settings icon
share icon
Câu hỏi

Một Cơ Đốc nhân nên có phản ứng như thế nào đối với việc chồng hoặc vợ mình ngoại tình?

Trả lời


Sự ngoại tình tạo ra một tình huống rất khó khăn và đau đớn, một tình huống liên quan đến tất cả cảm xúc, và đối với Cơ Đốc nhân, có thể khiến cho niềm tin bị phá vỡ. Điều tốt nhất để làm là "trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em" (I Phi-e-rơ 5:7). Nếu bạn đã bị đối xử không đúng, hãy đi đến Chúa để nhận sự an ủi, sự khôn ngoan và sự hướng dẫn hàng ngày (E-sai 43:2; Hê-bơ-rơ 4:16). Đức Chúa Trời có thể giúp chúng ta vượt qua những thử thách sâu thẳm nhất (Hê-bơ-rơ 13:5b-6).

Ngoại tình luôn luôn là sai. "Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ dâm dục cùng kẻ phạm tội ngoại tình" (Hê-bơ-rơ 13:4). Người bị tổn thương nên yên nghỉ trong lẽ thật rằng Đức Chúa Trời là người báo thù (Châm Ngôn 20:22; Rô-ma 12:17-19). Người bị đối xử không đúng không cần phải băn khoăn về việc trả thù. Đức Chúa Trời sẽ làm việc báo thù tốt hơn cho chúng ta. Khi chúng ta bị phản bội, chúng ta cần phải giao phó sự đau đớn cho Đấng biết rõ từng chi tiết (Thi Thiên 147:5) và sẽ giải quyết nó một cách hợp lý.

CẦU NGUYỆN. Hãy tìm kiếm Chúa để nhận sự khôn ngoan, sự chữa lành và sự hướng dẫn. Hãy cầu nguyện cho chính mình, cầu nguyện cho người phạm tội, và cầu nguyện cho bất cứ ai khác có liên quan. Cầu nguyện xin Chúa hướng dẫn suy nghĩ, lời nói, hành động và quyết định của bạn.

HÃY THÀNH THẬT. Một người phối ngẫu bị phản bội sẽ chịu đựng những ảnh hưởng của sự đau đớn sâu sắc. Sự tức giận và tổn thương sẽ được sản sinh ra bởi sự ngoại tình. Bày tỏ những cảm xúc này với Chúa có thể là bước đầu tiên hướng đến sự chữa lành thực sự (xem Thi thiên 77:1-2). Dâng những cảm xúc và nhu cầu của chúng ta cho Chúa là cho phép Ngài chăm sóc tấm lòng của chúng ta để chúng ta có thể bắt đầu buông bỏ tội lỗi. Lời khuyên tin kính Chúa từ một cố vấn hoặc mục sư Cơ đốc giáo rất hữu ích (Châm Ngôn 12:15; 15:12; 19:20).

SẴN SÀNG THA THỨ. Chúng ta phải tha thứ cho người khác như chúng ta đã được tha thứ (Ê-phê-sô 4:32). Chúng ta nên vui lòng và sẵn sàng tha thứ cho bất cứ ai, kể cả người phối ngẫu phạm tội ngoại tình, người đã đến với chúng ta trong sự ăn năn, thú nhận tội lỗi của mình (Ma-thi-ơ 6:14 -15, 18:23 -35, Ê-phê-sô 4:31 — 32, Cô-lô-se 3:13). Sự tha thứ thật sự có thể không đạt được trong một khoảng thời gian, nhưng sự sẵn sàng tha thứ nên luôn luôn hiện diện. Nuôi dưỡng sự cay đắng là tội lỗi và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định hàng ngày.

HÃY SÁNG SUỐT. Chúng ta phải xem xét đến khả năng người phối ngẫu không chung thủy không ăn năn tội lỗi của mình. Chúng ta có tha thứ cho một người không thú nhận tội lỗi của mình và không ăn năn không? Một phần của câu trả lời là nhớ rằng sự tha thứ không phải là:

Sự tha thứ không phải là quên. Chúng ta không được yêu cầu phải quên đi những kinh nghiệm mà phải giải quyết nó và tiến lên phía trước.

