Câu hỏi
Tư duy tích cực có sức mạnh nào không?
Trả lời
Một định nghĩa của tư duy tích cực là "hành động xem xét các quá trình suy nghĩ để xác định những lĩnh vực cần cải thiện, và sau đó sử dụng các công cụ thích hợp để thay đổi những suy nghĩ đó theo hướng tích cực, có mục tiêu". Dĩ nhiên, tư duy tích cực là không sai. Vấn đề liên quan tới "tư duy tích cực" là tin rằng có một số sức mạnh siêu nhiên trong tư duy tích cực. Trong thời kỳ giáo lý sai lệch và thần học suy yếu, sức mạnh của tư duy tích cực đã nổi bật lên như một trong những lỗi phổ biến hơn. Các giáo lý sai lệch đều giống nhau ở chỗ họ lấy tư tưởng con người giả thành chân lý. Một ý tưởng con người như vậy là sức mạnh của tư duy tích cực.
Ý tưởng về sức mạnh của tư duy tích cực được phổ biến rộng rãi bởi Tiến sĩ Norman Vincent Peale trong cuốn sách Sức mạnh của Tư duy Tích cực (1952). Theo Peale, con người có thể thay đổi kết quả và sự việc trong tương lai bằng cách "nghĩ" rằng các điều đó tồn tại. Sức mạnh của tư duy tích cực thúc đẩy sự tự tin và niềm tin vào chính mình; một cách tự nhiên nó sẽ dẫn đến một niềm tin sai lầm trong "luật hấp dẫn", như Peale đã viết, "Khi bạn mong đợi điều tốt nhất, bạn sẽ giải phóng một lực từ trong tâm trí, theo luật hấp dẫn nó có xu hướng mang lại những điều tốt nhất cho bạn." Tất nhiên Kinh Thánh không nói đến việc tâm trí của một người phát ra "lực từ tính" kéo những điều tốt đẹp vào quỹ đạo của một người. Thật vậy, một khái niệm như vậy là phi kinh thánh.
Trong cuốn Sức mạnh của Tư duy Tích cực, Peale đã sử dụng các khái niệm tôn giáo thiếu sót và các thuyết tâm lý chủ quan để đề ra một phiên bản sai lệch về đức tin và hy vọng. Lý thuyết của ông là một phần của phong trào "tự lực", theo đó một người cố gắng tạo ra thực tại của mình với nỗ lực, hình ảnh tinh thần và ý chí của con người. Nhưng thực tại là chân lý, và chân lý được tìm thấy trong Kinh thánh. Con người không thể tạo ra thực tại của riêng mình bằng cách tưởng tượng hoặc suy nghĩ thì nó sẽ tồn tại. Lý thuyết của Peale là thiếu sót bởi vì ông không căn cứ vào chân lý.
Những người ủng hộ thuyết 'sức mạnh của tư duy tích cực' cho rằng nghiên cứu của họ ủng hộ tính hợp lệ của thuyết này. Tuy nhiên, phần chính của dữ liệu nghiên cứu bị tranh luận rộng rãi. Một số phát hiện cho thấy có sự tương quan rõ ràng giữa quan điểm tích cực và kết quả thực hiện, nhưng điều này khác xa với việc suy nghĩ tích cực tạo ra kết quả. Nghiên cứu cho thấy xu hướng của người có thái độ tích cực là có lòng tự trọng cao hơn và kinh nghiệm tốt hơn so với người có quan điểm bi quan. Mặt khác, không có bằng chứng xác thực nào hỗ trợ ý tưởng rằng suy nghĩ có thể điều khiển kết quả. Tư duy tích cực vốn không có sức mạnh thay đổi tương lai.
Mọi ân điển tốt lành từ Đức Chúa Trời được nêu trên (Gia-cơ 1:17), không phải từ sức mạnh của tư duy tích cực. Món quà tốt nhất là được Đức Thánh Linh ngự vào lòng (Luca 11:13). Kinh Thánh cho biết con người không thể tự mình "tốt" theo cách của bản thân (Êsai 64: 6). Điều tốt duy nhất trong chúng ta đến từ sự công bình mà Chúa Jêsus Christ đã ban cho chúng ta (2 Cô-rinh-tô 5:21; Ê-phê-sô 2:1–5; Phi-líp 3: 9). Một khi Đức Thánh Linh ngự trị trong chúng ta thì Ngài bắt đầu thánh hóa, quyền năng biến đổi của Đức Thánh Linh khiến chúng ta trở nên giống Chúa Jêsus hơn (Rô-mă:29-30; 2 Cô-rinh-tô 3:18).
Nếu chúng ta muốn bản thân tốt hơn và có những thay đổi tích cực, chúng ta cần có nhiều hơn so với sức mạnh của tư duy tích cực. Tâm linh đúng đắn luôn luôn bắt đầu và kết thúc bằng mối quan hệ của chúng ta với Đấng Christ. Chính Chúa Thánh Linh là chìa khóa để thay đổi cuộc đời của chúng ta chứ không phải bởi suy nghĩ hay nỗ lực của chúng ta (Rô-ma 8:9; 1 Cô-rinh-tô 6:11; 1 Phi-ê-rơ 1:2). Khi chúng ta tích cực nhờ cậy Thánh Linh thì Ngài sẽ biến đổi chúng ta (Giăng 16:13; 2 Cô-rinh-tô 3:18). Thay vì tìm kiếm sự giúp đỡ từ những chuyện điên rồ, các sách giả tưởng, hoặc một sức mạnh tự tạo ra từ tư duy tích cực thì chúng ta nên dựa vào những gì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta qua Thánh Linh của Ngài: "Chúng ta có ý / tâm trí của Đấng Christ" (I Cô-rinh-tô 2 :16).
English
Tư duy tích cực có sức mạnh nào không?