Câu hỏi
Sự làm cho vinh hiển là gì?
Trả lời
Câu trả lời ngắn gọn là "sự làm cho vinh hiển" là sự loại bỏ tội lỗi cuối cùng của Đức Chúa Trời khỏi đời sống của các thánh đồ (tức là, tất cả những người được cứu) trong trạng thái đời đời (Rô-ma 8:18; II Cô-rinh-tô 4:17). Khi Đấng Christ đến, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Rô-ma 5:2) — Sự tôn kính, ngợi khen, uy nghi và thánh thiện của Ngài — sẽ được nhận ra trong chúng ta; thay vì là những người hay chết bị gánh nặng với bản chất tội lỗi thì chúng ta sẽ được biến đổi thành những vị thần bất tử thánh khiết với sự tiếp cận trực tiếp và không bị cản trở đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời, và chúng ta sẽ được hưởng sự hiệp thông thánh với Ngài suốt đời đời. Khi xem xét sự làm cho vinh hiển, chúng ta nên tập trung vào Đấng Christ, vì Ngài là "niềm hy vọng được ban phước" của mỗi Cơ Đốc nhân (Tít 2:13). Ngoài ra, chúng ta có thể xem sự vinh làm cho hiển cuối cùng là đỉnh cao của sự thánh hóa.
Sự làm cho vinh hiển cuối cùng phải chờ đợi sự hiển hiện trong vinh quang của Đức Chúa Trời và Cứu Chúa vĩ đại của chúng ta Chúa Giê-xu Christ (Tít 2:13; I Ti-mô-thê 6:14). Cho đến khi Ngài trở lại, chúng ta vẫn mang gánh nặng tội lỗi và tầm nhìn thuộc linh của chúng ta bị méo mó vì sự rủa sả. "Hiện nay chúng ta chỉ thấy qua gương một cách mập mờ; đến lúc ấy, chúng ta sẽ thấy mặt đối mặt. Hiện nay tôi biết có giới hạn; đến lúc ấy, tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy" (I Cô-rinh-tô 13:12). Mỗi ngày, chúng ta cần phải luôn luôn nhờ cậy Thánh Linh để làm chết đi "xác thịt" (tội lỗi) trong chúng ta (Rô-ma 8:13).
Làm thế nào và khi nào chúng ta sẽ được làm cho vinh hiển cuối cùng? Lúc tiếng kèn cuối cùng, khi Chúa Giê-xu đến, các thánh sẽ trải qua một sự biến đổi cơ bản, ngay lập tức ("nhưng tất cả sẽ được biến hóa trong khoảnh khắc, trong nháy mắt" — I Cô-rinh-tô 15:51,52), lúc đó "bản chất hư nát" sẽ mặc lấy "bản chất không hay hư nát" (I Cô-rinh-tô 15:53). Tuy nhiên, II Cô-rinh-tô 3:18 chỉ rõ rằng, trong một ý nghĩa huyền bí, "tất cả chúng ta," trong hiện tại, "để mặc trần" để "chiêm ngưỡng vinh quang của Chúa" và đang được biến đổi thành hình ảnh của Ngài "từ vinh quang đến vinh quang" (II Cô-rinh-tô 3:18). Sợ có ai đó tưởng tượng rằng sự chiêm ngưỡng và sự biến đổi này (là một phần của sự thánh hóa) là việc làm của những người đặc biệt thánh thiện nên Kinh Thánh bổ sung thêm một chút thông tin sau: "Vì điều này đến từ Chúa là Thánh Linh". Nói cách khác, đó là một phước lành được ban cho mọi tín đồ. Điều này không ám chỉ đến sự vinh hiển cuối cùng của chúng ta mà là một khía cạnh của sự thánh hóa mà Thánh Linh đang biến đổi chúng ta ngay bây giờ. Đến với Ngài là sự ngợi khen cho công việc của Ngài trong việc thánh hóa chúng ta trong Thánh Linh và trong lẽ thật (Giu-đe 24-25; Giăng 17:17; 4:23).
Chúng ta nên hiểu điều Kinh Thánh dạy về bản chất của vinh hiển — cả vinh hiển không vượt trội hơn của Đức Chúa Trời và sự chia sẻ của chúng ta trong sự sắp đến của Ngài. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời không chỉ đề cập đến sự sáng không thể đến gần được mà Chúa đang ở (I Ti-mô-thê 6:15-16), mà còn đề cập đến vinh hiển Ngài (Lu-ca 2:13) và sự thánh thiện. Chữ "Mình" được đề cập trong Thi thiên 104:2 là cùng một Đức Chúa Trời được nhắc tới trong I Ti-mô-thê 6:15-16. Ngài "mặc sự sang trọng và uy nghi," che phủ chính Ngài "bằng ánh sáng như chiếc áo" (Thi-thiên 104:1,2; xem 93:1; Gióp 37:22; 40:10). Khi Chúa Giê-xu trở lại trong vinh hiển lớn lao của Ngài để thi hành sự phán xét (Ma-thi-ơ 24:29-31; 25:31-35), Ngài sẽ làm như vậy với tư cách là Đấng Tối Cao duy nhất có quyền thống trị đời đời (I Ti-mô-thê 6:14-16).