Sự tha thứ không phải là việc loại bỏ hậu quả. Tội lỗi có hậu quả tự nhiên, và thậm chí cả những người được tha thứ vẫn có thể phải chịu hậu quả như là kết quả của những lựa chọn trong quá khứ của họ: "Có ai bước trên than lửa đỏ, mà chân lại không bị phỏng chăng? Kẻ đến với vợ người lân cận mình cũng vậy; Bất cứ ai đụng đến nàng hẳn không khỏi bị trừng phạt" (Châm ngôn 6:28-29).

Sự tha thứ không phải là cảm giác. Đó là một cam kết để tha thứ cho người phạm tội. Đây là một giao dịch giữa người bị xúc phạm và người phạm tội. Cảm xúc có thể hoặc không thể đi kèm với sự tha thứ.

Sự tha thứ không phải là hành động cá nhân, bí mật trong tấm lòng của một người. Sự tha thứ bao gồm ít nhất hai người. Đó là lý do tại sao phải xưng tội và ăn năn.

Sự tha thứ không phải là sự phục hồi tự động của lòng tin. Thật sai khi nghĩ rằng tha thứ cho một người phối ngẫu không chung thủy hôm nay có nghĩa là mọi thứ sẽ trở lại bình thường vào ngày mai. Kinh thánh cho chúng ta nhiều lý do để nghi ngờ những người đã chứng tỏ mình không đáng tin cậy (xem Lu-ca 16:10-12). Việc xây dựng lại niềm tin chỉ có thể bắt đầu sau một quá trình hoà giải liên quan đến sự tha thứ thật sự, điều đó tất nhiên là có liên quan đến việc thú tội và ăn năn.

Ngoài ra, quan trọng là sự tha thứ được đưa ra không giống như sự tha thứ được nhận. Thái độ tha thứ — sẵn sàng tha thứ — khác với giao dịch thực tế của sự tha thứ. Chúng ta không được rút ngắn quy trình xưng tội và ăn năn và xây dựng lại niềm tin.

Sự tha thứ có thể được đưa ra bởi người phối ngẫu bị làm tổn thương, nhưng để được hoàn thành, đòi hỏi người phạm tội ngoại tình thừa nhận nhu cầu cần được tha thứ của mình và nhận nó, đem đến sự hòa giải cho mối quan hệ.

ĐƯỢC THA THỨ. "Còn nếu chúng ta xưng tội mình thì Ngài là thành tín, công chính sẽ tha tội cho chúng ta và tẩy sạch chúng ta khỏi mọi điều bất chính" (I Giăng 1:9). Khi cuộc hôn nhân đang trong khủng hoảng, cả hai bên nên cầu xin Chúa giúp họ xem mỗi người có thể đóng góp như thế nào cho hoàn cảnh chung và được giải phóng khỏi gánh nặng của tội lỗi trước mặt Đức Chúa Trời. Từ thời điểm đó, sẽ có tự do để tìm kiếm lời khuyên và sự hướng dẫn của Ngài. Đức Thánh Linh của Ngài sẽ cho phép họ làm những gì họ không thể làm một mình. "Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban năng lực cho tôi" (Phi-líp 4:13).

Như Chúa hướng dẫn, sự tha thứ và sự hòa giải thực sự là có thể. Cho dù nó mất bao lâu, mọi nỗ lực phải được thực hiện để tha thứ và hòa giải (xem Ma-thi-ơ 5:23-24). Về việc liệu có ở lại hay bỏ đi, "hễ người nào không vì lý do gian dâm mà ly dị vợ và đi cưới người khác thì phạm tội ngoại tình (Ma-thi-ơ 19:9). Mặc dù bên vô tội có thể có cơ sở để ly hôn, nhưng sự ưa thích của Chúa là tha thứ và hòa giải.

Nói tóm lại, khi một người phối ngẫu của Cơ Đốc nhân phạm tội ngoại tình, bên vô tội phải chống lại sự cay đắng (Hê-bơ-rơ 12:15) cẩn thận không trả ác về điều ác (I Phi-e-rơ 3:9). Chúng ta nên sẵn sàng tha thứ và thực sự muốn hòa giải; đồng thời, chúng ta không nên đưa ra sự tha thứ cho người không ăn năn. Trong mọi sự chúng ta phải tìm kiếm Chúa và tìm thấy sự toàn vẹn của chúng ta và sự chữa lành trong Ngài.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Một Cơ Đốc nhân nên có phản ứng như thế nào đối với việc chồng hoặc vợ mình ngoại tình?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries