Câu hỏi
Nói tiếng lạ là gì?
Trả lời
Nói tiếng lạ là một hiện tượng thỉnh thoảng được ám chỉ như là “lời nói đê mê”, nghĩa là phát ra những tiếng không ai hiểu được, giống ngôn ngữ thật trong một trạng thái mê ly. Nói tiếng lạ thỉnh thoảng bị nhầm lẫn với xenoglossia là điều Kinh thánh gọi là “ân tứ ngôn ngữ”. Tuy nhiên, trong khi nói tiếng lạ là nói lảm nhảm một ngôn ngữ không tồn tại, thì xenoglossia là khả năng nói lưu loát một ngôn ngữ mà người nói chưa từng được học.
Ngoài ra, mặc dù xenoglossia không phải là khả năng bẩm sinh hay tự nhiên, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng nói tiếng lạ là hành vi có học thức. Nghiên cứu được tiến hành bởi Lutheran Medical Center chứng minh rằng nói tiếng lạ được học một cách dễ dàng bằng cách đưa ra những hướng dẫn đơn giản. Do đó, nó cho thấy rằng sinh viên có thể trình bày “nói ngôn ngữ” mà không có bất kì sự biểu lộ trạng thái xuất thần hay những hành vi giống như thôi miên. Một nghiên cứu khác được tiến hành với 60 sinh viên cho thấy rằng sau khi nghe một phút ví dụ về nói tiếng lạ, thì 20% có khả năng bắt chước một cách chính xác. Sau một vài lần huấn luyện thì 70% thành công.
Nói tiếng lạ có thể được tôn trọng ở gần như tất cả những vùng trên thế giới. Những tôn giáo của người ngoại giáo ở khắp nơi trên thế giới bị ám ảnh với ngôn ngữ. Những người đó bao gồm những Pháp sư ở Xu-đăng, những giáo phái ở vùng Ca-ri-bê (pha trộn Cơ Đốc giáo với tín ngưỡng Tây Phi), giáo phái Zor của Ê-ti-ô-pi, giáo phái Vô-đu ở Hai-ti, và người bản xứ Châu Úc. Những lời lầm bầm hay lắp bắp được giải thích trong sự hiểu biết huyền bí một cách sâu sắc bởi những người thánh là một sự thực hành cổ xưa.
Có hai khía cạnh cơ bản của nói tiếng lạ. Trước tiên là đang nói hay đang lầm bầm những âm thanh giống ngôn ngữ thật. Trên thực tế mọi người có thể làm điều này, ngay cả trẻ con trước khi học nói cũng có thể bắt chước ngôn ngữ thật dù không thể hiểu được. Điều này không có gì là phi thường. Một khía cạnh khác của nói tiếng lạ là sự xuất thần hay sự biểu hiện của sự phấn chấn giống như sự hân hoan. Điều này cũng không có gì là khác thường, mặc dù cố tình làm thì khó hơn là chỉ phát ra những tiếng giống ngôn ngữ thật.
Có một số Cơ Đốc nhân, đặc biệt trong phong trào Ngũ Tuần, tin rằng có sự giải thích siêu nhiên cho việc nói tiếng lạ giống như được miêu tả trong Tân Ước. Họ cho rằng mục đích chính của ân tứ nói ngôn ngữ là để bày tỏ Đức Thánh Linh đang đổ đầy trên họ giống trong ngày Lễ Ngũ tuần (Công vụ 2), là điều đã được tiên đoán bởi tiên tri Giô-ên (Công vụ 2:17).
Tuy nhiên, không phải tất cả những Cơ Đốc nhân đó đều tán thành việc thực hành nói tiếng lạ. Ví dụ, một số người cương quyết rằng nó thật sự là một ân tứ của Đức Thánh Linh, trong khi những người khác lại giới hạn tầm quan trọng của nó khi nói Phao-lô đã dạy rằng ân tứ “nói ngôn ngữ” hầu như không quan trọng bằng những ân tứ khác của Đức Thánh Linh (xem I Cô-rinh-tô 13). Cũng vậy, có một số người muốn tránh sự chia rẽ trong Hội thánh về những vấn đề như vậy bằng cách không nói gì về nó hoặc loại bỏ nó như là một trải nghiệm tâm lý đơn giản. Khi đó cũng có một số người xem nói tiếng lạ như là mưu kế của Sa-tan.
Những ngôn ngữ lạ được nghe và được hiểu khắp thế giới, nhưng những ngôn ngữ tồn tại mà không được nghe hay được hiểu khi nói là “những lời nói trong trạng thái mê ly” hay “ngôn ngữ”. Điều chúng ta nghe là sự phong phú cường điệu, lời tuyên bố, sự lộn xộn và sự ồn ào. Chúng ta không thể hoàn toàn tuyên bố như thời kỳ đầu tiên của Hội thánh là “chúng ta nghe [hiểu] mỗi người nói tiếng bản xứ của chúng ta” (Công vụ 2:8).
Nói một cách đơn giản, sự thực hành nói tiếng lạ không phải là ân tứ ngôn ngữ theo Kinh thánh. Phao-lô đã nói rõ ràng rằng mục đích chính của ân tứ nói ngôn ngữ là một dấu hiệu cho những người không tin và để truyền rao tin tức tốt lành, đó là phúc âm của Đấng Christ (I Cô-rinh-tô 14:19,22).
English
Nói tiếng lạ là gì?