Câu hỏi
Có phải Giăng 3:5 dạy rằng sự báp-têm là cần thiết cho sự cứu chuộc?
Trả lời
Giống như với 1 câu kinh thánh hay đoạn Kinh thánh riêng lẻ, chúng ta xác định nó dạy gì bằng việc trước hết soi (lọc) nó qua những gì chúng ta đã biết Kinh thánh dạy về vấn đề này. Trong trường hợp của sự báp-têm và sự cứu chuộc, Kinh thánh nói rất rõ rằng sự cứu chuộc là bởi ân điển thông qua đức tin nơi Chúa Giê-su Christ, không phải bằng bất cứ việc làm nào, kể cả việc báp-têm (Ê-phê-sô 2:8-9). Vì thế, bất kỳ sự diễn dịch nào đi đến kết luận rằng phép báp-têm, hay bất cứ hành động nào, là cần thiết cho sự cứu chuộc đều là sự diễn dịch sai lạc. Để rõ hơn, xin hãy đọc thêm ở trang web của chúng tôi ở mục “Sự cứu chuộc chỉ bởi đức tin, hay bởi đức tin cùng với hành động?”
Giăng 3:3-7, “Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: ‘Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời’. Ni-cô-đem thưa rằng: ‘Người đã già thì sanh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sanh lần thứ hai sao?’. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: ‘Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời. Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần. Chớ lấy làm lạ về điều ta đã nói với ngươi: Các ngươi phải sanh lại.’”
Khi xem xét đoạn Kinh thánh này, điều quan trọng đầu tiên cần chú ý là trong văn cảnh này phép báp-têm không hề được nhắc đến. Mặc dù phép báp-têm được nhắc đến sau đó trong chương này (Giăng 3:22-30), nó ở trong một ý hoàn toàn khác (Giu-đa thay vì Giê-ru-sa-lem) và ở thời điểm khác cuộc nói chuyện với Ni-cô-đem. Điều này không nói lên rằng Ni-cô-đem không quen với việc báp-têm, là phong tục của người Do Thái làm khi báp-têm một người ngoại để trở thành người theo đạo Do thái giáo hay là công vụ của Giăng Báp-tít. Dù gì, đọc câu Kinh thánh này một cách bình thường đơn giản trong ngữ cảnh của nó không hề có lý do nào để giả định rằng Chúa Giê-su đang nói về phép báp-têm, trừ khi ai đó đọc đoạn Kinh thánh này với một học thuyết hay ý tưởng định trước. Cũng không thể nói được rằng việc báp-têm tự động nảy ra khi đọc câu Kinh thánh này chỉ vì nó đề cập đến “nước”.
Những người bám lấy lý lẽ rằng việc báp-têm là cần thiết chỉ vào việc “sanh bằng nước” như một bằng chứng. Như một người đã nói, “Chúa Giê-su miêu tả và nói với ông trực tiếp như thế nào-là sanh bằng nước và Đức Thánh Linh. Đây là một sự miêu tả hoàn hảo về phép báp-têm! Chúa Giê-su không thể đưa ra một sự giải thích về phép báp-têm cụ thể và rõ rang hơn.” Tuy nhiên, nếu Chúa Giê-su thực sự muốn nói rằng một người cần phải báp-têm để được cứu, Ngài có thể sẽ nói đơn giản là, “Quả thật, quả thật, ta nói với ngươi, nếu 1 người không được báp-têm và sanh lại bởi Thánh Linh, người đó sẽ không thể vào được vương quốc Đức Chúa Trời”. Hơn nữa, nếu Chúa Giê-su nói điều đó, Ngài sẽ mâu thuẫn với rất nhiều đoạn Kinh thánh nói rõ là sự cứu chuộc là bởi đức tin (Giăng 3:16;3:36; Ê-phê-sô 2:8-9; Tít 3:5).
Chúng ta không nên quên mất việc thời điểm Chúa Giê-su đang nói với Ni-cô-đem, yêu cầu về sự báp-têm của Cơ đốc nhân chưa có. Sự thiếu nhất quán trong việc diễn dịch Kinh thánh có thể được thấy khi những người tin phép báp-têm là cần thiết tại sao tên trộm trên thập tự giá không cần được báp-têm mà vẫn được cứu. Câu trả lời thông thường là, “Tên trộm trên thập tự giá vẫn dưới Cựu Ước.” Vì vậy, về mặt bản chất, cũng những người này nói rằng tên trộm không phải chịu báp-têm vì hắn “vẫn dưới Cựu Ước” lại dùng câu Giăng 3:5 như là “bằng chứng” rằng phép báp-têm là cần thiết cho sự cứu chuộc. Họ quả quyết rằng Chúa Giê-su nói với Ni-cô-đem rằng ông phải chịu phép báp-têm để được cứu, mặc dù, ông cũng vẫn dưới Cựu Ước. Thật mâu thuẫn! Nếu tên trộm ở thập tự giá được cứu mà không cần báp-têm (vì hắn dưới Cựu ước), tại sao Chúa Giê-su nói Ni-cô-đem (người cũng đang dưới Cựu Ước) rằng ông cần phải báp-têm.
Nếu “được sinh nhờ nước và Thánh Linh” không phải nói đến việc báp-têm, thì nó nói đến điều gì? Thông thường, có hai cách giải nghĩa cho cụm từ này. Cách giải nghĩa thứ nhất là việc “sinh nhờ nước” được dung khi Chúa Giê-su muốn đề cập tới sự sinh tự nhiên (với nước ở đây là nói tới nước ối bọc quanh đứa trẻ trong bụng mẹ) và việc được sinh bằng Thánh Linh muốn nói đến sự sinh thuộc linh. Mặc dù đây rõ ràng là một diễn dịch có lý cho việc “sinh bằng nước” và dường như cũng phù hợp với ngữ cảnh trong câu hỏi của Ni-cô-đem về một người có thể được sinh lại thế nào “khi ông ta đã già”, nó vẫn chưa phải là diễn dịch tốt nhất cho ngữ cảnh của đoạn kinh thánh này. Sau cùng, Chúa Giê-su không phải đang nói về sự khác nhau giữa sự sinh tự nhiên và sự sinh thuộc linh. Điều Ngài đang làm là giải thích cho Ni-cô-đem sự cần thiết của ông ta được “sinh từ thiên thượng” hay “sinh lại”.
Cách diễn giải thứ hai cho đoạn Kinh thánh này và có thể nói là cách diễn giải phù hợp nhất với toàn bộ ngữ cảnh, không chỉ của đoạn Kinh thánh này mà của toàn bộ Kinh thánh như một thể, là xem “sinh bằng nước và Thánh linh” như đều miêu tả các khía cạnh khác nhau của sự sinh thuộc linh, hay của việc “sinh lại” hay “sinh từ thiên thượng”. Vì thế, khi Chúa Giê-su nói với Ni-cô-đem rằng ông phải “được sinh bằng nước và Thánh Linh”, Ngài không nói đến nước theo nghĩa đen (chẳng hạn như sự báp-têm hay nước ối), nhưng đang nói đến sự cần thiết của việc tẩy rửa và làm mới tâm linh. Xuyên suốt Cựu Ước (Thi Thiên 51:2, 7; Ê-xê-ki-ên 36:25) và Tân ước (Giăng 13:10; 15:3; 1 Cô-rinh-tô 6:11; Hê-bơ-rơ 10:22), nước được dùng một cách hình tượng (theo nghĩa bóng) để chỉ sự thanh tẩy thuộc sinh và sự tái sinh bởi Thánh linh, qua lời của Chúa, vào thời điểm được cứu chuộc (Ê-phê-sô 5:26; Tít 3:5).
Sách học Kinh thánh hàng ngày Barclay miêu tả khái niệm này như sau: “Có hai ý ở đây. Nước là tượng trưng của sự thanh tẩy. Khi Chúa Giê-su làm chủ cuộc đời chúng ta, khi chúng ta yêu Ngài với trọn con tim, tội lỗi quá khứ được quên đi và tha thứ. Thánh linh là biểu tượng của năng quyền. Khi Chúa Giê-su làm chủ cuộc đời chúng ta, không những quá khứ được quên đi và tha thứ; nếu chỉ có vậy chúng ta có thể lại dấn bước vào những rối ren cuộc đời tiếp lần này đến lần kia; nhưng trong đời sống xuất hiện một năng quyền mới cho chúng ta được trở nên con người mà chúng ta chưa bao giờ nên được. Nước và Thánh Linh tượng trưng cho sự thanh tẩy và sự ban sức củng cố của đấng Christ, xoá bỏ quá khứ và mang lại chiến thắng cho tương lai.” Shouldn’t this be “sức mạnh củng cố”?
Vì thế, “nước” được nhắc đến trong câu này không phải là nước vật lý theo nghĩa đen mà là “nước hằng sống” mà Chúa Giê-su hứa với người đàn bà tại giếng nước trong Giăng 4:10 và mọi người ở Giê-ru-sa-lem trong Giăng 7:37-39. Nó là sự thanh tẩy và làm mới bên trong được thực hiện bởi Thánh linh, Người đã mang lại sự sống thuộc linh cho những tội nhân hư mất (Ê-xê-ki-ên 36:25-27; Tít 3:5). Chúa Giê-su củng cố lẽ thật này trong Giăng 3:7 khi Ngài nói lại về việc sinh lại và sự mới mẻ trong cuộc sống chỉ có thể có được từ Thánh linh (Giăng 3:8).
Vài lý do sau đây sẽ giải thích tại sao đây là diễn giải đúng của cụm từ “sinh bằng nước và bằng Thánh linh.” Trước hết, chúng ta cần lưu ý rằng trong tiếng Hy lạp, từ “lại” có hai thể dịch với hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là “một lần nữa”, và nghĩa thứ hai là “từ trên”. Ni-cô-đem dường như mặc định nghĩa thứ nhất của từ “lại” trong tiếng Hy lạp và cảm thấy ý nghĩa này khó hiểu. Đó là vì sao ông không thể hiểu tại sao một người đàn ông trưởng thành như ông có thể chui lại vào bụng mẹ và sinh lại về mặt thể xác. Do đó, Chúa Giê-su nói lại điều Ngài vừa mới nói cho Ni-cô-đem bằng một cách khác cho thấy rõ được cái Ngài đang muốn nói đến là “sinh từ thiên thượng”. Nói cách khác, cả “sinh từ thiên thượng” và “sinh bằng nước và Thánh Linh” là hai cách nói cho cùng một thứ.
Thứ nhì, rất quan trọng để lưu ý rằng văn phạm Hy lạp trong câu Kinh thánh này dường như muốn đề cập “sinh bởi nước” và “sinh bởi Thánh linh” như một thứ, chứ không phải hai. Do đó, câu này không phải nói về hai sự sinh tách biệt nhau, như Ni-cô-đem đã hiểu sai, nhưng là một sự sinh, đó là “sự sinh thiên thượng” hay sự sinh thuộc linh cần thiết cho bất kỳ ai muốn “thấy vương quốc Đức Chúa Trời.” Sự cần thiết này của việc “sinh lại”, hay trải qua sự sinh thuộc linh, quan trọng tới nỗi Chúa Giê-xu nhắc với Ni-cô-đem về sự cần thiết này tới ba lần trong đoạn Kinh Thánh này (Giăng 3:3, 5, 7).
Thứ ba, nước thường được dùng một cách tượng trưng trong Kinh thánh để nói đến công việc của Thánh Linh khi thánh hoá một tín đồ, bằng việc đó Chúa thanh tẩy linh hồn và tâm trí của người tín đồ. Rất nhiều nơi trong cả Cựu ước lẫn Tân ước, công việc của Đức Thánh Linh được so sánh với nước (I-sai-a 44:3; Ê-xê-chi-ên 36:25; Giăng 7:38-39; 1 Cô-rinh-tô 6:11; Ê-phê-so 5:26; Hê-bơ-rơ 10:22).
Chúa Giê-xu quở Ni-cô-đem trong Giăng 3:10 bằng việc hỏi ông ta, “Ngươi là giáo sư của dân Y-sơ-ra-ên, mà không hiểu biết những điều đó sao?” Điều này ngụ ý rằng điều mà Chúa Giê-xu vừa nói với ông là điều mà Ni-cô-đem lẽ ra phải biết và hiểu từ Cựu Ước. Điều gì mà Ni-cô-đem, thầy dạy Cựu ước, lẽ ra phải biết và hiểu? Đó là việc Chúa đã hứa trong Cựu ước về một thời điểm đang đến mà Ngài sẽ: “rưới nước trong trên các ngươi, và các ngươi sẽ trở nên sạch; ta sẽ làm sạch hết mọi sự ô uế và mọi thần tượng của các ngươi. Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi. Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi, và ban cho các ngươi lòng bằng thịt.” (Ê-xê-ki-ên 36:25-27). Chúa Giê-xu quở Ni-cô-đem vì ông không nhớ lại và hiểu được đoạn Kinh thánh nền tảng trong Cựu ước mà vẫn còn được gắn liền duy trì trong Tân ước về Giao Ước Mới? (Giê-rê-mi 31:33). Ni-cô-đem lẽ ra phải mong chờ điều này. Chúa Giê-su đã không quở trách Ni-cô-đem không hiểu về sự báp-têm, nếu sự báp-têm đã không được nói đến trong Cựu ước.
Dù câu Kinh thánh này không dạy rằng báp-têm là điều cần thiết cho sự cứu chuộc, chúng ta nên cẩn thận không bỏ qua sự quan trọng của phép báp-têm. Báp-têm là dấu hiệu hay hình tượng cho điều diễn ra khi chúng ta được sinh lại. Tầm quan trọng của phép báp-têm không nên bị coi nhẹ hay giảm thiểu đi. Tuy nhiên, phép báp têm không cứu chúng ta. Điều cứu chúng ta là việc thanh tẩy của đức Thánh Linh khi chúng ta được sinh lại trong Ngài (Tít 3:5).
English
Có phải Giăng 3:5 dạy rằng sự báp-têm là cần thiết cho sự cứu chuộc?