Những tạo vật không dám nhìn vào sự vinh hiển tuyệt vời của Đức Chúa Trời, giống như Ê-xê-chi-ên (Ê-xê-chi-ên 1:4-29) và Si-môn Phi-e-rơ (Lu-ca 5:8), Ê-sai đã bị kinh sợ bởi sự tự ghê tởm bản thân trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời toàn năng. Sau khi Sê-ra-phim tuyên bố, "Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Đức Giê-hô-va vạn quân! Khắp đất đầy dẫy vinh quang Ngài!". Ê-sai nói, "Khốn cho tôi! Tôi chết mất! Vì tôi là người có môi ô uế ở giữa một dân có môi ô uế, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân!" (Ê-sai 6:4). Ngay cả sê-ra-phim cũng cho thấy rằng họ không xứng đáng để chiêm ngưỡng vinh quang thiêng liêng, nên họ che mặt bằng đôi cánh của họ.
Vinh quang của Đức Chúa Trời có thể được cho là "nặng" hoặc "rất nặng". Từ Do Thái kabod theo nghĩa đen có nghĩa là "nặng hoặc nặng nề". Thông thường, cách sử dụng từ kabod theo Kinh Thánh là theo nghĩa bóng (ví dụ, "chất nặng hay chứa đầy tội lỗi"), từ đó chúng ta có ý tưởng về "sự đè nặng hay sự chồng chất" của một người tôn kính, uy nghi, hoặc đáng kính trọng.
Khi Chúa Giê-xu nhập thể, Ngài đã tiết lộ cả sự thánh thiện "rất nặng" của Đức Chúa Trời và sự trọn vẹn của ân điển và lẽ thật của Ngài ("Ngôi Lời đã trở nên xác thể, sống giữa chúng ta, đầy ân điển và chân lý. Chúng ta đã chiêm ngưỡng vinh quang Ngài, thật là vinh quang của Con Một đến từ nơi Cha" [Giăng 1:14; xem 17:1–5]). Vinh quang được tiết lộ bởi Đấng Christ nhập thể đi cùng với chức vụ của Đức Thánh Linh (II Cô-rinh-tô 3:7); nó không thay đổi và vĩnh cửu (Ê-sai 4: 6-7; xem Gióp 14:2; Thi Thiên 102:11; 103:15; Gia-cơ 1:10). Những sự hiển hiện trước đây của vinh quang Đức Chúa Trời là tạm thời, giống như sự phát ra mờ dần của sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trên gương mặt Môi-se. Môi-se che mặt mình để những người Y-sơ-ra-ên cứng lòng không thể thấy rằng vinh quang đang phai nhạt dần (II Cô-rinh-tô 3:12), nhưng trong trường hợp của chúng ta, tấm màn che đã được gỡ bỏ thông qua Đấng Christ, và chúng ta phản ánh vinh quang của Chúa và tìm kiếm Thánh Linh để trở nên giống như Ngài.
Trong lời cầu nguyện như thầy tế lễ thượng phẩm của Ngài, Chúa Giê-xu đã cầu xin Đức Chúa Trời sẽ thánh hóa chúng ta bởi lẽ thật của Ngài (tức là, làm cho chúng ta thánh thiện; Giăng 17:17); sự thánh hóa là cần thiết nếu chúng ta nhìn thấy vinh quang của Chúa Jêsus và ở cùng Ngài trong sự thông công vĩnh cửu (Giăng 17: 21-24). "Cha ơi, Con muốn Con ở đâu thì những người Cha đã ban cho Con cũng ở đó với Con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu thương Con từ trước khi sáng thế" (Giăng 17:24). Nếu sự vinh hiển của các thánh theo nguyên mẫu được tiết lộ trong Kinh Thánh, thì nó phải đòi hỏi sự chia sẻ của chúng ta trong vinh quang (tức là, sự thánh thiện) của Đức Chúa Trời.
Theo Phi-líp 3:20–21, quyền công dân của chúng ta ở trên trời, và khi Đấng Cứu Rỗi của chúng ta trở lại Ngài sẽ biến đổi thân thể thấp kém của chúng ta "giống như thân thể vinh hiển của Ngài". Mặc dù nó chưa tiết lộ điều chúng ta sẽ là nhưng chúng ta biết rằng khi Ngài trở lại trong vinh quang lớn lao thì chúng ta sẽ giống như Ngài, vì chúng ta sẽ thấy Ngài như Ngài vốn có thật vậy (I Giăng 3:2). Chúng ta sẽ hoàn toàn phù hợp với hình ảnh của Chúa Giê-xu chúng ta và giống như Ngài ở chỗ nhân loại của chúng ta sẽ thoát khỏi tội lỗi và hậu quả của nó. Hy vọng được ban phước của chúng ta sẽ thúc đẩy chúng ta vào sự thánh thiện mà Thánh Linh cho phép chúng ta. "Ai có niềm hi vọng như vậy nơi Ngài thì phải giữ mình thanh sạch, như Ngài là thanh sạch" (I Giăng 3:3).
English
Sự làm cho vinh hiển là gì?