Câu hỏi
Phúc âm thứ kinh là gì?
Trả lời
Từ apocrypha có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "che khuất", hay "ẩn giấu". Các sách phúc âm thứ kinh được đặt tên như vậy vì chúng không nổi bật trong Hội Thánh đầu tiên.
Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng được gọi là các sách phúc âm kinh điển bởi vì chúng được Hội Thánh đầu tiên công nhận là những lời tường thuật chính xác, có thẩm quyền và được thần cảm về cuộc đời và sự giảng dạy của Chúa Giê-xu. Tuy nhiên, ngoài bốn tác phẩm này, còn có một số lượng lớn các tác phẩm khác có ý định ghi lại những lời nói và việc làm khác của Chúa Giê-xu. Những tác phẩm này không có thẩm quyền hoặc được thần cảm và đôi khi thậm chí không phải là sự ghi chép chính xác về cuộc đời và sự giảng dạy của Chúa Giê-xu.
Nhiều sách phúc âm thứ kinh được Hội Thánh đầu tiên coi là hữu ích nhưng không được thần cảm. Trong những năm kể từ đó, nhiều tác phẩm như các sách phúc âm ngộ đạo đã được đưa ra ánh sáng, là những sách mà nếu Hội Thánh đầu tiên biết về nó thì sẽ coi nó là dị giáo. Hiện nay, thuật ngữ phúc âm thứ kinh áp dụng cho bất kỳ tác phẩm ban đầu nào không chính tắc có ý định ghi lại cuộc đời và sự giảng dạy của Chúa Giê-xu. Cả người Công giáo La Mã lẫn Chính thống giáo Đông phương lẫn Tin Lành đều không chấp nhận bất kỳ sách phúc âm thứ kinh nào là có thẩm quyền hoặc được thần cảm. Tuy nhiên, sự uyên bác hiện đại (như được áp dụng trong Jesus Seminar) thường chấp nhận những "cuốn sách phúc âm" này là những sự ghi chép chính xác cần thiết để cung cấp cho chúng ta một bức tranh đầy đủ về cuộc đời và sự giảng dạy của Chúa Giê-xu.
Có một số sách phúc âm thứ kinh bị mất nhưng được đề cập trong các tác phẩm Cơ Đốc giáo đầu tiên khác và sẽ được coi là hữu ích mặc dù không được thần cảm. Những tác phẩm này bao gồm Phúc âm Andrew, Phúc âm Bartholomew, Phúc âm của Ba-na-ba và Hồi ký của các Sứ đồ.
Một số sách phúc âm thứ kinh là công việc của các nhóm dị giáo đã cố gắng áp dụng những lời dạy của Chúa Giê-xu cho mục đích riêng của họ. Trong số các tác phẩm này có Phúc âm Marcion, Phúc âm Thomas, Phúc âm Judas, Phúc âm Mary, Phúc âm Philipphê và Phúc âm Chân Lý. Phúc âm Thomas có lẽ được biết đến nhiều nhất bởi vì nó được phổ biến bởi Giáo sư Tôn giáo Elaine Pagels của Đại học Princeton trong cuốn sách bán chạy nhất năm 2004 của bà có tựa là Beyond Belief: The Secret Gospel of Thomas.
Một vài sách phúc âm thứ kinh, như Phúc âm của Thánh Phi-e-rơ, chỉ là kỳ quái. Trong tác phẩm này, chúng ta bắt gặp một thập tự giá như thể cho là biết nói thật sự.
Phúc âm bí mật của Mác chỉ vừa mới được đưa ra ánh sáng và cho thấy rằng Chúa Giê-xu có thể đã có mối quan hệ đồng tính với Mác. Điều tra sâu hơn cho thấy phát hiện này là một trò lừa bịp được thực hiện bởi Morton Smith, người đàn ông tuyên bố đã phát hiện ra nó. Tuy nhiên, sự hiểu biết phê phán hiện đại đã vô tình chấp nhận nó là thật trong một thời gian.
Do sự dạy dỗ đa dạng trong các sách phúc âm thứ kinh này mà một số học giả thích nói về "Cơ Đốc giáo thời kỳ đầu", ngụ ý rằng không bao giờ có một giáo lý duy nhất, thống nhất, chính xác, có thẩm quyền về Chúa Giê-xu nhưng mà mỗi nhóm thu thập một phần sự thật cho phù hợp với chính nhu cầu của họ. Nhóm mà bây giờ chúng ta gọi là chính thống là nhóm cuối cùng đã đạt được sự nổi bật; do đó, các sách phúc âm mà họ ưa thích (các sách phúc âm kinh điển) đã được chấp nhận là có thẩm quyền trong khi các sách phúc âm khác bị loại bỏ. Đây thực chất là tiền đề đằng sau cuốn tiểu thuyết The DaVinci Code của Dan Brown. Những lý thuyết như vậy mâu thuẫn với thực tế là Hội Thánh đầu tiên đã nhận được "đức tin đã truyền cho các thánh đồ một lần đủ cả" (Giu-đe 1:3).
Khi điều tra sâu hơn, chúng ta thấy rằng các sách phúc âm thứ kinh trình bày một số quan điểm khác biệt nhất về Chúa Giê-xu là ai và những gì Ngài đã dạy được viết muộn hơn nhiều so với các sách phúc âm kinh điển. Không có bằng chứng cho những quan điểm họ trình bày trong các tác phẩm khác của Hội Thánh đầu tiên. Các học giả mà đặt tất cả các sách phúc âm ngang hàng nhau có xu hướng phê bình gay gắt các sách phúc âm kinh điển và thích nghi quá mức với các sách phúc âm thứ kinh.
Các sách phúc âm thứ kinh hiện còn đều có sẵn trên mạng cho bất cứ ai muốn đọc chúng. Để phân tích phúc âm một cách uyên thâm về các sách phúc âm thứ kinh, chúng tôi khuyên bạn nên đọc Fabricating Jesus: How Modern Scholarship Distorts the Gospels của Craig Evans, và để giải thích ở mức độ phổ biến hơn, chúng tôi đề nghị bạn đọc Chương 1 của quyển The Case for the Real Jesus của Lee Strobel.
Phúc âm thứ kinh là gì?