phải là kẻ thù của Cơ Đốc nhân. Kẻ thù là tội lỗi. Kẻ thù là sự giảng dạy sai trật của Hồi giáo và sự trình bày của nó về một Đấng Christ giả không bao giờ chết hay sống lại. Vì tình yêu thương, một Cơ Đốc nhân nên lo ngại rằng tội lỗi và lỗi lầm sẽ dẫn tất cả mọi người đến cái chết trừ khi họ ăn năn và tin vào Chúa Giê-xu. Chúng ta đã được trao nhiệm vụ hòa giải (II Cô-rinh-tô 5:18), và chúng ta nên tìm cách hòa giải người Hồi giáo với một Đức Chúa Trời chân thật duy nhất, thông qua việc rao giảng Tin Lành.

Để chống lại Nỗi sợ Hồi giáo, một người có thể cố gắng tìm điểm chung với người Hồi giáo. Mặc dù Hồi giáo và Cơ Đốc giáo là hoàn toàn khác nhau, nhưng Hồi giáo thừa nhận một số điều về Đấng Christ mà có thể dùng chúng để bắt đầu cuộc trò chuyện. Kinh Cô-ran nói rằng Chúa Giê-xu được sinh ra bởi nữ đồng trinh Ma-ri và Ngài đã thực hiện nhiều phép lạ. Kinh Cô-ran thừa nhận rằng Chúa Giê-xu đã được đưa lên thiên đàng về thể xác. Những cái nhìn thoáng qua về lẽ thật này có thể là một điểm giao tiếp giữa một Cơ Đốc nhân và một người Hồi giáo. Một Cơ Đốc nhân cố gắng hiểu những gì một người Hồi giáo tin để có thể xây dựng thêm các mối quan hệ tôn trọng dẫn đến cuộc đối thoại. Khi Cơ Đốc nhân có cơ hội chia sẻ phúc âm với một người Hồi giáo, thì anh ta nên chia sẻ lẽ thật trong tình yêu (Ê-phê-sô 4:15). Nỗi sợ hãi vô cớ, sự căm ghét, hay phản xạ khiếm nhã đối với người Hồi giáo chỉ gây cản trở việc truyền giáo.

Cơ Đốc nhân nên cố gắng xây dựng mối quan hệ với người Hồi giáo và cho họ thấy tình yêu của Chúa. Chúng ta có thể cầu nguyện cho người Hồi giáo. Chúng ta có thể làm quen với họ. Chúng ta có thể mời họ đi ăn tối. Chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu thực tế khi họ cần. Có rất nhiều cơ hội để chống lại Nỗi sợ Hồi giáo của thế giới bằng tình yêu. Hồi giáo và tất cả những người khác cần phải nhìn thấy tình yêu và chân lý của Chúa Giê-xu. Họ có thể thấy điều này khi Cơ Đốc nhân sống theo những gì họ tin.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Nỗi sợ Hồi giáo là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries