settings icon
share icon
Câu hỏi

Làm sao để tôi có thể say mê Chúa?

Trả lời


Câu hỏi này phù hợp với điều răn lớn nhất của Chúa, được tìm thấy trong Phục truyền luật lệ ký 6:4-5, để yêu mến Chúa của chúng ta với tất cả con người chúng ta. Đây là một số hướng dẫn về cách mang lại điều đó từ Kinh thánh:

1) Điều đó không cần phải nói rằng chúng ta không thể yêu người mà chúng ta không biết. Để biết Chúa và những gì Ngài đã làm cho bạn. Trước khi điều răn phải yêu Chúa được ban cho trong Phục Truyền luật lệ ký 6:5, mạng lệnh đã được ban ra, "Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai." Một khía cạnh của tuyên bố này là Ngài là duy nhất, chúng ta càng hiểu rõ Ngài như thế nào, chúng ta sẽ càng dễ dàng yêu mến Ngài với toàn bộ con người chúng ta. Điều đó cũng liên quan đến việc nhận biết những điều Ngài làm cho chúng ta. Một lần nữa, trước khi điều răn thứ nhất được ban ra trong Xuất ê díp tô ký 20:3, Đức Chúa Trời đã chứng tỏ những gì Ngài đã làm cho dân Y-sơ –ra –ên để đem họ ra khỏi sự nô lệ ở Ai-cập. Tương tự , trong Rô-ma 12:1-2, mạng lệnh dâng đời sống chúng ta như của lễ sống đã được mở đầu bằng từ vậy – có nghĩa là nhắc nhở chúng ta về tất cả sự thương xót Của Chúa trên chúng ta được ghi lại trong những phân đoạn phía trước.

Để lớn lên trong tình yêu Chúa, mỗi người cần phải hiểu rõ về Ngài. Chúa đã bày tỏ Ngài qua thiên nhiên (Rô-ma 1), những còn nhiều hơn qua Lời Ngài. Chúng ta cần biến việc học Kinh Thánh mỗi ngày như là thói quen không thể bỏ — nhiều như là một phần trong cuộc sống của chúng ta như việc ăn uống hằng ngày. Chúng ta sẽ làm tốt được việc này nếu như nhớ rằng Kinh thánh còn quý hơn một quyển sách; đó thực sự chính là lá thư tình mà Đức Chúa Trời gửi đến cho chúng ta, bày tỏ tình yêu của Ngài cho chúng ta qua nhiều thế kỷ, đặc biệt là thông qua chức vụ của Chúa Giê-xu, con Ngài. Chúng ta phải đọc Kinh Thánh như là lá thư từ Chúa, hãy cầu xin Đức Thánh Linh Ngài nhắc nhở tấm lòng chúng ta về những gì Chúa muốn chúng ta học được từ lời Chúa cho ngày hôm đó. Việc ghi nhớ những câu gốc quan trọng và những thông điệp là vô cùng cần thiết, cũng như là việc chúng ta nghĩ cách để áp dụng những gì mình đã học (Giô-suê 1:8)

2) Theo gương Chúa Giê-xu về việc cầu nguyện kiên trì không thôi. Khi chúng ta nhìn vào cuộc đời Chúa Giê-xu cũng như là của Đa-ni-ên và những người khác có tấm lòng yêu Chúa, chúng ta thấy sự cầu nguyện là một thành phần quan trọng trong mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời (Ngay cả khi đọc lướt qua các sách Phúc Âm và sách của Đa-ni-ên đã bày tỏ điều đó). Cũng như với việc học Kinh Thánh, cầu nguyện – cách trò chuyện thân mật và gần gũi với Chúa- là rất cần thiết. Bạn không thể tưởng tượng được nếu một người nam và một người nữ đang yêu nhau lại không trò chuyện, cũng vậy lời cầu nguyện không thể bị bỏ qua mà không trông chờ gì về tình yêu của người ấy dành cho Chúa trở nên lạnh nhạt. Cầu nguyện là một trong những binh giáp chống lại kẻ thù lớn nhất của chúng ta (Ê-phê-sô 6:18). Chúng ta có mong muốn yêu Chúa, nhưng chúng sẽ thất bại trong bước đi của mình mà không có sự cầu nguyện (Ma-thi-ơ 26:41).

3) Cùng bước với Chúa ngay bây giờ. Đa-ni-ên và ba người bạn đã chọn việc vâng lời Chúa và từ chối thỏa hiệp ngay cả những thực phẩm mà họ ăn (Đa-ni-ên 1). Những người khác bị bắt từ Giu–đa qua Ba-by-lôn như tù binh với họ đã nhượng bộ và không bao giờ được nhắc lại. Khi tù binh chiến tranh Do Thái lúc đó bị kết án một cách dữ dội, thì chỉ có duy nhất những người này dám đứng lên vì Chúa (Đa-ni-ên 3 và 6). Để đảm bảo rằng chúng ta sẽ say mê Chúa luôn luôn, chúng ta cần phải đi với Ngài ngay bây giờ và bắt đầu vâng lời Chúa từ những bài kiểm tra nhỏ nhất! Phi-e-rơ đã học điều này một cách khó khăn bằng việc theo Chúa "từ xa," thay vì tự nhận mình để được đi gần với Chúa trước cám dỗ khiến ông chối Chúa (Luca 22:54). Chúa phán rằng của cải con người ở đâu thì lòng chúng ta cũng ở đó. Vì chúng ta đầu tư cuộc sống của mình cho Chúa qua việc phục vụ Chúa và cuối cùng cam chịu sự bắt bớ vì Chúa, của cải của chúng ta khi đó sẽ ở cùng với Chúa , và tấm lòng của chúng ta cũng vậy (Ma-thi-ơ 6:21).

4) Loại bỏ sự cạnh tranh. Chúa Giê-xu phán chẳng thể nào có hai chủ (Ma-thi-ơ 6:24). Chúng ta bị cám dỗ để yêu thế gian (những điều làm vui thích đôi mắt, khiến chúng ta cảm thấy tốt về bản thân và thỏa mãn những ham muốn xác thịt, I Giăng 2:15-17). Gia-cơ nói rằng tìm cách để nắm giữ thế gian và làm bạn với nó là thù địch(chống nghịch) lại với Đức Chúa Trời và ngoại tình thuộc linh (Gia-cơ 4:4). Chúng ta cần phải loại bỏ những thứ trong cuộc sống của chúng ta (những người bạn dẫn chúng ta đi sai đường, những điều chiếm hết thời gian và sức lực của chúng ta và ngăn chúng ta phục vụ Chúa một cách trọn vẹn hơn, theo đuổi danh vọng, theo đuổi của cải và theo đuổi những thỏa mãn về thuộc thể và cảm xúc). Chúa hứa rằng nếu chúng ta theo Chúa, Ngài không chỉ sẽ cung cấp những nhu cầu của chúng ta (Ma-thi-ơ 6:33) mà còn ban cho những gì lòng mình ước ao (Thi Thiên 37:4-5).

5) Nếu đi lạc, hãy bắt đầu làm những gì đã giúp bạn lớn lên trong tình yêu với Chúa ngay từ điểm ban đầu. Nó không phải là hiếm khi có những chỗ trũng trong mối quan hệ. Phi-e-rơ đã thất bại (Lu-ca 22: 54-62), và Đa-vít cũng đã rơi vào chỗ trũng của mình (2 Sa-mu-ên 11), nhưng họ đã đứng dậy và theo Chúa một lần nữa. Chúa Giê-xu, trong Khải huyền 2:4, nói rằng đó không phải là trường hợp "đánh mất" tình yêu của một người mà là "rời bỏ" tình yêu của một người. Cách chữa trị là làm "những việc ban đầu", những điều đã khiến người ta yêu mến Chúa ngay chỗ bắt đầu. Điều này sẽ bao gồm những mục được đề cập ở trên. Bước đầu tiên trong việc này là xưng tội và nhận được sự tha thứ và phục hồi mối tương giao là kết quả của lời xưng tội đó (1 Giăng 1:9). Không còn nghi ngờ gì Chúa sẽ ban phước cho việc theo đuổi tình yêu cho Ngài và Ngài sẽ tôn vinh danh của Ngài thông qua nó.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Làm sao để tôi có thể say mê Chúa?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries